Ấn Độ đối mặt với chiến lược "chuỗi ngọc trai" của Trung Quốc
(Cadn.com.vn) - Ấn Độ và Trung Quốc có đường biên giới dài hơn 3.000km. Quan hệ giữa 2 quốc gia khổng lồ Châu Á này lâu nay vốn đã không mặn mà, nhất là kể từ khi nổ ra chiến tranh tại biên giới năm 1962. Từ đó đến nay, tuy không nổ ra các cuộc xung đột vũ trang lớn, nhưng tại đường biên giới 2 nước luôn có các vụ tranh chấp lãnh thổ của nhau gay gắt.
Gần đây, cả báo chí Trung Quốc, Ấn Độ và các nước cũng đề cập khá nhiều về mối hiềm khích giữa 2 nước lại được hâm nóng bởi hàng loạt các sự kiện đáng chú ý đã xảy ra. Nguyên nhân là Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS) của Trung Quốc đã đăng một bài trên mạng, trong đó đánh giá Ấn Độ có thể tan vỡ nếu Bắc Kinh góp phần làm việc này. Theo "The Times of India", trên mạng IISS (Trung Quốc) ngày 8-4, một chuyên gia dưới bút danh là "Zhan Lue" (Chiến lược) đã thảo ra kế hoạch dẫn đến sự sụp đổ của Ấn Độ.
Theo bài viết trên, chỉ cần Trung Quốc huy động sự ủng hộ của nhiều nước như Pakistan, Nepal, Bhutan và trợ giúp các dân tộc đòi độc lập như cộng đồng Tamil, Naga, Assam và Kashmir là Ấn Độ sẽ "tan ra từng mảnh". Bài viết này đã gây xôn xao trong chính giới Ấn Độ. Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã chính thức lên tiếng yêu cầu Bắc Kinh làm sáng tỏ vấn đề. Như thông lệ, Bắc Kinh đã trả lời bài viết kể trên không phản ảnh quan điểm của Chính phủ Trung Quốc.
Một sự kiện khác là gần đây Trung Quốc đã chống đối một dự án của Ngân hàng Châu Á viện trợ 3 tỷ USD cho bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ. Nguyên nhân là Bắc Kinh vẫn đòi chủ quyền trên lãnh thổ bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ và gọi đó là Nam Tây Tạng. Theo RFI, căng thẳng đã khiến vào tháng 6 vừa qua, New Dehli triển khai nhiều máy bay chiến đấu cùng với 60 ngàn quân tại khu vực này trước lời cảnh báo về nguy cơ chiến tranh có thể xảy ra lần nữa với Trung Quốc.
Cho dù đa số các nhà phân tích cho rằng, những diễn biến vừa kể chỉ là động thái thăm dò "nắn gân" nhau, bình thường giữa các đối thủ đang vươn vai, nhưng tại Ấn Độ, cũng có nhà phân tích như ông Bharat Verma đã dự đoán rằng chắc chắn là Trung Quốc sẽ tấn công Ấn Độ vào năm 2012. Chuyên gia về quốc phòng này đã viết trong tập san nghiêm túc "Indian Defense Review", một bài dài nhằm khẳng định Bắc Kinh tất yếu sẽ gây hấn, muộn nhất trong 3 năm sắp tới, để triệt hạ Ấn Độ và bảo đảm vai bá chủ duy nhất trong khu vực.
Một sự kiện khác cũng không kém phần quan trọng được Ấn Độ quan tâm là Trung Quốc đang nhanh chóng triển khai thực hiện chiến lược "Chuỗi ngọc trai". Với chiến lược này, một loạt các hải cảng, căn cứ hải quân của Trung Quốc được xây dựng xung quanh Ấn Độ tại Ấn Độ Dương, nhằm tạo ra mối đe dọa đối với an ninh của New Dehli. Tư lệnh Hải quân Ấn Độ, Đô đốc Sureesh Mehta, đã kêu gọi New Dehli cần phải khẩn trương chuẩn bị đối phó với chiến lược "Chuỗi ngọc trai" của Bắc Kinh nhằm giành ưu thế tại khu vực Ấn Độ Dương.
