Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Ngăn chặn các nhóm lợi ích “làm phép” thao túng, hưởng lợi tài sản công

Thứ ba, 09/01/2018 08:17

Ngày 8-1, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác tài chính – NSNN năm 2017, triển khai nhiệm vụ tài chính – NSNN năm 2018. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ; lãnh đạo một số bộ, ban, ngành và 63 tỉnh, thành phố. Tại điểm cầu Đà Nẵng, Phó Chủ tịch UBND TP Trần Văn Miên chủ trì.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các đại biểu dự Hội nghị.

“Bức tranh” tài chính khởi sắc

Báo cáo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết, tính đến hết ngày 31-12-2017, thu cân đối NSNN ước đạt hơn 1,283 triệu tỷ đồng, vượt 71 nghìn tỷ đồng, tăng 5,9% so dự toán, tăng 43,7 nghìn tỷ đồng so báo cáo Quốc hội đạt mức động viên 25,6% so GDP; trong đó, thuế phí 21% GDP.  Cũng theo Thứ trưởng Hà, năm 2017, có được thành quả trên, là do Bộ Tài chính đã thực hiện điều hành chính sách tài khóa chủ động, chặt chẽ, tiết kiệm; siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính góp phần đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Đến cuối năm, ngành Tài chính đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ tài chính - NSNN mà Quốc hội đã quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao.

Đối với công tác thu NSNN, Bộ Tài chính đã chú trọng khai thác nguồn thu và mở rộng cơ sở thuế; đẩy mạnh chống thất thu, chuyển giá, buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế; quyết liệt xử lý nợ đọng thuế; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế; kiểm soát chặt chẽ mã số, xuất xứ hàng hóa, giá trị tính thuế hải quan (đến hết tháng 11-2017, ngành thuế đã thực hiện thu được gần 39,9 nghìn tỷ đồng tiền nợ thuế năm 2016 chuyển sang; ngành hải quan thu hồi 589,7 tỷ đồng nợ thuế phát sinh).

Về chi NSNN, tính đến ngày 31-12-2017, các nhiệm vụ chi thường xuyên đã cơ bản thực hiện xong theo dự toán; chi đầu tư phát triển từ nguồn NSNN đạt khoảng 75,9% dự toán, vốn trái phiếu Chính phủ đạt khoảng 23,5% dự toán. Bội chi NSNN năm 2017 174,3 nghìn tỷ đồng, bằng 3,48% GDP thực hiện.

Năm 2018, dự toán thu cân đối NSNN là 1,319 triệu tỷ đồng, tăng 10,2% so với thực hiện 2017 và tăng 3% so với dự toán Quốc hội giao. Trong đó, thu nội địa 1.099,3 nghìn tỷ đồng, thu dầu thô 35,9 nghìn tỷ đồng, thu từ hoạt động XNK 179 nghìn tỷ đồng. Chi NSNN là 1.523,2 nghìn tỷ đồng; và bội chi NSNN là 204 nghìn tỷ đồng (3,7%GDP)...

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, năm 2018, Bộ Tài chính tiếp tục điều hành chính sách tài khóa thận trọng; phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất - kinh doanh, tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; quyết liệt công tác thu ngân sách; quản lý chi ngân sách chặt chẽ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính; tiếp tục tăng cường quản lý tài chính doanh nghiệp (DN), đẩy mạnh tái cấu trúc, cổ phần hóa DNNN, đẩy mạnh cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại DN không thuộc diện nhà nước không cần nắm giữ cổ phần hoặc không cần nắm giữ cổ phần chi phối; đẩy mạnh đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công lập, giá dịch vụ công; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý giá, thực hiện quản lý theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước đối với các mặt hàng quan trọng, nhà nước còn định giá, bình ổn giá.

Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Trần Văn Miên cho biết, năm 2017, tổng thu ngân sách thành phố Đà Nẵng là 23.541,9 tỷ đồng, đạt 112,6% dự toán HĐND thành phố giao, trong đó: thu nội địa là 20.094 tỷ đồng, đạt 111,1% dự toán; thuế XNK là 3.323,6 tỷ đồng, đạt 118,5% dự toán. Bên cạnh đó, tổng chi ngân sách 16.857,8 tỷ đồng (chi đầu tư phát triển 6.202,2 tỷ đồng, đạt 94,84% dự toán; chi thường xuyên 6.683,2 tỷ đồng, đạt 99,5% dự toán).

