Lập hồ sơ khống để chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng của ngân hàng
(Cadn.com.vn) - Sau hơn 1 năm ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Phạm Công Tuấn (1974, trú 118/1-Huỳnh Ngọc Huệ, P. An Khê, Q. Thanh Khê, TP Đà Nẵng - kỹ sư xây dựng), Phạm Minh Thái (1953, tạm trú A4-Ung Văn Khiêm, P. 25, Q. Bình Thạnh, TPHCM), Lý Thị Thùy Trinh (1974, trú 72-Quang Trung, P. 10, Q. Gò Vấp, TPHCM) về tội “LừA đảo chiếm đoạt tài sản”, ngày 27-10-2009, Cơ quan CSĐT (PC15)
hoảng đầu năm 2004, Phạm Minh Thái (Việt kiều Mỹ) - Giám đốc Cty TNHH Nông Việt (tên giao dịch NOVICO), có địa chỉ tại A4-Ung Văn Khiêm đã mời Phạm Công Tuấn - Giám đốc Cty Kiến tạo đầu tư xây dựng và Thương mại 29 (tên giao dịch là Detraco 29) vào TPHCM bàn bạc làm ăn. Tại Cty NOVICO, Phạm Minh Thái và Lý Thị Thùy Trinh - Phó Giám đốc NOVICO) nhờ Tuấn vay vốn ngân hàng (NH) để nhập bò từ
Sau khi tính toán, Tuấn nói giá trị đàn bò này không đủ để thế chấp NH. Tuy nhiên, khi nghe Thái nói hiện mình đang có trang trại chăn nuôi bò tại tỉnh Bình Định nhưng không có giấy tờ và nhờ Tuấn làm giúp thủ tục hợp thức hóa để làm tài sản thế chấp nên Tuấn đã lập khống toàn bộ hồ sơ xây dựng trang trại và xuất hóa đơn khống cho NOVICO về việc Detraco 29 xây dựng trang trại trị giá hơn 3,75 tỷ đồng (chưa có VAT) để Thái lập ủy quyền cho Tuấn cầm cố thế chấp vay NH. Thực tế trang trại chăn nuôi bò tại Bình Định do Cty TNHH xây dựng 46 Bà Rịa Vũng Tàu (ông Lý Xú Há làm giám đốc) bỏ tiền xây dựng cho NOVICO trị giá hơn 1,99 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi xây dựng xong, NOVICO chỉ thanh toán cho ông Há 970 triệu đồng, số tiền trị giá hơn 1 tỷ đồng còn lại Cty này không thanh toán nên Cty TNHH xây dựng 46 không xuất hóa đơn thanh toán toàn bộ công trình cho NOVICO.
Phạm Công Tuấn ngày bị bắt tạm giam. |
Kèm theo các hồ sơ về tài sản thế chấp, Thái và Tuấn còn làm Hợp đồng liên doanh liên kết trong hoạt động sản xuất, kinh doanh số 01 ngày 21-1-2003 và các phụ lục hợp đồng số 03 ngày
Từ thủ tục vay vốn này, Chi nhánh NHCT Liên Chiểu đã giải ngân số tiền hơn 10,4 tỷ đồng chia làm 4 đợt. Toàn bộ số tiền vay trên, Tuấn đã chuyển cho NOVICO theo hình thức gọi là góp vốn liên doanh - liên kết để hưởng lợi ăn chia phần trăm theo thỏa thuận tại hợp đồng và các phụ lục hợp đồng liên doanh, liên kết giữa hai bên. Quá trình thực hiện hợp đồng, NOVICO đã trả cho Cty kiến tạo số tiền hơn 3,2 tỷ đồng. Về số tiền hơn 10 tỷ đồng đã vay của NH, cho đến nay Cty Detraco 29 mới chỉ trả được hơn 3 tỷ đồng (ngày trả cuối cùng là 22-11-2007), hiện Cty này còn nợ quá hạn hơn 7,4 tỷ đồng tiền gốc và không có khả năng chi trả.