Theo ông Mehta, để đối phó với nguy cơ trên từ phía Trung Quốc, Ấn Độ cần phải có các tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân và các tàu chiến hiện đại cho dù phải chi phí lớn về tài chính. Mặc dù đô đốc Mehta không nêu tên các nước, nơi Trung Quốc xây dựng các hải cảng và căn cứ quân sự phục vụ cho chiến lược "Chuỗi ngọc trai" nhằm bao vây Ấn Độ, song dư luận biết rõ rằng người đứng đầu lực lượng Hải quân Ấn Độ muốn ám chỉ tới các hải cảng Site-Tway ở Myanmar, Hambantota ở Sri Lanka và Gwada ở Pakistan.
![]() |
Tư lệnh Hải quân Ấn Độ, Đô đốc Sureesh Mehta, duyệt binh tại Kochi. Ảnh: Reuters |
Trên thực tế, Trung Quốc đang xây dựng một cảng nước sâu nhằm mở rộng hạm đội tàu ngầm hạt nhân của họ tại Gwadar, Pakistan và đang phát triển các cảng ở Sri Lanka và Bangladesh. Bắc Kinh cũng đang lên kế hoạch xây dựng một con kênh đào chạy qua eo đất Kran ở Thái Lan, để nối Ấn Độ Dương với bờ biển Thái Bình Dương của Trung Quốc - một dự án với quy mô tương đương kênh đào
Tất cả những hoạt động trên đang khiến chính phủ Ấn Độ khó chịu và rất lo ngại tới an ninh đất nước bị đe dọa. Với việc Trung Quốc đang xây dựng các cảng nước sâu ở phía đông và phía tây cũng như sự vượt trội của Trung Quốc về doanh số bán vũ khí cho các nước Ấn Độ Dương,
Trước diễn biến này, Ấn Độ đang tìm cách hợp tác với Maldives quốc gia có hơn 1.000 đảo nhỏ, trong đó chỉ 200 đảo có người ở, giúp tăng cường an ninh cho hòn đảo nhỏ bé này - nơi những kẻ buôn lậu ma túy, chủ nghĩa khủng bố và hải tặc thường nhắm tới, và cũng sẽ phát triển một vị trí thuận lợi mới để bảo vệ hải phận của riêng mình, đồng thời đáp trả chiến lược "Chuỗi ngọc trai" của Trung Quốc. Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K.Antony ngày 20-8 đã tới Maldives và thảo luận với các nhà lãnh đạo nước chủ nhà như Tổng thống Nasheed và Bộ trưởng Quốc phòng Ameen Faisal.
Hai bên khẳng định quan hệ hữu nghị giữa Ấn Độ và
Đài RFI của Pháp trong một bài viết "Ấn Độ nghi ngờ Trung Quốc nuôi ý đồ gây hấn" mới đây đã phân tích: ác mộng của Ấn Độ, một nước phải bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ sau khi Pakistan bị tách ra vào năm 1947, gần như bỗng chốc được minh họa qua bài "nghiên cứu" đăng trên mạng IISS (Trung Quốc) ngày 8-4 của một chuyên gia Trung Quốc dưới bút danh là "Zhan Lue" (Chiến lược). Bởi vì đã từ lâu, một mặt Trung Quốc lặng lẽ bao vây Ấn Độ bằng cách lôi cuốn nhiều quốc gia láng giềng của Ấn Độ vào vòng ảnh hưởng của mình.
Vậy là sóng ngầm lại nổi lên, mối hiềm khích giữa 2 quốc gia khổng lồ Châu Á lại hâm nóng bởi những toan tính sâu xa và cũng là nguyên nhân để thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực lên ở cấp độ đáng lo ngại.
Lê Minh Châu
(tổng hợp)