Nhận diện cơ hội và thách thức cho cộng đồng ASEAN
(Cadn.com.vn) - Ngày 15-5, Trường ĐH Duy Tân Đà Nẵng phối hợp với Viện nghiên cứu Đông Nam Á - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và Hội các trường ĐH, CĐ thuộc khối ASEAN (P2A) tổ chức Hội thảo Quốc tế với chủ đề “Cộng đồng ASEAN sau 2015 - Cơ hội và Thách thức”. Đã có hơn 110 bài nghiên cứu từ 26 trường ĐH và Viện nghiên cứu trong và ngoài nước đã gửi tới hội thảo.
ASEAN có một thị trường tiềm năng to lớn, với dân số hơn 612 triệu. Hiện thực hóa Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015 sẽ đưa ASEAN là một khu vực thị trường lớn thứ 3 trên thế giới được hỗ trợ bởi một số lượng dân số lớn thứ 3 (8% tổng dân số thế giới) trong thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ.
Ngoài ra, một sự tăng trưởng đáng kể của các tầng lớp trung lưu sẽ tạo ra một sức mua cao. Tự do hóa thương mại hàng hóa ASEAN sẽ đảm bảo việc cung cấp nguyên liệu, vật liệu thành phẩm trong khu vực vì thuế quan và phi thuế quan ASEAN không còn. Điều kiện thị trường sẽ khuyến khích các nhà sản xuất và các doanh nghiệp sản xuất và phân phối hàng hóa chất lượng cao để cạnh tranh với các sản phẩm từ các nước khác. Mặt khác, người tiêu dùng cũng có một loạt các lựa chọn nhu cầu và khả năng, từ rẻ tiền đến đắt nhất.
Các nhà nghiên cứu, học giả thảo luận tại hội thảo. |
Tiến sĩ Werner R. Murhadi-ĐH Surabaya (Indonesia) nhận định, hội nhập ASEAN khuyến khích mặt tích cực của việc gia tăng các hoạt động kinh tế giữa các nước trong khu vực. Khi AEC được thành lập vào tháng 12-2015, có ít nhất 5 điều sẽ được thực hiện, cụ thể là dòng chảy tự do của hàng hóa, lưu lượng miễn phí của các dịch vụ, lưu lượng miễn phí của đầu tư, dòng vốn tự do và dòng chảy tự do của lao động có tay nghề cao.
Sự hình thành của AEC sẽ tạo cơ hội cho các nước thành viên ASEAN để mở rộng phạm vi quy mô của các nền kinh tế, giảm sự chênh lệch về đói nghèo và KT-XH, tăng sức hấp dẫn như một điểm đến cho các nhà đầu tư và khách du lịch, giảm chi phí giao dịch thương mại và cải thiện thương mại cũng như các cơ sở kinh doanh. Ngoài ra, việc thành lập AEC cũng sẽ cung cấp sự tiện lợi và khả năng tiếp cận thị trường nội khối ASEAN, nâng cao tính minh bạch và tăng tốc độ điều chỉnh các quy định trong nước theo tiêu chuẩn chung.
PGS-TS Hoàng Khắc Nam - Trưởng Khoa Quốc tế học, Đại học KHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng, liên kết kinh tế ASEAN phát triển còn giúp tạo tiền đề và môi trường thuận lợi cho việc khắc phục các bất đồng An ninh-Chính trị, các vướng mắc lịch sử, những khó khăn kinh tế và những vấn đề văn hóa-xã hội. Trong khi đó, thúc đẩy hợp tác văn hóa-xã hội vừa giúp tạo điều kiện cho hợp tác kinh tế, vừa giúp đem lại sự hiểu biết lẫn nhau về chính trị. Hợp tác trong hai lĩnh vực này đều tạo thêm những kênh quan hệ mới. Hơn nữa, chúng đều có nhiều điều kiện thuận lợi để thực thi hơn và cũng ít động chạm hơn so với hợp tác An ninh-Chính trị.
Còn TS Nguyễn Huy Hoàng -Viện Nghiên cứu Đông Nam Á đặt vấn đề: Khi ASEAN đang rất cận kề đến cột mốc xây dựng thành công một cộng đồng kinh tế vào cuối năm 2015 như đã đề ra trong kế hoạch, đã và sẽ có nhiều các cuộc thảo luận về khuôn mẫu, hình hài của AEC hậu 2015. Trong tương lai, ASEAN cần phải tăng cường Bảng ghi điểm kinh tế (economic scorecard) để nó trở thành một công cụ đánh giá khách quan về mức độ hội nhập giữa các thành viên và về sức khỏe kinh tế của khu vực. Bảng ghi điểm này cũng có thể cung cấp các thông tin có liên quan về những ưu tiên khu vực, giúp đạt được tăng trưởng hiệu quả, toàn diện và bền vững. Hơn nữa, những điểm số ghi nhận được cũng tạo động lực giúp cải thiện tình hình bằng cách làm nổi bật những gì có tác dụng và những gì không có tác dụng đối với cộng đồng và khu vực.
Theo đại diện BTC hội thảo, việc làm rõ các cơ hội và thách thức mà cộng đồng ASEAN đang đối diện sau năm 2015 có ý nghĩa rất quan trọng đối với khẳng định tầm nhìn của cộng đồng sau thời điểm đó. Từ các báo cáo khoa học có thể thấy các tác giả đang tập trung xử lý các vấn đề ASEAN cần vượt qua để xây dựng cộng đồng đúng thời hạn vào cuối năm 2015; thực trạng xây dựng cộng đồng ASEAN và 3 trụ cột (Cộng đồng Chính trị - An ninh (APSC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN) từ năm 2003 đến nay; những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện các biện pháp còn lại và làm thế nào để phát huy được những thuận lợi, khắc phục những khó khăn trong quá trình xây dựng và củng cố ASEAN sau năm 2015; đánh gia vai trò, đóng góp của Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển của cộng đồng ASEAN nói chung, từng trụ cột của ASEAN nói riêng cũng như vai trò của hệ thống giáo dục ASEAN sau 2015...
Nguyễn Tuấn