Tiêu diệt thủ lĩnh IS - chiến thắng quan trọng cho Tổng thống Biden

Thứ ba, 08/02/2022 16:49

Cuộc không kích tiêu diệt thủ lĩnh nhóm cực đoan IS Abu Ibrahim al-Hashimi al-Qurashi là chiến thắng an ninh quốc gia rất cần thiết cho Tổng thống Joe Biden sau khi ông đối mặt nhiều chỉ trích vì đợt rút quân hỗn loạn ở Afghanistan và giữa lúc nhà lãnh đạo này cần thể hiện một hình ảnh sức mạnh trong cuộc đối đầu với Nga trong vấn đề Ukraine.

Ảnh chụp từ trên cao ngôi nhà nơi thủ lĩnh IS Al-Qurashi cho nổ tung mình tại tỉnh Idlib, Syria. Ảnh: NYT

Cuộc đột kích nhằm vào Abu Ibrahim al-Hashimi al-Qurashi, thủ lĩnh phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang ẩn náu ở miền bắc Syria, diễn ra sau nhiều tháng lên kế hoạch và được Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép vào đầu tuần này. Ngoài giáng đòn mạnh vào IS, chiến dịch này diễn ra vào thời điểm thuận lợi với ông Biden, khi ông đang vướng vào cuộc tranh cãi chiến lược căng thẳng với Nga về vấn đề Ukraine và nhiều khó khăn khác bủa vây.

John Bolton, cựu Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Donald Trump, cho biết cuộc đột kích thành công giúp ông chủ Nhà Trắng chứng minh thái độ cứng rắn trước người đồng cấp Nga Vladimir Putin. "Cuộc đột kích là một chiến thắng rõ ràng. Nhiều người nên chú ý đến điều đó", ông Bolton nhận định.

Thực tế là uy tín của Mỹ đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì chiến dịch rút quân khỏi Afghanistan hồi tháng 8-2021, sau 20 năm tham chiến. Mặc dù người tiền nhiệm Trump cũng ủng hộ việc rút quân và đồng ý một thỏa thuận hòa bình với Taliban nhưng quyết định của ông Biden khiến uy tín và sự ủng hộ dành cho ông Biden đã giảm sút nghiêm trọng sau cuộc rút quân hỗn loạn này.

David Gergen, cựu trợ lý của các tổng thống Mỹ cho biết, những hình ảnh hỗn loạn ở Afghanistan vẫn đeo bám chính sách đối ngoại của Biden bất chấp thành công trong cuộc chiến chống lại IS. "Tôi nghĩ rắc rối Biden phải đối mặt trên trường quốc tế còn nan giải hơn bề ngoài. Khó mà đảo ngược dư luận", Gergen nói.  Theo ông Bolton, một trong những người ủng hộ chính sách đối ngoại chính của chính quyền cựu Tổng thống Bush cho biết, việc truy lùng al-Quraishi ở tây bắc Syria là "điều đúng đắn phải làm". Nhưng di sản của Afghanistan vẫn đè nặng lên vai ông Biden bất chấp thành công của cuộc không kích này.

Một bài toán thử nghiệm khắc nghiệt khác đối với ông Biden là cuộc đối đầu với Nga trong vấn đề Ukraine. Mỹ và các quốc gia phương Tây khác cho rằng, việc Nga điều khoảng 100.000 quân dọc theo biên giới Ukraine có thể là "màn dạo đầu" cho một cuộc xâm lược dù Moscow luôn bác bỏ. Ở quê nhà, ông Biden đang bị mắc kẹt trong một cuộc thăm dò kéo dài nhiều tháng, phản ánh sự thất vọng của người dân về đại dịch Covid-19 và tình trạng lạm phát và nền kinh tế bị lạm phát. Điều đó khiến đảng Dân chủ lo lắng trước cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 tới.

David Axelrod, cựu Cố vấn dưới thời Tổng thống Barack Obama, cho biết, mặc dù còn nhiều tháng nữa mới tới kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ và chính sách đối ngoại không phải là ưu tiên chính của cử tri, nhưng việc thể hiện vai trò lãnh đạo trong cuộc đột kích vây bắt al-Quraishi và ủng hộ Putin có thể giúp ông Biden ghi điểm đối với cử tri.

Tổng thống Biden đã cho phép tiến hành đột kích vào sáng 3-2 trong một cuộc họp tại Phòng Bầu dục, theo các quan chức chính quyền, và các nhà lãnh đạo quân đội. Lực lượng Đặc nhiệm, vốn đã trải qua hàng chục cuộc diễn tập đột kích, đã được điều đến chiến trường trong vòng 2 giờ đồng hồ.  Khi đến nơi, binh sĩ Mỹ thông báo lớn về sự hiện diện của họ, yêu cầu thường dân rời khỏi tòa nhà. Những người ở Phòng Tình huống đã thở phào nhẹ nhõm khi các gia đình từ tầng một đồng ý rời khỏi địa điểm và được dẫn đến nơi an toàn. 10 thường dân đã rời khỏi tòa nhà, trong đó có 8 trẻ em.

Nhưng ngay sau đó, có một vụ nổ lớn. Al-Qurayshi kích nổ một quả bom từ trên tầng 3 của tòa nhà, khiến y và cả gia đình, trong đó có trẻ em, thiệt mạng.

KHẢ ANH