Phở sắn Quế Sơn
(Cadn.com.vn) - Bên cạnh nghề rèn Thanh Châu, gốm Quế An, thắng cảnh suối Tiên, HÒN Kẽm Đá Dừng, vùng đất Quế Sơn (Quảng Nam) còn được biết đến với nghề làm phở sắn cũng như món phở sắn dân dã, mộc mạc mang đậm tình quê của người vùng trung du. Hiện nay, nghề này đang góp một phần trong công cuộc xóa nghèo tại địa phương.
8 giờ sáng. Dọc hai bên đường vào thôn Thuận An, TT Đông Phú, H. Quế Sơn đã giăng kín những vỉ phở sắn. Cả thôn có 14 hộ làm nghề. Đây là vùng sản xuất phở sắn tập trung nhất của TT Đông Phú cũng như H. Quế Sơn và được công nhận làng nghề của huyện vào năm 2007.
Ngoài việc luộc hoặc ghế cơm, củ sắn hay nhiều nơi gọi là củ khoai xiêm còn được người dân chế biến thành món phở để ăn cho khỏi ngán. Từ một món ăn cứu đói trong những năm tháng khó khăn, món phở sắn đã vươn ra khỏi phạm vi gia đình để đến các vùng lân cận. Nghề làm phở sắn ra đời từ đó.
Gia đình ông Trần Đăng Nhẫn là một trong những hộ làm phở sắn lâu năm ở Thuận An. Từ nhiều năm nay, vợ chồng ông Nhẫn lấy nghề phụ này làm kế mưu sinh nuôi con ăn học. Đến mùa, ông Nhẫn cũng như những hộ dân ở Thuận An bắt đầu tích trữ sắn. Tuy Quế Sơn là một trong những vùng nguyên liệu sắn ở Quảng
![]() |
Một công đoạn làm phở sắn. |
Củ sắn sau khi máy được ngâm nước. Phải mất từ 5-7 ngày ngâm bột và thường xuyên thay nước để bột sắn màu vàng mới dần lắng trong. Bột ngâm xong sẽ được lọc kỹ để tách bỏ xơ sắn và những tạp chất khác. Sau khi có được thùng bột đủ tiêu chuẩn, người làm phở sẽ tiếp tục nấu bột. Bột được đánh liên tục để chín đều. Đánh bột càng chín thì phở càng trắng và bóng... Tạo hình phở sắn đòi hỏi ít nhất hai người. Một người chần và một người kéo. Người chần bột phải có sức để ép bột đều tay. Người kéo phở cần một chút khéo léo để đưa vỉ qua lại làm nên những sợi phở đan kết nhau tạo thành những mành mành như lưới.
Phở phơi 1 nắng là có thể bỏ mối cho khách hàng. Từ những vỉ phở, các mẹ các chị ở quê có thể chế biến món phở sắn nhưn cá lóc đồng, cá chuồn hoặc làm món trộn với tôm thịt rất lạ miệng. Vừa chần bột ông Trần Đăng Nhẫn vừa nói: “Trông đơn giản thế thôi nhưng nghề này cũng đòi hỏi người làm phải để ý nhiều thứ từ việc chọn nguyên liệu, đánh bột, lấy trùng đến chần phở...”. Mới chần đến thùng bột thứ hai mà ông Nhẫn đã vả mồ hôi. “Các công đoạn đều thủ công nên làm phở rất nhọc, đòi hỏi lao động có sức khỏe chứ yếu thì không sao làm nổi. Nếu có cách nào đó có thể cải tiến công nghệ sản xuất để giảm bớt sức lao động thì nghề này phát triển lắm”, ông Nhẫn nói. Để chứng minh cho hiệu quả của nghề, ông Nhẫn giới thiệu cho tôi nhà anh Dương Ngọc Xinh và chị Trần Thị Hợi. Đây là một địa chỉ làm phở sắn lâu năm nhất và cũng ngon nhất ở Thuận An. Mỗi ngày hai vợ chồng anh Xinh làm từ 50-60 kg bột. Sau khi trừ chi phí, lãi thu được khoảng 150.000 đồng. Nhờ phở sắn mà hai vợ chồng nuôi con học hành thành đạt. Hiện giờ hai người con của anh chị đã tốt nghiệp đại học và có việc làm ổn định. Anh Xinh hồ hởi: “Nghề này mấy năm gần đây rất thịnh. Phở sắn của chúng tôi không chỉ cung cấp cho người dân trong vùng mà còn đóng thùng đưa vào tận TP HCM, nhiều khi còn mang sang cả nước ngoài để làm quà. Sự lạ miệng và hương vị đặc trưng riêng của của phở sắn giữa “rừng” cao lương mỹ vị... đã khiến cho nhiều người tiêu dùng ưa chuộng”.
Nghề làm phở sắn là nghề phụ nhưng lại mang lại thu nhập khá cao, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định kinh tế hộ gia đình. Ông Bùi Văn Minh- PCT UBND TT Đông Phú, H. Quế Sơn cho biết: Thời gian qua, chính quyền địa phương đã có nhiều chính sách hỗ trợ để phát triển làng nghề. Chúng tôi đã cùng với nhiều ngành chức năng liên quan của huyện đã làm hồ sơ xin cấp thương hiệu cho làng nghề. Bên cạnh đó cũng đã thành lập các tổ hợp tác, xây dựng mẫu mã bao bì phở sắn Đông Phú và hỗ trợ người nông dân trong công tác quảng cáo, giới thiệu sản phẩm”.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về nguồn nguyên liệu, kỹ thuật sản xuất nhưng với những chính sách hỗ trợ phát triển, đầu tư của ngành kinh tế hạ tầng và chính quyền địa phương đã tạo điều kiện cho làng nghề phở sắn của H. Quế Sơn thời gian gần đây có nhiều khởi sắc. Ông Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng H. Quế Sơn cho biết: “Chúng tôi đã có kế hoạch phối hợp với trung tâm khuyến công tỉnh nghiên cứu chuyển đổi công nghệ, kỹ thuật sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã đồng thời đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, hướng cải tiến sản xuất mì sợi cũng là điều mà các ngành chức năng của huyện đang nghĩ đến”.
Nghề làm phở sắn phát triển sẽ tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng thêm thu nhập cho người dân đồng thời sẽ góp phần giữ được một nét văn hóa, một nghề truyền thống, một món ăn truyền thống... của người Quế Sơn nói riêng và người Quảng nói chung. Để mỗi khi đi xa, ngoài hương vị của tô mì Quảng, cao lầu, những đứa con quê sẽ nhớ đến hương vị đặc trưng của món phở sắn quê nhà...
Bài, ảnh: Lan Uyên