Thanh niên Campuchia đổ xô học tiếng Trung
(Cadn.com.vn) - Đối với những lứa trẻ đầy tham vọng của Campuchia, tiếng Trung chính là ngoại ngữ được ưu tiên hiện nay.
Suon Chiva, 20 tuổi, không phải đắn đo gì khi chọn học thêm một ngoại ngữ ngoài tiếng mẹ đẻ Khmer. Anh ngay lập tức quyết định học tiếng Trung, bởi hiện nay xuất xứ các sản phẩm tại thị trường địa phương cũng như các dự án đầu tư mới trong nước đều xuất phát từ quốc gia láng giềng khổng lồ này.
Học tiếng Trung khắp mọi nơi
“Có rất nhiều thương nhân Trung Quốc tại Campuchia, họ đang đầu tư rất nhiều tiền. Vì vậy, tiếng Trung thật sự rất quan trọng”, Chiva nói. Đây là quan điểm được nhiều học viên tại một lớp học ở Phnom Penh đồng tình.
Đây là một trong vô số các trung tâm ở thủ đô Campuchia nở rộ trong những năm gần đây. Bảng hiệu trung tâm được trang trí rực rỡ với các dòng chữ tiếng Trung lớn nhỏ khác nhau. Phía trước, các nhân viên tấp nập phát tờ rơi quảng cáo các lớp học bán thời gian, bán sách giáo khoa cho các học viên. Các trung tâm này đang giúp các thanh niên Campuchia tìm ra bước đi mới trong nền kinh tế mới nổi. Trong nhiều năm qua, học tiếng Anh là điều kiện tiên quyết cho nhiều người Campuchia muốn thành công. Nhưng với tầm ảnh hưởng ngày càng tăng trong khu vực, biết sử dụng ngoại ngữ tiếng Trung trở thành kỹ năng cần thiết.
Tại Phnom Penh, nhiều người trẻ háo hức tìm hiểu về văn hóa và ngôn ngữ Trung Hoa. Một hiệp hội địa phương Trung Quốc-Campuchia tuyên bố có khoảng 30.000 sinh viên đang học ngôn ngữ này, nhiều người đang học tại trường Jing Fa, nơi cung cấp những bài học tiếng Trung trình độ cơ bản với học phí rất rẻ. Thậm chí, các lớp học còn xuất hiện ngay trên vỉa hè. Tại một lớp học bên đường, học sinh ngồi ngay trên những xe máy đậu. Phía trước là một tấm bảng trắng và giáo viên dạy những bài cơ bản. Mỗi khi có xe cộ chạy ngang qua, người giáo viên lại cố gắng nói to để học sinh bên dưới có thể nghe được.
Trong những năm 1990, chỉ có một số ít các sinh viên học tiếng Trung, chủ yếu là người Campuchia gốc Hoa. Song, giờ đây, gần như tất cả học sinh đều là người Khmer bản địa. Họ hy vọng tiếng Trung sẽ tạo cho họ lợi thế trong thế giới kinh doanh.
Một lớp học tiếng Trung tại thủ đô Phnom Penh. Ảnh: The Diplomat
Ngôn ngữ của chính trị?
Trung Quốc trở thành nhà đầu tư chiếm ưu thế tại Campuchia. Theo Ủy ban Đầu tư Campuchia, từ năm 2005, các khoản đầu tư được phê duyệt từ các Cty Trung Quốc ở Campuchia vượt mức 8 tỷ USD, bỏ xa nuớc xếp vị trí thứ hai là Hàn Quốc.
Nhưng con số này chỉ là bức tranh phản ánh hoạt động kinh doanh của Trung Quốc ở Campuchia. Đây chỉ là các dự án được miễn giảm thuế và các ưu đãi khác chứ không bao gồm các hoạt động đầu tư vào các đặc khu kinh tế của đất nước, hoặc các dự án nhỏ hơn được chính quyền địa phương cấp phép.
Tại khu vực thành phố, các khoản tài trợ của Trung Quốc được sử dụng cho phát triển đô thị và mở rộng các dự án cơ sở hạ tầng. Ở nông thôn, các Cty Trung Quốc thực hiện các dự án thủy điện quy mô lớn, khai thác gỗ, thép, cao su và công nghiệp hóa ngành nông nghiệp. Có thể nói, tiền Nhân dân tệ góp phần thay đổi hình dạng cảnh quan của Campuchia.
Đối với Chea Munyrith, vai trò của Trung Quốc tại Campuchia ngày nay thực sự trái ngược rõ rệt với thời kỳ hậu Khmer Đỏ những năm 1980. Munyrith nhận ra rằng tiếng Trung Quốc cần thiết cho sự nghiệp của mình. Ông là đồng giám đốc của Viện Khổng Tử đầu tiên tại Campuchia, học viện đi đầu trong việc thúc đẩy văn hóa Trung Quốc trên toàn thế giới. Munyrith học tiếng Hoa để có thể giao tiếp với các đối tác Trung Quốc. Từ năm 2010, Viện Khổng Tử dạy tiếng Trung cho các công chức Campuchia, thậm chí còn gồm cả các quan chức chính phủ, nhân viên và cán bộ cấp nội các.
“Ngày nay, tiếng Trung không chỉ là ngôn ngữ kinh doanh. Đó là ngôn ngữ chính trị”, ông Munyrith nhận định. Và khi nói đến chính trị, các sự kiện gần đây cho thấy, Trung Quốc và Campuchia thường có cùng quan điểm. Tranh chấp lãnh thổ hiện nay của Trung Quốc ở biển Đông khiến khu vực nóng lên. Là Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2012,
An Bình
(Theo The Diplomat)