Việt Nam đăng cai kỳ họp Đại Hội đồng Interpol lần thứ 80: Kết nối cảnh sát toàn cầu vì một thế giới hòa bình (2)
Bài 1: Interpol thế giới và Việt
(Cadn.com.vn) - Ngày 7-10-2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án số 03/ĐA-BCA về việc đăng cai tổ chức Kỳ họp Đại Hội đồng (ĐHĐ) Interpol lần thứ 80 tại Hà Nội từ ngày 30-10 đến 4-11-2011. Đây là sự kiện có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao vị thế của Việt
Từ những năm đầu của thế kỷ XX, tình hình hoạt động của các loại tội phạm mang tính xuyên biên giới ở một số nước thuộc Châu Âu, Châu Mỹ diễn biến phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng; đã hình thành các băng, nhóm tội phạm hoạt động có tổ chức xuyên quốc gia. Trước tình hình đó, lực lượng cảnh sát một số nước thuộc Châu Âu đã liên kết nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến truy bắt tội phạm bỏ trốn từ nước này sang nước khác trong khu vực... Năm 1923, các nhà lãnh đạo cảnh sát một số nước Châu Âu đã có sáng kiến thành lập một Ủy ban Châu Âu về chống tội phạm có tên gọi “Ủy ban Cảnh sát Hình sự quốc tế”, đặt trụ sở tại
Trong ảnh: Đoàn đại biểu Cảnh sát Việt Nam do Thiếu tướng Phan Văn Vĩnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát PCTP dẫn dầu dự Hội nghị ASEANAPOL 31. |
Năm 1956, Tổ chức này được đổi tên thành “Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế - Interpol”, tên viết tắt là ICPO-INTERPOL, trụ sở đóng tại TP Lyon, CH Pháp. Năm 2005, Tổ chức Interpol đã thiết lập 6 Văn phòng liên lạc khu vực tại 5 châu lục. Interpol là tổ chức quốc tế lớn nhất về lĩnh vực hợp tác quốc tế đấu tranh PCTPXQG và được ĐHĐ LHQ công nhận là tổ chức quốc tế liên chính phủ vào năm 1971. Đến nay, Tổ chức Interpol đã có 188 quốc gia thành viên. Tổng Thư ký Tổ chức Interpol là ông Ronald K.Noble nhiệm kỳ 3 từ năm 2010 - 2015 và Chủ tịch Tổ chức Interpol là ông Khoo Bun Hui nhiệm kỳ từ năm 2008 - 2012.
Ngày 4-11-1991, trong phiên họp đầu tiên của Kỳ họp ĐHĐ Interpol lần thứ 60 tại TP Penta De Este, Urugoay, ĐHĐ Interpol đã chính thức thông qua đơn xin gia nhập Tổ chức của Bộ Nội vụ (nay là Bộ CA) Việt Nam với đa số phiếu tán thành. Lực lượng cảnh sát Việt
Trước yêu cầu thực tiễn của công tác đấu tranh PCTPXQG, tội phạm có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, ngày 28-5-1993, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ký Quyết định thành lập Văn phòng Interpol Việt Nam trực thuộc Tổng cục Cảnh sát (nay là Tổng cục Cảnh sát PCTP).
Trong ảnh: Interpol Việt Nam và Cảnh sát Hàn Quốc dẫn giải đối tượng Noh Jung Sik (giữa) ra máy bay. |
Văn phòng Interpol Việt Nam ra đời nhằm thực hiện chức năng cơ quan đầu mối trong hợp tác quốc tế PCTP của lực lượng CAND nói chung và lực lượng Cảnh sát Việt Nam nói riêng trong hợp tác với Tổ chức Interpol, Tổ chức Cảnh sát các nước Đông Nam Á (ASEANAPOL) và các cơ quan thực thi pháp luật của các nước thành viên Interpol trong công tác phòng ngừa, đấu tranh PCTPXQG, tội phạm có tính quốc tế liên quan đến Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ CA và Điều lệ của các tổ chức nói trên, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.
C.T
Một số nội dung chính kỳ họp ĐHĐ Interpol lần thứ 80 Lễ khai mạc và các phiên họp toàn thể sẽ diễn ra từ ngày 3-11-2011, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội. Đại biểu là lãnh đạo cấp cao của lực lượng cảnh sát đến từ 188 nước thành viên của Tổ chức Interpol; đại diện lãnh đạo của các tổ chức quốc tế và khu vực; Ban Lãnh đạo thường trực và nhân viên của Ban Tổng Thư ký Interpol. Dự kiến 1.000-2.000 đại biểu tham dự và có khoảng trên dưới 1.000 thân nhân đi cùng. Chủ đề của Kỳ họp ĐHĐ Interpol lần thứ 80 là: “Kết nối cảnh sát toàn cầu vì một thế giới hòa bình hơn. Tăng cường quan hệ đối tác, xây dựng năng lực và đổi mới”, bao gồm: Đánh giá việc triển khai thực hiện các Nghị quyết liên quan đến PCTP và kết quả triển khai các chương trình, kế hoạch công tác của Tổ chức Interpol; Trao đổi kinh nghiệm của các nước thành viên về đấu tranh PCTP xuyên quốc gia theo chuyên đề; Đề ra phương hướng hoạt động cho những năm tiếp theo của Tổ chức Interpol phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Thông qua các Nghị quyết quan trọng của Tổ chức Interpol về lĩnh vực hợp tác Cảnh sát trong đấu tranh PCTPXQG; bầu các vị trí lãnh đạo của Tổ chức Interpol hết nhiệm kỳ. Ban chỉ đạo về tổ chức kỳ họp: 1 - Bộ trưởng Ban Chỉ đạo đã thành lập 4 Tiểu ban giúp việc để chuẩn bị tổ chức kỳ họp, gồm: Tiểu ban Nội dung, Tiểu ban Lễ tân - Tuyên truyền, Tiểu ban An ninh - Y tế và Tiểu ban Hậu cần - Kỹ thuật. Điều lệ với các tôn chỉ và mục đích của Interpol: - Duy trì và phát triển sự hợp tác có đi có lại ngày càng rộng rãi của lực lượng cảnh sát các nước thành viên, trong khuôn khổ luật pháp hiện hành ở tất cả các quốc gia và trên tinh thần của tuyên ngôn nhân quyền. - Xây dựng và phát triển tất cả những định hướng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế phòng, chống các vi phạm pháp luật. - Nghiêm cấm mọi hoạt động can thiệp vào những hoạt động mang tính chất chính trị, quân sự, tôn giáo hoặc phân biệt chủng tộc. Tổ chức Interpol gồm có: Đại Hội đồng (13 người), Ban Lãnh đạo thường trực, Ban Tổng Thư ký (hiện có hơn 400 nhân viên), các Văn phòng Interpol các quốc gia (188 nước). B.T