Nhiều bất cập trong thực hiện chính sách bảo hiểm tại Đà Nẵng

Thứ ba, 27/08/2024 09:05

Tình trạng nợ, chậm đóng bảo hiểm của các doanh nghiệp hay việc gian lận, trục lợi bảo hiểm tại Đà Nẵng vẫn phức tạp, còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, những vướng mắc, khó khăn trong hoạt động mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế của các cơ sở y tế đã ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT), dẫn đến quyền lợi của người khám chữa bệnh BHYT chưa được đảm bảo.

Nhiều người lao động không được hưởng quyền lợi bảo hiểm do doanh nghiệp ký hợp đồng vụ việc để trì hoãn tham gia bảo hiểm.
Vướng mắc trong hoạt động mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế của các cơ sở y tế đã ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh BHYT.

Thiếu chế tài xử lý nợ, chậm đóng bảo hiểm

HĐND TP Đà Nẵng vừa công bố báo cáo giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội (BHXH), BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên địa bàn thành phố giai đoạn 2020-2023. Theo đó, tình trạng nợ, chậm đóng bảo hiểm năm 2023 vẫn rất lớn, trên 223 tỷ đồng. Trong đó, số tiền chậm đóng nhiều nhất và tỷ lệ chậm đóng cao nhất thuộc về các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trong giai đoạn này, qua thanh tra đã phát hiện số nợ đọng bảo hiểm hơn 176 tỷ đồng, đến nay các đơn vị đã nộp hơn 97 tỷ đồng. Năm 2023, Tổ thu nợ bảo hiểm liên ngành của thành phố đã mời 925 đơn vị sử dụng lao động lên làm việc, kết quả đã thu hồi hơn 22/82 tỷ đồng nợ bảo hiểm của 440 đơn vị.

Theo BHXH TP, đơn vị thường xuyên kiểm tra, rà soát, xác định tình trạng đơn vị giải thể, phá sản, bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngừng hoạt động, chủ doanh nghiệp bỏ trốn…để kịp thời đối chiếu, đôn đốc trích nộp bảo hiểm đến thời điểm ngừng hoạt động.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn cố tình không ký hợp đồng hoặc ký hợp đồng vụ việc để trì hoãn tham gia bảo hiểm dẫn đến người lao động không được hưởng quyền lợi bảo hiểm theo quy định. Nhiều doanh nghiệp chây ì, trốn tránh trách nhiệm đóng, chậm đóng bảo hiểm với số tiền lớn, thời gian kéo dài như Công ty Cổ phần (Cty CP) Lilama7 (lãi chậm đóng hơn 3,9 tỷ đồng), Cty CP Xây dựng Công trình Giao thông Đà Nẵng (lãi chậm đóng hơn 656 triệu đồng), Cty CP Đầu tư và Dịch vụ Seaprodex (lãi chậm đóng 369 triệu đồng), Cty CP Xây dựng Điện Vneco7 (chậm đóng hơn 1,4 tỷ đồng), Cty CP Xây dựng Điện Vneco6 (chậm đóng hơn 1,7 tỷ đồng). Thống kê cho thấy, số doanh nghiệp chậm đóng tiền lãi chiếm hơn 28% tổng số tiền chậm đóng. Dù vậy, do không thực hiện được việc thanh tra chuyên ngành đối với những đơn vị này đã gây ra nhiều khó khăn trong công tác thu hồi chậm đóng (như Chi nhánh II-Cty CP Công nghiệp Quảng An I tại Đà Nẵng, Cty TNHH Emprie Hospitality).

Người lao động Công ty Quảng An 1 tại Đà Nẵng lãn công vì bị nợ lương và chây ỳ đóng các khoản BHXH cho họ.

Điều đáng nói, quy định liên quan đến xử lý chậm đóng bảo hiểm chưa được sửa đổi, bổ sung, khó thực hiện dẫn đến tình trạng nhiều lao động nghỉ làm nhưng không được hưởng chế độ khi doanh nghiệp tuyên bố phá sản hoặc không đủ điều kiện hoạt động. Đến nay vẫn chưa có cơ chế xử lý cụ thể với đơn vị đã ngừng hoạt động, giải thể, phá sản hoặc chủ sử dụng lao động bỏ trốn, mất tích (bình quân chiếm hơn 22% trên tổng số tiền chậm đóng). Cơ chế khởi kiện, khởi tố, cưỡng chế trích chuyển trực tiếp từ tài khoản đơn vị không thực hiện được.

