Phóng sự ảnh

Bóng nêu

Thứ ba, 04/10/2022 15:49
Trong khuôn khổ Lễ hội văn hóa các dân tộc huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) vừa qua, hình ảnh cây nêu, tiếng cồng, tiếng chiêng là những nét văn hóa truyền thống riêng có của cộng đồng người Cor, người Ca Dong, người Xơ Đăng, Mơ Nông, đặc biệt là cộng đồng người Mường, sau ngày giải phóng, 1975, từ miền Bắc vào định cư, lập nghiệp ở xã Trà Giang và chọn nơi đây làm quê hương thứ hai của mình.
Con trâu giả định trong lễ đâm trâu mừng lúa mới.
Sắc màu của nêu.
Họa tiết của nêu.
Cây nêu của người Cor.
Cây nêu của người Mường.

Nhiều thế hệ người Mường sinh ra và trưởng thành, cùng với các dân tộc thiểu số ở Bắc Trà My làm giàu thêm bản sắc địa phương. Chính điều này đã góp phần làm cho lễ hội đa dạng màu sắc, phong phú nội dung. Mỗi dáng nêu là một dấp núi. Nhưng cái chung nhất là tình yêu đại ngàn, bóng nêu là bóng nhà.

Con trâu giả định trong lễ đâm trâu mừng lúa mới.

Cũng tại lễ hội này, đáng chú ý là sự tiến bộ của đồng bào các dân tộc thiểu số được thể hiện trong đời sống tâm linh, đó là việc đâm trâu mừng lúa mới không còn sử dụng con trâu thật để tế lễ như đã từng sử dụng từ bao đời nay; thay vào đó là con trâu giả định. Em Nguyễn Thị Nhung, dân tộc Ca Dong ở thôn 6, xã Trà Bui, tâm sự: Việc đâm trâu thực tế cũng đáng thương, không biết làm sao được. Nhưng sau khi nghe chính quyền vận động nhiều lần, dân làng đành bỏ và nghĩ ra cách làm con trâu giả. Cúng tế xong thì đem đốt nó đi. Coi như hiến tế cho Giàng. Dân làng thấy yên tâm.

Huỳnh Trương Phát