Văn Cao với Huế
(Cadn.com.vn) - Huế, sông Hương là “nàng thơ”, là người đẹp muôn thuở của thi ca. Có biết bao nhiêu văn nhân thi sĩ đã đi tìm thi tứ trên con đò sông Hương. Nguyễn Tuân, Lưu Trọng Lư, Văn Cao, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Bùi Giáng... vô Huế đều xuống đò sông Hương. Nhà thơ Lưu Trọng Lư, từng gửi cả thời trai trẻ đầy đam mê của mình trong tiếng đàn tranh xứ Huế. Phan Bội Châu có lúc cũng chợt thốt lên lãng đãng: Hương ơi, e phải mày không/ Sông ấy hóa ra mình có. Chỉ riêng hình ảnh cô kỹ nữ ca Huế trên sông Hương cũng đã có không biết bao nhiêu bài thơ hay. Thế Lữ có “Nghe đàn nguyệt”; Mộng Tuyết có “Làm cô gái Huế”; Nam Trân có “Huế đẹp và thơ”. Xuân Diệu có “Nguyệt Cầm”, “Lời kỹ nữ”. Nhạc sĩ- nhà thơ tài danh Văn Cao với bài thơ “Một đêm đàn lạnh trên sông Huế” là một trong những bài thơ đặc sắc viết về Huế và ca Huế trên sông Hương. Tôi xin kể đôi điều mình biết về nhạc sĩ Văn Cao với con đò và nàng kỹ nữ Huế.
![]() |
|
Thơ Văn Cao xuất hiện sau nhạc, nhưng thơ cũng mang lại cho ông những thành công không kém nhạc và họa. Với “Một đêm đàn lạnh trên sông Huế”, vị trí chủ thể thẩm mỹ là nhà thơ chính là người trong cuộc, người tham gia làm nên tiếng đàn Huế, cái đẹp Huế: Như Tử Kỳ nghe nhạc Bá Nha/ Em nghe anh dạo khúc thu xa... cùng với Giọng hát sầu chi phấn nữ ơi/ Từng canh trời điểm một sao rơi/ Trăng tà trăng lặn hiu hiu gió/ Ánh lửa chài xa thấp thoáng trôi... Cuộc đàn hát quên thời gian cho đến lúc
Chuyến đi vào Huế năm 1986 ấy, sau những chuyến “xuống đò”, về làng Chuồn, nhạc sĩ Văn Cao bị cảm. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo và tôi đưa anh vào Bệnh viện Trung ương Huế. Vừa mới lấy chỗ nằm điều trị xong, ông ghé tai nói nhỏ điều gì đó với Nguyễn Trọng Tạo. Anh Tạo bảo tôi: “Ngô Minh ngồi đấy với anh Văn Cao, để mình ra đây tí, sẽ về ngay”. Khi Tạo về, tôi thấy anh lôi ra khỏi túi xách nậm ruợu và cái chén hạt mít, nói nhỏ với Văn Cao: “Chuồn đấy, một chén thôi nhé!”. Nhạc sĩ vừa run run bưng chén rượu lên môi thì ông giám đốc bệnh viện bước vào cùng ông Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thái Bá Nhiệm: “Thưa nhạc sĩ Văn Cao, nghe tin anh ốm, lãnh đạo tỉnh đến thăm”. Thế là lộ tẩy. Nhạc sĩ Văn Cao cười bẽn lẽn như đứa trẻ: “Tôi mê thứ Chuồn này lắm. Uống dưới đò mới ngon. Bệnh nằm viện nhưng nhớ nhớ...”. Tất cả cùng cười, thông cảm với đam mê của nhạc sĩ.
Nhìn Văn Cao nhấp chén rượu Chuồn, tôi lại nhớ đến bài thơ Một đêm đàn lạnh trên sông Huế. Đã hơn 70 năm, bài thơ vẫn gợi lên nhiều xúc cảm. Con đò Huế, cô gái Huế, ngón đàn ca Huế vẫn còn đó, đêm đêm lại cất lên bồng bềnh luyến láy làm say lòng du khách. Những đêm thấm đẫm văn hóa Huế ấy người yêu thơ lại nhớ đến nhà thơ, nhạc sĩ tài danh Văn Cao, trong hồn lại vang lên những câu thơ tha thiết:
Em cạn lời thôi anh dứt nhạc
Biệt ly đôi phách ngó đàn tranh
Một đêm đàn lạnh trên sông Huế
Ôi nhớ nhung hoài vạt áo xanh...
Ngô Minh