Một trong những bất cập nổi bật hiện nay là việc thực hiện chế độ, chính sách về bảo hiểm vẫn còn tiềm ẩn các yếu tố, dấu hiệu gian lận, trục lợi quỹ. Như người lao động sử dụng Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hoặc được các cơ sở khám chữa bệnh cấp không đúng quy định để thanh toán chế độ BHXH; trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, có việc làm mới nhưng lại không khai báo để trục lợi quỹ BHTN; mua bán sổ BHXH với mức thấp hơn giá trị thực người lao động sẽ được nhận... Trong khi đó, công tác thu hồi số tiền hưởng trợ cấp thất nghiệp không đúng quy định còn vướng mắc do người lao động không hợp tác hoặc không có mặt tại địa phương, chưa có chế tài xử lý mạnh đối với các trường hợp cố tình gian dối.

Người có BHYT bị ảnh hưởng

Đà Nẵng hiện có hơn 97% (hơn 1,1 triệu người) tham gia BHYT, tuy nhiên một số chế độ BHYT thường xuyên thay đổi, trong khi văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện còn chưa theo kịp với thực tế, nhu cầu đời sống, xã hội, gây khó khăn, lúng túng trong vận dụng triển khai. Cụ thể, những phác đồ, hướng dẫn điều trị, quy trình của Bộ Y tế chưa cập nhật kịp thời làm phát sinh những dịch vụ kỹ thuật không được BHYT thanh toán.

Một số dịch vụ kỹ thuật có triển khai tuy nhiên không có tên trong danh mục kỹ thuật Bộ Y tế nên chưa có giá, vẫn thực hiện cho bệnh nhân mà không thu phí. Thậm chí, thuốc chỉ định cho bệnh nhi có trường hợp thiếu thông tin trong các tờ kê đơn nên không được BHYT thanh toán… Chưa kể, chất lượng khám chữa bệnh của y tế cơ sở hạn chế cả về nhân lực, phương tiện dẫn đến việc người dân vượt tuyến, không sử dụng BHYT khám chữa bệnh ở tuyến cơ sở, gây lãng phí nguồn lực và quỹ BHYT.

Nhiều người lao động không được hưởng quyền lợi bảo hiểm do doanh nghiệp ký hợp đồng vụ việc để trì hoãn tham gia bảo hiểm.

Một thực trạng đáng lo ngại hiện nay là do vướng mắc, khó khăn trong hoạt động mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế của các cơ sở y tế đã ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh BHYT, quyền lợi của người khám chữa bệnh BHYT chưa được đảm bảo. Hiện các bệnh viện tư nhân không tổ chức đấu thầu thuốc, vật tư y tế mà chỉ thực hiện áp giá thầu thuốc, vật tư y tế của Sở Y tế và các bệnh viện công lập nên gặp nhiều khó khăn, nhất là giai đoạn giao thời giữa 2 kỳ đấu thầu. Tức là thầu cũ hết hiệu lực, thầu mới chậm trễ so với kế hoạch nên dẫn đến tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế.

Bên cạnh đó, một số nhà cung ứng thuốc, vật tư y tế không đồng ý cho bệnh viện tư nhân áp giá trúng thầu của Sở Y tế do bệnh viện không tham gia đấu thầu. Do ảnh hưởng của việc thiếu thuốc, vật tư y tế nên chi phí BHYT người bệnh thực thanh toán trong đợt điều trị chưa thể hiện đầy đủ phần chi phí khám, chữa bệnh được hưởng BHYT, điều này gây trở ngại cho việc xây dựng dự toán chi, định mức xuất toán ở năm kế tiếp, khi việc thiếu thuốc, vật tư y tế đã được khắc phục.

Hải Quỳnh

Bảo hiểm Y tế góp phần quan trọng trong thực hiện chính sách an sinh xã hội

Ngày 29-5, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đoàn Ngọc Hùng Anh và Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Kỳ Mình chủ trì Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7-9-2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới” trên địa bàn thành phố (gọi tắt là Chỉ thị số 38).

Tuyên dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị 38 của Ban Bí thư

Ngày 29-5, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đoàn Ngọc Hùng Anh và Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Kỳ Mình chủ trì Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 07/9/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới” trên địa bàn thành phố (gọi tắt là Chỉ thị số 38).

Hé lộ hàng loạt sai phạm tại Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

Như Chuyên đề Công an TP Đà Nẵng đã thông tin, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Huỳnh Tấn Tuấn (Hiệu trưởng) và ông Nguyễn Ba (nguyên Hiệu trưởng Trường CĐ Y tế Quảng Nam) về hành vi: “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ”. Ngoài ra, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam cũng đã khởi tố ông Nguyễn Đức Đón (Trưởng