Bản thuyết trình Lễ hội xe hoa– DIFF 2018 "Huyền thoại những cây cầu"

Thứ ba, 10/04/2018 15:57

I. Ý nghĩa:

Chiếc cầu là vật nối liền khoảng cách giữa hai vùng đất, giúp cho việc giao thông thuận tiện, thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Đồng thời những chiếc cầu gắn liền và  kết nối những giá trị văn hóa, lịch sử, xã hội, quá khứ và tương lai. Dựa trên ý nghĩa đó, ý tưởng tạo hình những chiếc xe carnaval sẽ hàm chứa những biểu tượng đặc trưng của từng quốc gia, những công trình văn hóa đặc thù và hình tượng chọn lọc của sự phồn vinh.

 

III. Các xe diễu hành:

 

XE 1: VIỆT NAM  

  • Cầu Long Biên: Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội, do Pháp xây dựng (1898-1902). Cầu Long Biên đã chứng kiến các điểm cao trên thành cầu trở thành ụ pháo cao xạ chống máy bay Mỹ trong thời gian chiến tranh.
  • Rồng thời Lý: Hình tượng Rồng được sáng tạo, thể hiện phong phú, chiếm vị trí quan trọng trong các hợp thể kiến trúc (hoàng cung hay chùamiếuđềnđình). Các vương triều đều lấy hình tượng Rồng là biểu tượng quyền uy của vương triều. oàn thân rồng toát lên uyển chuyển và một sức căng rất lớn từ cái vươn chân dài, đầu ngẩng cao, dáng đầu rực lửa thể hiện cho khí thế hừng hực muốn tiến chinh phục các giá trị văn minh nhất của phương Đông cổ đại
  • Họa tiết trống đồng: đồng không chỉ có chức năng nhạc khí mà còn có những chức năng khác như làm biểu tượng cho quyền lực, tôn giáo… Trống được oil trong các nghi lễ tôn giáo, trong lễ hội, và trong chiến tranh khi người thủ lĩnh bộ lạc kêu gọi mọi người từ khắp nơi tụ về để cùng chiến đấu. Trống thường thuộc về những người thủ lĩnh và là biểu tượng của quyền lực. Người thủ lĩnh có quyền lực càng lớn thì trống càng to và đẹp. Trống đồng cũng được oil à một tài sản quý

Mô hình 3D:

 

XE 2: BA LAN  

  • Cầu Świętokrzyski là một cây cầu bắc qua sông Vistula ở Warsaw, Ba Lan kết nối Powiśle với Quận Praga Północ. Gần bờ trái ở phía tây, cây cầu được hỗ trợ bởi hai trụ cầu. Cầu đã được khai trương ngày 6 tháng 10 năm 2000 sau hai năm xây dựng. Tên cây cầu bắt nguồn từ phố Świętokrzyska, tạo thành một phần của tuyến đường vào từ trung tâm thành phố.
  • Nữ chiến binh người cá Warsaw: biểu tượng của Warsaw, đại diện cho cánh tay của thành phố và cũng như trong một số bức tượng và hình ảnh khác

Mô hình 3D

 

XE 3: PHÁP

  • Cầu Tournelle (tiếng PhápPont de la Tournelle) là một cây cầu bắc qua sông Seine ở trung tâm thủ đô Paris của Pháp. Cây cầu này nối liền đảo Saint-Louis (thuộc quận 4) với kè Tournelle (thuộc quận 5). Ngoài giao thông, cây cầu này còn được sử dụng để đo mực nước ở vùng trung Paris kể từ năm 1759. Cầu Tournelle được cố ý thiết kế không đối xứng để nhấn mạnh sự không đối xứng của phong cảnh sông Seine với nơi này. Cầu gồm một vòm lớn trung tâm và 2 vòm nhỏ hơn ở hai phía bờ sông, cây cầu được trang trí ở bờ trái bằng một cột cao 15 m trên đó có tượng của Thánh Geneviève, vị thánh phù hộ cho Paris, đây là tác phẩm của Paul Landowski.
  • Tháp Effel (tiếng PhápTour Eiffel) là một công trình kiến trúc bằng thép nằm trên công viên Champ-de-Mars, cạnh sông Seine, thành phố Paris. Vốn có tên nguyên thủy là Tháp 300 mét (Tour de 300 mètres), công trình này do Gustave Eiffel và các đồng nghiệp của mình xây dựng nên nhân dịp Triển lãm thế giới năm 1889, và cũng là dịp kỷ niệm 100 năm Cách mạng Pháp. Tháp Eiffel trở thành biểu tượng của Paris và nước Pháp, một trong những công trình nổi tiếng nhất thế giới. Bắt đầu từ những thập niên cuối của thế kỷ XX, Champ-de-Mars cùng tháp Eiffel là nơi tổ chức các lễ hội, các buổi hòa nhạc của thành phố. Tính tới năm 2007, tổng số lượt người thăm tháp đã đạt tới con số hơn 236 triệu. Năm 2007, tháp Eiffel đón 6.893.000 lượt khách viếng thăm.

