Tình không biên giới- P4
Kỳ 4: Tin nhạn mỏi mòn |
>>> Hôn nhân ... một tuầnCác bài có liên quan
>>> Chàng rể ngoại, "tính cách ngoại"
>>> Xa mặt, cách lòng
>>> Tin nhạn mỏi mòn
(Cadn.com.vn) - Không thể chờ đợi người chồng là Việt Kiều đã cắt đứt liên lạc, cô gái này xin được ly hôn để tìm hạnh phúc mới...
Là nguyên đơn trong vụ án xin ly hôn ngày 27-6-2007 của TAND TP Đà Nẵng, cô Trần Thị N.Y (1982, trú tổ 37, P. An Hải Tây, Q. Sơn Trà - ĐN) cho biết: Năm 2001, qua bạn bè, cô quen với Nguyễn Văn Lợi (1974. Việt kiều Australia) khi anh này về thăm người thân ở Đà Nẵng. Lúc đó cô mới 19 tuổi, kinh nghiệm sống hầu như chưa có gì trong khi chàng Việt kiều thì hào hoa, ga-lăng nên Y. đã bị cuốn vào cuộc tình một cách nhanh chóng.
Lợi cũng không giấu diếm chuyện ở bên Australia, anh ta đã có một gia đình nhưng không hạnh phúc và đang làm thủ tục ly hôn, vì thế, Y. đặt rất nhiều hy vọng vào mối quan hệ này và cô đã sống hết mình với chàng Việt kiều trong những dịp anh ta về Đà Nẵng. Năm 2003, khi Y. biết mình có thai thì cũng là thời điểm Lợi giải quyết xong việc gia đình ở bên Australia và hai người làm thủ tục kết hôn tại Sở Tư pháp TPĐN.
Sống với nhau được 1,5 tháng thì Lợi qua lại bên
Tìm đến những người bà con của Lợi ở Đà Nẵng để hỏi tin tức, Y. cay đắng khi biết rằng hiện Lợi quay lại chung sống với người vợ đã ly hôn trước đó và rũ bỏ trách nhiệm đối với mẹ con cô. Mong ước lớn nhất của Y. lúc này là được giải phóng khỏi cuộc hôn nhân vô vọng này và nhận phần tự nuôi con, không yêu cầu Lợi đóng góp mặc dù hiện nay công việc của cô chỉ là phụ bán hàng cho gia đình anh chị cô với thu nhập khoảng 800-900 ngàn đồng/tháng.
Đối với cô Đinh Hoàng T.S (1981, trú tổ 31, P. Hòa Khê, Q. Thanh Khê - ĐN), cuộc hôn nhân với người chồng Việt kiều tên là Kenvin Luong Nguyen (trú tại 12015 Elliott Ave, Elmonte CA, USA) cũng làm dở dang cuộc đời cô. Họ đến với nhau hoàn toàn tự nguyện, có đăng ký kết hôn và tổ chức đám cưới theo nghi lễ truyền thống.
Sau khi cưới, đôi vợ chồng trẻ sống chung được một thời gian ngắn thì ngày 23-2-2004, ông Kenvin quay lại Mỹ, cuối tháng 10-2004, cô S. sinh được bé gái đặt tên là N.Đ Sonfa. Hai tháng sau, ông Kenvin có về Việt
Mặc dù ông Kenvin cũng đã giữ lời hứa bảo lãnh cho vợ sang Mỹ nhưng trong khi chờ đợi làm thủ tục thì giữa hai vợ chồng nảy sinh mâu thuẫn nhưng vì sống quá xa nhau, không có điều kiện để hòa giải nên ngày càng trầm trọng và họ đã thống nhất ly hôn. Do bé Sonfa còn nhỏ nên cô S. xin được nuôi con đến 3 tuổi, ông Kenvin phải trợ cấp mỗi tháng 3 triệu đồng (tương đương 200USD), sau đó sẽ giao cho ông Kenvin tiếp tục nuôi dưỡng.
![]() |
Không thể chờ đợi người chồng là Việt Kiều đã cắt đứt liên lạc, cô gái này xin được ly hôn để tìm hạnh phúc mới |
Qua tìm hiểu tại tòa án, chúng tôi được biết, đứng nguyên đơn trong các vụ xin ly hôn đối với một bên ở nước ngoài không chỉ là các cô gái, các “nàng Tô Thị” mà có cả các đấng mày râu. Khi kết hôn với người phụ nữ ở nước ngoài, họ cũng kỳ vọng một ngày không xa sẽ được chung hưởng hạnh phúc ở những miền đất giàu có, hoa lệ nhưng rồi vì một lý do nào đó, việc bảo lãnh không thành (hoặc không thực hiện lời hứa bảo lãnh) của các bà vợ mà các ông cũng ở trong tình cảnh bị “treo”: đi không được, lấy vợ khác không xong và họ đã tự giải thoát cho mình bằng cách mang đơn đến tòa án.
Ông N.T.T (1969, trú P. Phước Ninh, Q. Hải Châu - ĐN) là một trường hợp như vậy. Cách đây gần 5 năm, ông kết hôn với bà Lê Tâm (1965, quốc tịch Mỹ). Từ khi kết hôn đến nay, bà Tâm rất ít khi liên lạc với ông và cũng không về Việt
Cuối tháng 7-2006, ông T. bất ngờ nhận được thông báo của Lãnh sự quán Mỹ là hồ sơ bảo lãnh của ông đã bị hủy bỏ vì bà Lê Tâm đã rút đơn bảo lãnh và được biết ở Mỹ, bà đã xúc tiến thủ tục xin ly hôn với ông. Thấy bà Lê Tâm đã dứt khoát tình vợ chồng và bản thân ông cũng không còn tình cảm với bà nữa nên xin ly hôn. Trong thư gửi về Việt
Không được “bền lâu” đến 5 năm như ông N.T.T, cuộc hôn nhân của ông T.V.T (trú K478-Lê Duẩn - ĐN) với bà Bùi Thị Bích Quyên (1968,
Trước khi kết hôn, hai bên thỏa thuận sẽ qua Mỹ chung sống nhưng nay ông T. còn mẹ già, không thể qua Mỹ đoàn tụ, ngược lại bà Quyên cũng không thể về Việt Nam. trong khoảng thời gian xa nhau, giữa hai người đã phát sinh mâu thuẫn, khả năng đoàn tụ không còn, nay để ổn định cuộc sống và hạnh phúc của mỗi người nên ông chọn giải pháp thuận tình ly hôn, không còn ràng buộc nhau về mặt pháp lý.
Không phải tất cả các trường hợp kết hôn với người ở nước ngoài đều gặp phải bi kịch chia ly, trong thực tế có rất nhiều đôi rất hạnh phúc, dù đã được bảo lãnh hay một bên còn ở trong nước nhưng họ có sự quan tâm đến nhau, có trách nhiệm và tin tưởng nhau thì khoảng cách nửa vòng trái đất cũng chẳng có ý nghĩa gì so với tình cảm của họ.
Còn đối với những đôi lứa kết hôn không trên nền tảng tình yêu thực sự mà vì mục đích khác thì chia tay chỉ là vấn đề thời gian, và không chỉ phải ở riêng của những cặp vợ ngoại, chồng ngoại...
Kim Thanh