Kỳ lạ tháng lễ Ramadan
(Cadn.com.vn) - Vào ngày 1-8, hơn 1 triệu tín đồ Hồi giáo trên toàn thế giới đã bước vào tháng lễ Ramadan linh thiêng. Trong tháng lễ Ramadan, tất cả những người Hồi giáo từ 10 tuổi trở lên đều phải nhịn ăn, nhịn uống và kiêng một số sinh hoạt khác từ trước bình minh đến hoàng hôn. Tuy nhiên, lễ hội kéo dài hàng tháng này không phải chỉ có vậy.
Không chỉ là... nhịn ăn
Mà còn là nhịn uống: người Hồi giáo thậm chí không uống một giọt nước nào từ sáng sớm đến chạng vạng tối. Ngoài ra, họ không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì. Họ cũng tránh những sở thích như thuốc lá và quan hệ nam nữ. Tuy nhiên, tháng nhịn ăn Ramadan ở hầu hết các nước Hồi giáo là một sự pha trộn thú vị giữa việc kiêng ăn uống và các bữa tiệc kỷ niệm. Sau một ngày “nhịn hoàn toàn”, hoàng hôn đến, các gia đình tụ tập để ăn bữa tối, bữa đầu tiên và quan trọng nhất trong ngày, gọi là Iftah, sau đó đi nhà thờ, rồi lại về nhà chuẩn bị bữa ăn đêm và bữa sáng sớm ngày hôm sau trước khi mặt trời mọc.
![]() |
Người Hồi giáo dùng bữa Iftah trong một tiệc ăn chung tại đền Dirah tại Riyadh, Saudi Arabia. |
Chà là - thức ăn truyền thống
Theo truyền thống, chà là là thực phẩm đầu tiên được ăn sau một ngày nhịn ăn uống nhằm bổ sung năng lượng bị thiếu hụt. Sau đó, nước trái cây hoặc jallab - một thức uống ngọt làm từ chà là; nước hoa hồng thường được ăn cùng với hạt thông khô và nho khô. Tại Ai Cập, các cửa hàng có xu thế đặt tên những quả chà là chất lượng tốt nhất, xấu nhất nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng và tăng cường tiêu thụ sản phẩm. Năm 2006, rất nhiều người bán hàng ở Ai Cập đã đặt tên loại chà là tốt nhất là Hassan Nasrallah, lãnh đạo nhóm Hezbollah. Năm 2009, Obama được đặt tên cho loại chà là tốt nhất tại Ai Cập sau khi Tổng thống Mỹ có bài phát biểu tại Cairo hồi tháng 6 bày tỏ mong muốn cải thiện quan hệ giữa Mỹ và người Hồi giáo khắp thế giới.
![]() |
Chà là được bày bán khắp nơi ở Sudan. |
Đặt tên con trai là Ramadan
Đặt tên con theo tôn giáo thường không thể hiện đức tin. Tuy nhiên, khi người Công giáo sùng đạo đặt tên con để thể hiện niềm tin của họ vào con cái mình, họ thường đặt tên con theo tên của một vị thánh, chẳng hạn như Đức mẹ Maria. Cũng giống như vậy, Ramadan thường là sự chọn lựa hàng đầu để đặt tên cho một bé trai Hồi giáo.
Trường hợp ngoại lệ
Tháng lễ Ramadan bắt buộc người Hồi giáo nhịn ăn và uống từ lúc mặt trời mọc đến hoàng hôn mỗi ngày. Đó được coi là một nguyên tắc “bất khả xâm phạm”. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nguyên tắc này có thể bị phá vỡ. Theo kinh Koran, những người đang bị bệnh, người cao tuổi, người đi du lịch, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, cũng như trẻ em chưa đến tuổi dậy thì, có thể không phải nhịn ăn nếu điều này ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của họ.
Người Sunni, Shiite kết thúc thời gian nhịn ăn khác nhau
Người Hồi giáo Sunni kết thúc thời gian nhịn ăn trong ngày ngay sau lời cầu nguyện maghrib, và thời điểm này bắt đầu ngay khi mặt trời vừa xuống thấp, và bầu trời vẫn còn khá sáng. Người Shiite chờ đợi lâu hơn, mãi cho đến khi những tia sáng cuối cùng đã biến mất cuối đường chân trời.
Ngày bắt đầu tháng lễ thay đổi mỗi năm
Ramadan là tên gọi tháng thứ 9 trong lịch Hồi giáo hay còn gọi là lịch Hilal. Lịch này được tính theo mặt trăng, và bắt đầu có từ ngày 16-7-622 (theo công lịch Gregorian), tức là ngày mở đầu một năm Arab, đánh dấu bằng chuyến đi của Mohamed từ thánh địa
Ramadan - cơ hội cho truyền hình
Ramadan được xem là dịp thu lợi nhuận của các hãng truyền hình. Các hãng truyền hình ở Arab và Thổ Nhĩ Kỳ, trong một năm sẽ sản xuất một bộ phim truyền hình dài 30 tập để chiếu trong 30 đêm diễn ra lễ với hy vọng thu hút người xem nhằm thu lợi nhuận từ quảng cáo cũng như danh tiếng. Tuy nhiên, năm 2011, theo tờ al-Riyadh của
Tục nhịn ăn có trước đạo Hồi
Tục nhịn ăn đã có từ rất lâu, lâu hơn nhiều so với đạo Hồi. Thật vậy, việc nhịn ăn uống đã được đề cập đến trong Kinh thánh tiếng Do Thái và Kinh Tân Ước, cả hai đều có trước nhà tiên tri Muhammad (người được sinh ra vào năm 570). Trong Kinh thánh, Nữ hoàng Esther đã yêu cầu người Do Thái nhịn ăn trong 3 ngày trước khi bà đi thăm chồng bà, nhà vua, và cầu xin ông không giết họ.
![]() |
Các tín đồ Hồi giáo Kashmiri đang cầu nguyện trên đường phố tại Srinagar, Ấn Độ. |
Nhịn ăn dẫn đến… tăng cân
Mặc dù phải nhịn ăn cả ngày, tháng Ramadan lại nổi tiếng là một tháng tăng cân. Bởi vì nhịn ăn và ít hoạt động trong ngày thường dẫn đến việc ăn quá nhiều vào ban đêm. Và ban đêm thì chu trình chuyển hóa thức ăn diễn ra chậm hơn so với ban ngày đã làm cho cơ thể tích trữ chất béo thay vì đốt cháy nó. Ngoài ra, các bữa ăn Iftar của Hồi giáo thường chứa nhiều carbohydrate và thiếu chất dinh dưỡng.
Ramadan - tháng từ thiện
Đóng góp cho tổ chức từ thiện gia tăng đáng kể trong tháng Ramadan, bởi nhiều người Hồi giáo chọn các tổ chức từ thiện để quyên tiền trong tháng Thánh. Nhà thờ Hồi giáo và các tổ chức tôn giáo cung cấp các bữa ăn Iftar miễn phí cho người nghèo vào mỗi buổi tối. Những người Hồi giáo giàu cũng cung cấp cho các gia đình nghèo các túi hoặc giỏ chứa đường, gạo, dầu, trà... trước khi tháng Ramadan bắt đầu.
Thúy Ngọc