MÔ HÌNH 3D

 

XE 4: MỸ

Mô hình 3D:   

 

XE 5: Ý

  • Cầu Rialto (tiếng ÝPonte di Rialto) tại Venezia là một trong các công trình xây dựng nổi tiếng nhất của thành phố. Cầu bắc qua Kênh Lớn (Canal Grande) này chỉ có một nhịp dài 48 m, nằm cạnh Fondaco dei Tedeschi là trụ sở thương mại của các thương gia người Đức tại Venezia.
  • Đấu trường La Mã là công trình lớn nhất được xây ở Đế chế La Mã được hoàn thành năm 80 sau Công Nguyên dưới thời Titus, với nhiều chỉnh sửa dưới thời hoàng đế Domitian. Đấu trường Colosseum vẫn được sử dụng gần 500 năm với những bằng chứng ghi chép được về trận đấu thế kỷ 6 - rất lâu sau khi Đế chế La Mã sụp đổ năm 476. Ngoài sử dụng làm nơi đấu của võ sỹ, nơi đây còn được dùng làm biểu diễn công chúng, tập trận giả trên biển, săn thú, kịch cổ điển. Colosseum vẫn từ lâu được xem là biểu tượng của Đế chế La Mã và là một trong những mẫu kiến trúc La Mã đẹp nhất còn sót lại. Đây là điểm tham quan hấp dẫn của Roma và vẫn còn nhiều liên hệ với Giáo hội Công giáo.

Mô hình 3D:

 

XE 6: HONG KONG – TRUNG QUỐC

  • Đầu lân, họa tiết thân Lân
  • Cầu Thanh Mã (Tsing Ma Bridge): là cây cầu tại Đặc khu Hành chính Hồng KôngCộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Cầu này hoàn thành ngày 17 tháng 4 năm 1997. Đây là cây cầu có nhịp lớn thứ 7 thế giới. Tên của cầu được đặt theo tên hai hòn đảo là Thanh Y và  Loan. Cầu này có cả đường sắt lẫn đường bộ. Nhịp chính của cầu dài 1.377 mét (4.518 ft) (dài hơn cầu Cổng Vàng ở San Francisco) và có chiều cao 206 mét (676 ft). Đây là nhịp cầu đường ray lớn nhất thế giới.

Mô hình 3D:

 

XE 7: THUỴ ĐIỂN

Mô hình 3D:

 

XE 8: BỒ ĐÀO NHA

  • Cầu 25 de Abril: Cầu 25 de Abril là một cây cầu ở Bồ Đào Nha. Cầu dài 2.278 m. Cầi có nhịp dài 1.013 m (3.323 ft). Cầu hoàn thành năm 1966. Cầu được sử dụng cho đường bộ & đường sắt. Cầu bắc qua sông Tejo, nối Lisbon và Almada. Cầu gồm 6 làn xe chạy và 2 đường tàu hỏa. Được xây dựng từ năm 1962-1966, ban đầu cầu có tên Salazar được đặt theo tên nhà độc tài Antonio de Oliveira Salazar.
  • Thành phố Lisbon là thành phố lớn nhất và là thủ đô của Bồ Đào Nha. Hầu hết các trụ sở của các công ty đa quốc gia trong nước nằm trong khu vực Lisbon và nó là thành phố thứ chín trên thế giới về số lượng các hội nghị quốc tế. Thành phố cũng là trung tâm chính trị của đất nước, là thủ phủ của Chính phủ và cư trú của người đứng đầu Nhà nước, thủ phủ của huyện Lisbon và là trung tâm của khu vực Lisbon.

