Thảm họa kép ở Tonga nêu bật mối nguy của biến đổi khí hậu
Đối với quốc đảo Tonga ở Nam Thái Bình Dương, thảm họa núi lửa sóng thần do vừa qua gây ra đã biến đổi khí hậu đang đe dọa sự tồn vong của đảo quốc này như thế nào.
Tonga tan hoang sau thảm họa. Ảnh: Guardian |
* Trong ngày 20-1, lô hàng viện trợ quốc tế đầu tiên sẽ đến Tonga vào ngày 20-1, sau khi một máy bay của Lực lượng Phòng vệ New Zealand chở "thùng chứa nước, bộ dụng cụ làm nơi trú ẩn tạm thời, máy phát điện, bộ dụng cụ vệ sinh và thiết bị liên lạc" đến quốc đảo Thái Bình Dương. Trước đó, máy bay vẫn ở chế độ chờ cho đến khi tro bụi được dọn sạch khỏi sân bay quốc tế ở Tonga. New Zealand cũng đã điều động 2 tàu chở vật tư chứa 250.000 lít nước, dự kiến sẽ đến Tonga vào ngày 21-1, trong khi Australia điều một tàu hải quân và cho biết 2 máy bay của lực lượng không quân Hoàng gia Australia sẵn sàng khởi hành. |
Những đợt sóng thần cao đến 15m đã tàn phá Togatapu, hòn đảo chính của Tonga, cũng như các đảo Eua và Ha'apai trong vụ phun trào núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha'apai tại Tonga hôm 1501. Theo báo cáo của chính phủ Tonga, tất cả các ngôi nhà trên đảo Mango đã bị phá hủy, ngoài ra Tonga cũng ghi nhận thiệt hại lớn trên các đảo Fonoifua và Nomuka. Các chuyên gia ước tính vụ nổ núi lửa ở Tonga mạnh gấp 500 lần quả bom hạt nhân ném xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản vào cuối Thế chiến II. Vụ phun trào đã khiến tro bụi bay cao 30km và tạo ra tiếng nổ lớn có thể nghe thấy ở cách đó hơn 10.000 km. Đây được cho là một trong những vụ nổ mạnh nhất trên Trái đất trong hơn một thế kỷ qua.
Reuters dẫn lời các chuyên gia cho biết, nguy cơ chưa dừng lại ở đó. Biến đổi khí hậu khiến nền nhiệt tăng và mực nước biển dâng, theo đó các thảm họa gây ra bởi sóng thần, bão và nắng nóng có thể trở nên tồi tệ hơn. Nhận thức rõ nguy cơ trên, Tonga đã lên tiếng đại diện cho các nước dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu. Tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) hồi tháng 11-2021, Tonga nhấn mạnh "nhiệt độ toàn cầu tăng vượt ngưỡng 1,5 độ C chắc chắn sẽ gây thảm họa cho Tonga" và các đảo quốc khác ở Thái Bình Dương. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), lời kêu gọi hành động vì khí hậu toàn cầu của Tonga là đặc biệt khẩn thiết, khi các đảo quốc Thái Bình Dương hiện chỉ chiếm 0,03% lượng khí thải carbon toàn cầu.
Tuần trước, sau khi núi lửa trên đảo Hunga Ha'apai của Tonga phun trào, những đợt sóng biển cao tới 15m ập vào bờ các đảo ngoại vi, cuốn phăng nhiều nhà cửa và khiến ít nhất 3 người thiệt mạng. Các nước dọc Thái Bình Dương đã ban bố cảnh báo sóng thần sau vụ núi lửa phun trào này. Với mực nước biển tiếp tục dâng cao trong những thập kỷ tới, sóng thần và bão lũ có thể tiến sâu hơn nữa vào nội địa với nguy cơ gây thiệt hại lớn hơn. Theo Hệ thống giám sát mực nước biển toàn cầu của LHQ, mực nước biển ở quần đảo Tonga, với 105.000 cư dân, đang tăng khoảng 6mm/năm, gần gấp đôi mức trung bình toàn cầu. Nguyên nhân là bởi Tonga nằm ở vùng biển ấm gần xích đạo, nơi nước biển dâng cao hơn ở vùng cực.
Thiệt hại từ sóng thần và bão lũ còn kinh khủng hơn. Nước biển tràn vào có thể làm hỏng đất nông nghiệp khiến không thể canh tác trong nhiều năm, tình trạng xói mòn đất ven biển cũng trở nên nghiêm trọng hơn và các vùng đệm tự nhiên chống nước biển dâng như rạn san hô hay rừng ngập mặn bị phá hủy. Nhiệt độ ở Tonga đã tăng, với nền nhiệt trung bình hằng ngày cao hơn 0,6 độ C so với năm 1979. Theo Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của LHQ, khí hậu không ngừng ấm lên có thể khiến đất trở nên khô cằn do nhiệt độ cao làm nước bốc hơi nhanh hơn và ảnh hưởng đến lượng mưa trong khu vực. Cơ quan này nhận định Tonga sẽ trải qua nhiều đợt nắng nóng hơn trong vài thập niên tới, trong đó nhiệt độ thường xuyên vượt ngưỡng 35 độ C. Mức nhiệt cao này có thể đặc biệt nguy hiểm khi kết hợp với độ ẩm nhiệt đới. Cũng theo dữ liệu của Tổ chức khí tượng thế giới, nhiệt độ nước biển ở Tonga tăng cao, gấp 3 lần tỷ lệ trung bình toàn cầu. Các đợt sóng nhiệt ở biển gây chết cá và san hô sẽ xảy ra thường xuyên hơn, căng thẳng hơn và kéo dài hơn ở hầu hết khu vực Thái Bình Dương.
Dự báo người dân các đảo quốc Thái Bình Dương sẽ trở thành những cộng đồng tị nạn do khí hậu toàn cầu đầu tiên, khi họ buộc phải rời bỏ quê hương do tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, người dân Tonga không muốn rời xa quê nhà bất chấp nguy cơ. Những năm gần đây, người dân Tonga đã hai lần phải tái thiết quê hương, sau các trận siêu bão Gita năm 2018 và Harold năm 2020.
KHẢ ANH