Phó Chủ tịch Trần Văn Miên đề nghị, Bộ Tàibhính cho phép thành phố tự quyết định sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để đầu tư các dự án theo quy định của pháp luật mà không phải xin ý ki&ec황nc;́n của Bộ Tài chính; Bộ Tài chính có hướng dẫn thêm một số nội dung liên quan đến thẩm tra quyết toán các gói thầu thực hiện theo hình thức hợp đồng trọn gói; Về ngu&oc합sc;̀n thu cổ phần hóa của các đơn vị sự nghiệp sau khi chuyển sang Công ty cổ phần đề nghị Bộ Tài chính cho phép thành phố được quản lý, sử dụng tꉩ$ecirc;̀n thu từ cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công lập để có nguồn vốn bổ sung, tham gia góp vốn thực hiện tăng vốn đi&eci屲l;̀u lệ đáp ứng yêu cầu phát triển của các DN...

Phó Chủ tịch UBND TP Trần Văn Miên khen thưởng tô㘉 chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho ngân sách thành phố trong năm 2017.

Ngăn chặn việc thao túng, hưởng lợi tài sản công

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương những thành 뉱uả mà ngành tài chính đạt được trong năm 2017 và cho rằng, công tác quản lý tài sản công đang có nhiều quan ngại, còn thất thoát, lãng phí lớn, thậm chí còn để các nhóm lợi ích “làm phép” đ㈦ecirc;̉ hưởng lợi khổng lồ trên tài sản công. “Tôi xin nêu một ví dụ mới nhất, đó là trường hợp bán nha� công sản cho “Vũ  Nhôm” diễn ra ở Đà Nẵng. Nhà nước được cái gì?”. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương xây dựng dữ liệu quốc gia về tài sản 㵣ông, xây dựng cơ chế quản lý chặt chẽ, đặc biệt là chặt đứt nhóm lợi ích thao túng, hưởng lợi trên tài sản công của quốc gia.

Thủ tướng cho rằng, tình trạng tham nhũng, tiêu cực trong ngành tài chính vẫn đángᄠlo ngại, ví dụ như Hải quan vẫn còn tình trạng tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại, cán bộ thuế đi đêm với DN. Một bộ phận cán bộ ngành tài chín㕨 còn nhũng nhiễu, thờ ơ với sự sống còn của DN, chưa nghiên cứu tạo điều kiện cho DN và người dân. Thủ tướng yêu cầu ngành tài chính cần có bi&瑥circ;̣n pháp mạnh mẽ để dẹp bỏ ngay tình trạng này, đồng thời, ngành tài chính phải đưa ra thông điệp “cán bộ ngành tài ch́nh nói không với phong bì. Đi liền với đó là kiểm tra, xử lý nghiêm, đưa ra khỏi ngành cán bộ công chức hư hỏng. Thủ tướng cũng đề nghị MTTQ Việt Nam phát động phong trào “DN nói không với chi phí bôi trơn”. Đặc biê琻̣t, nhân dịp Tết Nguyên đán sắp tới, Thủ tướng đề nghị ngành tài chính quan tâm đặc biệt đến người nghèo, vùng bị thiên tai, lũ lụt vừa qua, bảo đảm vui ॔ết an toàn, tiết kiệm và có chính sách khuyến khích cơ quan địa phương tiết kiệm chi ngân sách để “tiết kiệm tㅨực sự là một nếp sống văn hóa”.

Để nguồn thu ngân sách bền vững, Thủ tướng nhấn mạnh, chính sách thuế p硨ải  hướng theo lợi ích của DN và người dân, quyền lợi của người nộp thuế ít được quan tâm bảo vệ. Đây là vấn đề lớn ፭à toàn ngành thuế phải tập trung thảo luận. Việc sửa đổi pháp luật về thuế tới đây phải quy định rõ vi&ecirᥣ;̣c bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế.

Thủ tướng cũng chỉ ra rằng cơ chế quản lý hóa đơn giá trị gia ॴăng hiện còn bất cập lớn trong quản lý thuế nói riêng, quản lý kinh tế nói chung. Do vậy, yêu câᨀu Bộ Tài chính cần tập trung xử lý ngay vấn đề này, đưa nhanh vào áp dụng hóa đơn điện tử trong nền k੩nh tế, kết hợp với cơ chế khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt. Đồng thời, ngành Tài chính phải tậ牮>dụng cách mạng công nghệ 4.0 để đẩy nhanh hơn nữa điện tử hóa tất cả các lĩnh vực hoạt động của ngành như cấp mã số thuế điện tử, các thủ tục trước bạ ô-tô, nhà đất đều điện tử... tiếp đến kiểm tra điện tử, thanh tra điện tử.

XUÂN ĐƯƠNG