Mô hình 3D:

 

XE 9: ĐÀ NẴNG - Cầu Sông Hàn

Mô hình 3D:

 

XE 10: ĐÀ NẴNG - Cầu Rồng

  • Cầu Rồng là cây cầu thứ 6 và là cây cầu mới nhất bắc qua sông Hàn[1]. Vì cây cầu có hình dáng giống một con rồng nên được gọi là Cầu Rồng. Cây cầu hiện đại này bắc qua sông Hàn tại bùng binh Lê Đình Dương/Bạch Đằng, tạo con đường ngắn nhất từ sân bay quốc tế Đà Nẵng tới các đường chính trong thành phố Đà Nẵng, và một tuyến đường trực tiếp đến bãi biển Mỹ Khê và bãi biển Non Nước ở rìa phía đông của thành phố. Cầu được thiết kế và xây dựng với hình dạng của một con rồng có khả năng phun lửa và phun nước như thật.[3] Hiện tại, thời gian phun lửa và phun nước bắt đầu vào lúc 21 giờ các ngày thứ bảy, Chủ nhật hàng tuần và các ngày lễ lớn. Cầu Rồng là biểu tượng của sự vươn lên, sức sống mãnh liệt trường tồn. Biểu tượng của văn hóa và du lịch

Mô hình 3D:

 

XE 11: ĐẢ NẴNG - Cầu Trần Thị Lý

  • Với thiết kế mang âm hưởng của phong cách châu Âu, cầu Trần Thị Lý là một nét phá cách độc đáo giữa bức tranh thành phố Đà Nẵng sôi động và nhộn nhịp. Cầu sử dụng hệ thống dây văng 3 chiều với những trụ dây văng nghiêng tạo dáng cầu lạ mắt kết hợp với trụ tháp nghiêng cao đến 145m so với mặt nước biển và tựa như hình tượng cánh buồm căng gió từ sông Hàn tiến ra biển Đông mang theo khát vọng vươn lên của người dân thành phố Đà Nẵng. Chính thiết kế vô cùng sáng tạo này đã tạo nên một nét kiến trúc nghệ thuật đặc sắc và độc đáo “có một không hai” cho cây cầu. Cầu nối liền giao thương quốc tế với thương mại, tượng trưng cho sự phát triển hiện đại và các khu nghỉ dưỡng đẳng cấp.

Mô hình 3D:

 

XE 12: ĐÀ NẴNG - Cầu Thuận Phước

  • Cầu Thuận Phước nằm ở cuối sông Hàn bắc qua vịnh Đà Nẵng nối với bán đảo Sơn Trà, đây cũng là cây cầu nối liền đường Nguyễn Tất Thành và đường Trường Sa - Hoàng Sa là hai tuyến đường đô thị ven biển lớn nhất Việt Nam kết nối vùng du lịch trọng điểm từ hầm Hải Vân vào đến phố cổ Hội An (Quảng Nam) và khu du lịch bán đảo Sơn Trà. Cầu được thiết kế theo mô hình cầu treo dây võng 3 nhịp liên tục, rộng 18m, 4 làn xe; có 2 trụ tháp cao 92m, cách nhau 405m; độ tĩnh không thông thuyền 27m. Đây cũng là cây cầu dây võng đầu tiên ở Việt Nam được kết cấu với dầm hộp thép hợp kim suốt toàn bộ nhịp treo dài 655m, chế tạo bằng công nghệ dầm tăng cứng theo tiêu chuẩn quốc tế.
  • Khi những cây cầu mới với kiến trúc độc đáo được xây lên như cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý thì khách du lịch có thêm nhiều địa điểm để tham quan và ngắm thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, không vì thế mà cầu Thuận Phước bị thất sủng. Khi cầu Rồng được xem là một biểu tượng du lịch mới của Đà Nẵng, thì cầu Thuận Phước vẫn âm thầm đóng một vai trò quan trọng, là dải lụa nối đôi bờ sông Hàn và tạo nên vẻ đẹp huyền bí cho thành ph

Mô hình 3D: