Thông tin thêm về vụ tranh chấp bản quyền mắm “Dì Cẩn”:

Ông Trương Thành Nam có phải con ruột bà Cẩn?

Thứ năm, 07/11/2024 08:00

Ngày 8-6-2024, Chuyên đề Công an TP Đà Nẵng có đăng bài: “Lùm xùm quanh vụ tranh chấp bản quyền mắm Dì Cẩn”, phản ánh việc bà Trương Thị Thanh Minh (1977, trú P. Nam Dương, Q. Hải Châu, Đà Nẵng), đại diện theo ủy quyền của bà Nguyễn Thị Cẩn, tố cáo ông Trương Thành Nam (chủ cơ sở sản xuất mắm Tuyết Hạnh “con trai Dì Cẩn”, trụ sở tại thôn Đông Đức, xã Điện Hòa, TX Điện Bàn, Quảng Nam) có hành vi xâm hại quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu mắm “Dì Cẩn” được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền.

Thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân, ông Nam khai: cha là ông Trương Thành Trung, mẹ là bà Nguyễn Thị Cẩn.
Ông Nam đổi tên thương hiệu từ “con trai dì Cẩn” sang “con trai bà Cẩn”.

Khi vụ việc vẫn chưa có dấu hiệu lắng xuống thì gần đây, bà Minh tiếp tục có đơn gửi các cơ quan chức năng, yêu cầu thu hồi căn cước công dân, do ông Nam có hành vi khai man lý lịch, mạo nhận là con trai bà Cẩn. Theo bà Trương Thị Thanh Minh, nguyên nhân gia đình bà gửi đơn yêu cầu thu hồi căn cước công dân của ông Nam là tránh bị ảnh hưởng xấu đến thương hiệu mắm “Dì Cẩn” do hành vi vi phạm bản quyền gây ra và để mọi người hiểu rõ, đúng hơn về bản chất sự việc cũng như những hệ lụy về pháp lý khác sẽ phát sinh trong tương lai.

Theo bà Minh, cha mẹ bà là ông Trương Thành Trung (1950) và bà Nguyễn Thị Cẩn (1948) có 6 người con, gồm: Trương Thị Thanh Xuân, Trương Thành Đông, Trương Thị Thanh Thu, Trương Thành Tây Hạ, Trương Thanh Bình và Trương Thị Thanh Minh và đều có tên trong hộ khẩu gia đình được Công an quận Hải Châu cấp. Còn ông Nam là con ngoài giá thú của ông Trương Thành Trung (cha bà Minh) với bà Nguyễn Thị T. (1952, trú P. Chính Gián, Q. Thanh Khê, Đà Nẵng).

“Ngoài 6 con ruột, mẹ tôi không nhận bất cứ ai làm con nuôi. Thế nhưng, tại một số giấy tờ liên quan đến nhân hộ khẩu, như: tờ khai CMND ngày 16-6-2009, bản khai nhân khẩu ngày 20-6-1994, bản khai nhân khẩu ngày 4-2-2021, ông Trương Thành Nam đều khai bà Nguyễn Thị Cẩn là mẹ và ông Trương Thành Trung là cha. Nếu so sánh ngày sinh được ghi trong giấy khai sinh của chị Trương Thị Thanh Xuân và ông Trương Thành Nam cho thấy việc khai nhận trên là hoàn toàn bất hợp lý. Cụ thể, chị Xuân sinh ngày 8-11-1968, ông Nam sinh ngày 11-11-1968”.

Do đó, bà Minh cho rằng xét về khoa học, không thể xảy ra trường hợp bà Nguyễn Thị Cẩn sinh con đầu được 3 ngày lại sinh tiếp người con thứ 2… Hơn nữa, các nhân chứng, gồm: bà Trương Thị Quyên (1949, cô ruột ông Nam, trú P. Nam Dương), bà Nguyễn Thị Hoa (1958, dì ruột ông Nam, trú P. Hòa Khánh Nam, Q. Liên Chiểu, Đà Nẵng) đều xác nhận: “Ông Trương Thành Nam không phải con ruột bà Nguyễn Thị Cẩn”.

Trao đổi cùng phóng viên, ông Trương Thành Nam cho biết: “Tôi chỉ biết tôi là con bà Cẩn, còn là con nuôi hay con ruột thì không biết. Tôi khẳng định là cha tôi và bà Cẩn làm giấy khai sinh cho tôi như vậy. Khi còn sống, cha tôi cũng không nói mẹ tôi là ai. Hiện tại, cha tôi đã mất rồi nên không thể kiểm chứng. Trước đây, nghĩ đơn giản mình là con bà Cẩn nên sản xuất, kinh doanh các loại mắm lấy tên “Con trai Bà Cẩn” nhưng khi bị cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam xử phạt do vi phạm bảo hộ độc quyền nên tôi nghỉ…”.

Thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân, ông Nam khai: cha là ông Trương Thành Trung, mẹ là bà Nguyễn Thị Cẩn.

Theo tìm hiểu, hiện tại ông Trương Thành Nam đang làm thủ tục đăng ký thương hiệu mới tên “Con trai Bà Cẩn” xin đăng ký bảo hộ độc quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ và tiếp tục sản xuất, kinh danh các loại mắm. Tuy nhiên, theo bà Minh, để minh chứng sự việc rõ ràng, ông Nam có phải là con ruột bà Cẩn hay không thì họ sẵn sàng đi thử AND…

Như vậy, việc xác định ông Trương Thành Nam có phải con ruột bà Nguyễn Thị Cẩn hay không vẫn và việc đổi tên thương hiệu từ “con trai dì Cẩn” sang “con trai bà Cẩn” vẫn là câu chuyện dài và có vi phạm pháp luật hay không vẫn chưa có hồi kết. Mong rằng các cơ quan chức năng sớm vào cuộc để giải quyết rốt ráo sự việc.

M.T

Lùm xùm quanh vụ tranh chấp bản quyền mắm

Ngày 12-4-2024, Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 43 về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đối với hộ kinh doanh cơ sở sản xuất mắm Tuyết Hạnh

Đón nhận Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý và kỷ niệm 5 năm nghề làm nước mắm Nam Ô được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Chiều 27-6, tại P.Hòa Hiệp Nam (Q.Liên Chiểu), Sở Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng phối hợp UBND Q.Liên Chiểu Công bố quyết định, đón nhận Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý (CDĐL) “Nam Ô” cho sản phẩm nước mắm của TP Đà Nẵng.

Trao giấy chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ cho thêm 5 sản phẩm

Sở Khoa học và Công nghệ TP Đà Nẵng vừa tổ chức lễ công bố và trao Giấy chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp cho 5 sản phẩm của các tổ chức kinh tế tập thể trên địa bàn TP Đà Nẵng,