Những ngày tới Đà Nẵng có khả năng xảy ra mưa lớn, gây ngập lụt, sạt lở
Theo tin của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung Bộ, từ ngày 13 đến 17-11, tại thành phố Đà Nẵng khả năng xảy ra một đợt mưa lớn diện rộng với tổng lượng mưa tại các quận, huyện của thành phố phổ biến 250-450mm, có nơi trên 600mm. Đợt mưa lớn này có khả năng gây ngập diện rộng khu vực thấp trũng và nhiều tuyến đường giao thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Khả năng gây ngập tương tự với đợt ngập ngày 13-15/10/2023 (khoảng 50-70%).
Từ ngày 13-11 đến 18-11, trên các sông thuộc thành phố Đà Nẵng khả năng xuất hiện một đợt lũ. Đỉnh lũ trên các sông thuộc Đà Nẵng ở mức BĐ1 đến BĐ2. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở trên sườn dốc ở huyện Hòa Vang, quận Liên Chiểu, Sơn Trà. Cần đề phòng nguy cơ ngập úng do mưa lớn tại chỗ kết hợp với ngập lụt do lũ trên sông dâng cao kết hợp với triều cường.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ chiều ngày 12-11, vịnh Bắc Bộ, Bắc Biên Đông (bao gôm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi và phía Bắc khu vực giữa Biển Đông có gió Đông Bắc cấp 6-8, giật cấp 8-9.
Để chủ động ứng phó với thiên tai, Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự thành phố đề nghị Chủ tịch UBND các quận, huyện triển khai phương án phòng, chống mưa lớn, ngập lụt, ngập đô thị, lũ quét và sạt lở đất; sẵn sàng triển khai phương án sơ tán nhân dân theo Phương án đã được phê duyệt, lưu ý các khu dân cư đang sống ở những vùng trũng, thấp, vùng ven sông suối, vùng có nguy cơ ngập lụt, ngập đô thị, sạt lở, lũ quét, đặc biệt chú ý các khu vực ven sông Yên, Túy Loan, Cu Đê và các khu vực ngập sâu; tổ chức chốt chặn tại các tuyến đường ngập sâu theo phân cấp quản lý; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn người dân và phương tiện đi lại; chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, vật tư, trang thiết bị, nhu yếu phẩm cần thiết theo phương châm "04 tại chỗ".
Các đơn vị lực lượng vũ trang, UBND các quận, huyện, các sở, ngành kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất đá, đồi núi, lũ quét, ngập lụt, chủ động có giải pháp đảm bảo an toàn người và tài sản; sẵn sàng lực lượng, phương tiện tại các khu vực trọng điểm để kịp thời hỗ trợ người dân sơ tán, cứu hộ, cứu nạn và xử lý các tình huống do thiên tai có thể gây ra.
BCH BĐBP thành phố Đà Nẵng thông báo kịp thời cho các chủ phương tiện, tàu thuyền còn đang hoạt động trên biển biết tin gió mùa Đông Bắc để chủ động phòng tránh; chủ động thực hiện việc quản lý tàu thuyền ra khơi theo quy định; tổ chưc kiểm đếm,quản lý chặt chẽ và giữ thông tin liên lạc với các tàu thuyền, phương tiện đang hoạt động trên biển và những tàu thuyền nhỏ đang hoạt động ven bờ để kịp thời tổ chức ứng cứu khi cần thiết; chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hướng dẫn sắp xếp tàu thuyền neo đậu an toàn tại khu trú tránh bão Âu thuyền Thọ Quang và các điểm neo đậu trú tránh đã được quy hoạch.
Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp UBND các quận, huyện và các đơn vị liên quan chỉ đạo triển khai phương án phòng, chống ngập úng đô thị, khơi thông cống rãnh thoát nước; Các sở chuyên ngành xây dựng chỉ đạo các chủ đầu tư, Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống ngập úng do mưa lớn cho công trình và các khu dân cư do công trình đang thi công dở dang.
Sở GTVTi chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, đảm bảo an toàn và thông suốt các tuyến giao thông chính; khẩn trương rà soát các tuyến đường có nguy cơ sạt lở đất, đá, triển khai ngay các giải pháp an toàn và cảnh báo tại những khu vực nguy hiểm; tham gia điều tiết giao thông tại các khu vực xảy ra ngập úng, sạt lở đất đá...; xử lý, đảm bảo không để ngập úng tại các hầm chui giao thông.
C ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Đà Nẵng tổ chức kiểm tra bảo đảm an toàn các hồ chứa, đặc biệt lựu ý hai hồ chứa Hòa Trung và Đồng Nghệ; Trung tâm Quản lý hạ tầng đô thị tiếp tục triển khai phương án ứng phó với thiên tai cho công trình, vùng hạ du, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp cho đập và hồ chứa nước Nam Mỹ. Vận hành hồ chứa theo đúng quy trình và phương án phòng chống thiên tai đã được phê duyệt; phối hợp với các địa phương thường xuyên kiểm tra, ngăn chặn không cho người dân và phương tiện đi lại trong hồ và hạ du tràn xả lũ.
Sở GD&ĐT, Đại học Đà Nẵng, các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp,... theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa, lũ để quyết định kịp thời các biện pháp đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên, nhất là các vùng trũng thấp, ngập lũ.
Cty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Đà Nẵng tô chức kiếm tra bảo đảm an toàn các hồ chứa, đặc biệt lưu ý hai hồ chứa Hòa Trung và Đồng Nghệ; Trung tâm Quản lý hạ tầng đô thị tiếp tục triển khai phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp cho đập và hồ chứa nước Nam Mỹ. Vận hành hồ chứa theo đúng quy trình và phương án phòng chống thiên tai đã được phê duyệt; phối hợp với các địa phương thường xuyên kiểm tra ngăn chặn, không cho người dân và phương tiện đi lại trong hồ và hạ du tràn xã lũ.
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự thành phố đề nghị Đài Khí tượng thuỷ văn khu vực Trung Trung Bộ thường xuyên, kịp thời cung cấp, cập nhật các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai đến chính quyền các cấp và nhân dân, trong đó tập trung dự báo cụ thể thời điểm, khu vực, phạm vi cấp độ thiên tai, cường độ mưa, nhất là các loại hình thiên tai nguy hiểm diễn biến nhanh và sức tàn phá lớn như mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất đá.
Các sở ngành, UBND các quận huyện theo chức năngnhiệm vụ sẵn sàng lực lượng phương tiện tham gia công tác phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai mưa lũ; tổ chức trực ban nghiêm túc; thường xuyên báo cáo công tác ứng phó và tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra (nếu có) về Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự thành phố.
Bảo Nam