Theo tài liệu thế chấp vay tiền tại NH đối với 1.252 con bò có nguồn gốc nhập khẩu qua cảng TPHCM (có 5 phiếu nhập kho) được đưa về nuôi tại Bến Cát (Bình Dương) và 324 con (2 phiếu nhập kho) mua của Cty NOVICO Hà Tây, nhập khẩu qua cảng Hải Phòng đưa về nuôi tại trại nuôi Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc), CQĐT đã xác định rằng, thực tế từ tháng 3-2002 đến tháng 11-2003, NOVICO nhập bò từ Australia về 3 đợt với tổng số bò là 2.861 con cho nhiều đơn vị, trong đó NOVICO có 672 con. Số bò này được đưa về nuôi tân đáo tại trại Bến Cát, sau đó xuất bán cho nhiều đơn vị, số còn lại chuyển về trại Tóc Tiên, H. Châu Thành (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) - trại của NOVICO là 245 con.
Sau khi giải thể trại Tóc Tiên, số bò còn lại khoảng 160 con được chuyển đến trại Nhơn Tân. Đối với số bò nhập của Cty NOVICO Hà Tây, thực tế Cty NOVICO Hà Tây có ký hợp đồng ủy thác cho Cty NOVICO nhập khẩu về để nuôi, nhưng khi nhập về kiểm tra thấy bò không đạt chất lượng nên Cty chỉ mua một ít, còn lại Cty xuất trả 324 con theo 2 hóa đơn số 0020655 và 0020656 cho NOVICO TPHCM, số bò này Thái đưa đi đâu không rõ. Tuy nhiên, Cty NOVICO TPHCM đã làm 2 phiếu nhập kho số 06, 07 là nhập về Bình Định. Xác minh tại trại nuôi tân đáo Tam Đảo (Vĩnh Phúc) của NOVICO TPHCM, Chi cục Thú y tỉnh Vĩnh Phúc chỉ cấp 11 giấy phép với số lượng 220 con (thực tế là 218 con) cho NOVICO vận chuyển bò từ trại nuôi tân đáo Tam Đảo về Bình Định.
Tiến hành xác minh tại BQL khu chăn nuôi trang trại bò sữa tập trung tại Nhơn Tân thuộc Trung tâm Khoa học Kỹ thuật vật nuôi tỉnh Bình Định, CQĐT đã xác định được rằng: theo báo cáo của NOVICO với BQL, đến ngày 15-6-2005, tổng đàn bò là 537 con, nhưng thực tế năm 2004, Cty đã xuất bán, loại thải bán thịt và bò bị chết là 271 con. Ngoài ra, BQL còn cho biết thêm là theo chỉ tiêu đến tháng 6-2005, đàn bò phải đạt số lượng 800 con, nhưng NOVICO đã không nhập bò về để đủ chỉ tiêu này. Được biết, từ khi thành lập, thời điểm cao nhất bò có tại trại cũng chưa đến 600 con.
Lý Thị Thùy Trinh - người lập 7 phiếu nhập bò về kho dùng thế chấp vay thừa nhận là đã ký khống, thực tế không có bò nhập về trại chăn nuôi tại xã Nhơn Tân như nội dung ghi trong 7 phiếu nhập kho. Cũng theo lời khai của Phạm Anh Quân (1964, trú tổ 14, khu phố Kim Sơn, TT Long Thành, Đồng Nai) - trưởng trại chăn nuôi của NOVICO tại xã Nhơn Tân thì theo sự chỉ đạo của Thái, Quân có ký khống vào 7 phiếu nhập kho, với tư cách là người nhận bò, nhưng thực tế không có bò nhập. Từ tháng 10-2003 thì số bò có tại trại này khoảng 100 con, Quân trực tiếp đem từ trại Tóc Tiên ra khoảng 160 con và đưa từ trại Tam Đảo vào khoảng 140 con.
Tổng cộng số bò tại thời điểm NH vào thẩm định chỉ khoảng 400 con chứ không có 1.252 con như hồ sơ cầm cố thế chấp vay. Liên quan đến việc thẩm định hồ sơ cho vay thì Nguyễn Văn Toàn (1968, trú tổ 22, P. Hòa Khánh Bắc, Q. Liên Chiểu) - cán bộ tín dụng của NHCT Liên Chiểu thừa nhận: do đàn bò đang chăn thả trên đồng cỏ diện tích rộng 67,5ha nên khi tổ chức thẩm định tài sản thế chấp thì chỉ xem qua đàn bò và ước chừng chứ không kiểm đếm cụ thể và không biết được số lượng chính xác(?!).
Với nội dung, tình tiết nêu trên cùng lời khai của các bị can và các đối tượng có liên quan, Cơ quan CSĐT
Bài, ảnh: Doãn Hùng