Người dân cần chủ động đến các điểm tiêm vaccine phòng COVID-19
Lãnh đạo TP nhận định, Đà Nẵng đã qua đỉnh dịch, số ca nhiễm mới đang có dấu hiệu giảm dần trong vòng 1 tháng qua. Tuy nhiên, khi mở cửa trở lại hoạt động du lịch, du khách trong và ngoài nước sẽ tìm đến, nguy cơ lây lan cũng sẽ cao hơn nên các đơn vị, địa phương phải luôn nêu cao tinh thần cảnh giác với dịch bệnh.
Phó chủ tịch UBND TP yêu cầu ngành Y tế cần đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19. “Mặc dù, TP đi trước các tỉnh, thành khác trong việc tiêm mũi 2, đồng thời tỷ lệ tiêm mũi 2 cũng cao nhưng tiến độ tiêm mũi 3 hiện nay đang chậm, khó đoạt kế hoạch. Theo tiến độ của Trung ương, hết quý I-2022, trên 90% người dân sẽ được tiêm mũi 3 nhưng tỷ lệ tiêm mũi 3 của TP còn thấp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này, trong đó có việc người dân vẫn chưa tự giác đến các điểm để được tiêm chủng vì cho rằng mình đã mắc COVID-19 rồi thì sẽ không tái nhiễm nữa. Sở TT&TT cần phải đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu rõ lợi ích của việc tiêm vaccine. Các địa phương cũng cần tiến hành vận động người dân đi tiêm”, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Thị Kim Yến nhấn mạnh.
Song song đó, lãnh đạo TP đề nghị, Sở Y tế báo cáo Ban Chỉ đạo về những khó khăn, vướng mắc để kịp thời giải quyết quyền lợi cho lực lượng y tế tham gia làm nhiệm vụ trong việc hỗ trợ F0 điều trị tại nhà; Sở Du lịch nắm thông tin tình hình dịch cũng như quy định của các nước trên thế giới báo cáo Ban Chỉ đạo nắm trong quá trình mở cửa hoạt động du lịch, đón khách quốc tế.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP, trong ngày, Đà Nẵng ghi nhận 678 ca mắc COVID-19, trong đó có 593 ca cộng đồng. Đến nay, TP đã tiêm 2.609.500 mũi vaccine, trong đó có 983.608 mũi 1, 969.881 mũi 2 và 656.011 mũi 3.
l Ngày 24-3, cả nước ghi nhận 120.000 ca mắc COVID-19, giảm 7.886 ca so với ngày trước đó. Theo Bộ Y tế, trong số 120.000 ca nhiễm mới, có 8 ca nhập cảnh; 119.992 ca ghi nhận trong nước (giảm 7.886 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 84.819 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (12.485 ca); Đắk Lắk (4.463 ca); Bắc Ninh (4.292 ca); Phú Thọ (4.277 ca); Nghệ An (4.184 ca); Yên Bái (3.995 ca); Bắc Giang (3.991 ca); Lào Cai (3.974 ca); Lạng Sơn (3.738 ca); Hải Dương (3.459 ca); Thái Bình (3.235 ca); Quảng Bình (3.046 ca); Sơn La (2.953 ca); Vĩnh Phúc (2.887 ca); Bình Dương (2.857 ca); Hà Giang (2.838 ca); Thái Nguyên (2.794 ca); Quảng Ninh (2.669 ca); Cà Mau (2.440 ca); Hưng Yên (2.424 ca); Bình Định (2.422 ca); Hòa Bình (2.398 ca); Tuyên Quang (2.293 ca); Bến Tre (2.132 ca); Điện Biên (2.050 ca); Quảng Trị (1.945 ca); Lâm Đồng (1.927 ca); Vĩnh Long (1.829 ca); Lai Châu (1.800 ca); Cao Bằng (1.789 ca); Hà Nam (1.659 ca); Bắc Kạn (1.619 ca); Kon Tum (1.494); Tây Ninh (1.485); Ninh Bình (1.296 ca); Bình Phước (1.258 ca); Thành phố Hồ Chí Minh (1.241 ca); Nam Định (1.120 ca); Phú Yên (1.059 ca); Trà Vinh (1.047 ca); Hà Tĩnh (998 ca); Đắk Nông (873 ca); Thanh Hóa (848 ca); Bà Rịa - Vũng Tàu (838 ca); Quảng Ngãi (792 ca); Khánh Hòa (730 ca); Đà Nẵng (678 ca); Thừa Thiên - Huế (677 ca); Hải Phòng (635 ca); Bình Thuận (528 ca); Quảng Nam (350 ca); Bạc Liêu (218 ca); Đồng Nai (179 ca); Kiên Giang (179 ca); An Giang (161 ca); Long An (142 ca); Cần Thơ (86 ca); Sóc Trăng (61 ca); Đồng Tháp (51 ca); Hậu Giang (50 ca); Ninh Thuận (28 ca); Tiền Giang (26 ca).
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 8.599.751 ca mắc, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 87.002 ca mắc).
Phi Nông