Lehman Brothers sụp đổ tác động như thế nào đối với kinh tế Mỹ và thế giới?
(Cadn.com.vn) - Hệ thống tài chính Hoa Kỳ được đặt trong tình trạng báo động sau ngày "chủ nhật đen" vừa qua với 3 sự kiện: ngân hàng đầu tư doanh nghiệp hàng thứ tư của Mỹ Lehman Brothers tuyên bố khánh tận, Bank of America mua lại Merrill Lynch đang bị thua lỗ nặng nề, và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phải mở kho bạc để giới hạn phần nào thiệt hại. Theo nhận định của Peter Kenny, Tổng Giám đốc Cty quản trị Knight Equity Markets tại New York, "hệ thống tài chính Mỹ ý thức được rằng nền móng của hệ thống đang lung lay một cách nguy hiểm chưa từng thấy”. Tháng 3 năm nay, chính quyền G.W.Bush đã buộc phải cứu Bear Stearns với ngân phiếu 30 tỷ USD và cuối tuần trước cũng chi ra 200 tỷ USD để cứu hai ngân hàng Fannie Mae và Freddie Mac, tất cả đều thua lỗ vì tín dụng rủi ro.
Riêng việc Ngân hàng đầu tư Lehman Brothers có bề dày lịch sử 158 năm hoạt động của Mỹ, trong quý 3-2008 bị thua lỗ gần 4 tỷ USD, tuyên bố phá sản cuối tuần qua, sau khi Ngân hàng Bank of America và Barclays Plc của Anh quyết định không mua lại ngân hàng này. Sự sụp đổ của Lehman Brothers và Merrill bán lại cho Bank of America sẽ tạo ra một cơn sóng thần thất nghiệp tại Wall Street với ít nhất 100 ngàn công ăn việc làm có nguy cơ bị dẹp bỏ, đồng thời tạo ra phản ứng tiêu cực cả thị trường chứng khoán thế giới.
Lehman Brothers có thời là ngân hàng đầu tư lớn thứ tư ở Mỹ. Nhưng chuyên gia phân tích thị trường Hugh Johnson nói rằng các vụ đầu tư xấu về địa ốc và các lĩnh vực khác đã đưa đến tình trạng các cổ phần của Lehman sụt giá một cách thê thảm. Ông Johnson nói: “Cũng giống như nhiều ngân hàng đầu tư và các ngân hàng khác, nói thẳng ra, Lehman thực sự bị kẹt vào những ảo vọng về nhà đất, nhưng như mọi ảo vọng, ảo vọng đã chấm dứt và nay ta thấy rõ mặt tiêu cực của cái ảo vọng đó”. Ngay trong ngày 15 và 16-9, do ảnh hưởng dây chuyền, tất cả các sàn giao dịch tại Châu Âu và những thị trường chứng khoán tại Châu Á không nghỉ Tết Trung thu đều bị mất giá. Thị trường tài chính
Các thị trường chứng khoán Nhật, Hồng Kông, Hàn Quốc đóng cửa vì nghỉ lễ, trong lúc đó Ấn Độ giảm 3.4%, Đài Loan giảm 4.1% và Singapore giảm 3.2%. Riêng thị trường
![]() |
Thị trường chứng khoán Mỹ chao đảo |
Các nhà đầu tư nay chuyển sang mua vàng, mà hiện giá trị vàng đang tăng mạnh ở thị trường
Ngay trong đêm 15-9, Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản cho biết họ ra lệnh cho Lehman Brothers Japan Inc. ngừng ngay lập tức tất cả các hoạt động kinh doanh ngoại trừ việc trả nợ cho khách hàng. Được biết lệnh cấm này có hiệu lực ngay sau khi Lehman Brothers nộp đơn bảo hộ phá sản tại
Một tác động ngược chiều xem ra có vẻ có lợi là giá dầu thô thế giới đã giảm mạnh do sự lo ngại trên thị trường toàn cầu sau khi Ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ đồng thời những diễn biến tài chính làm tăng mối lo ngại đối với thể trạng của nền kinh tế Mỹ. Tại New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 10 đã giảm tới 5,47 USD/thùng và đóng cửa ở mức 95,71 USD/thùng. Tại London, giá dầu thô Biển Bắc giao tháng 10 cũng giảm 5,20 USD/thùng, đóng cửa ở mức 92,38 USD/thùng.
Nhằm để trấn an dân chúng, thị trường tài chính và các nền kinh tế trên thế giới sau sự kiện Lehman Brothers sụp đổ, Tổng thống Mỹ G.W.Bush đã có cuộc họp báo khẩn tại Nhà Trắng ngày 15-9. Tổng thống Bush nói: “Trong giai đoạn ngắn hạn, các điều chỉnh trên thị trường tài chính có thể gây ra những khó khăn lớn đối với những ai đang lo ngại về đầu tư của mình lẫn nhân viên của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Trong dài hạn, tôi tin chắc là thị trường vốn của chúng ta vẫn linh động và dẻo dai, và có thể đối phó được với những điều chỉnh này”. G.W.Bush nhấn mạnh: “Chúng tôi đang nỗ lực giảm thiểu tình trạng rối loạn của thị trường tài chính và ngăn chặn ảnh hưởng lan rộng của các diễn tiến trong thị trường tài chính”. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson cũng nói rằng: Thị trường đang đi qua một giai đoạn đầy sóng gió, tuy nhiên người dân Mỹ nên tin tưởng vào sự vững mạnh và tiềm năng dẻo dai của hệ thống tài chính của Mỹ; hiện nay nhiều biện pháp đã được áp dụng để bảo đảm sự ổn định trên thị trường tài chính kể cả những biện pháp phối hợp với các giới chức ở nước ngoài. Bộ trưởng Paulson nói: “Theo tôi thì điểm mà chúng ta đang tập trung vào đó là tương lai. Và tương lai của chúng ta là ổn định và trật tự trong thị trường tài chính, và chúng ta đang làm việc để nỗ lực vượt qua giai đoạn sóng gió hiện nay”.
Lê Diệu Nguyên
(tổng hợp)