Cần minh định một số thuật ngữ, nội hàm các khái niệm
>> Để không nhầm lẫn giữa "công ích" và "tư ích", "công quyền" và "tư quyền"
>> Hoàn thiện chế định bảo vệ Tổ quốc và các quy định về lực lượng CAND
>> Đặt lợi ích của Tổ quốc và nhân dân lên trên hết
>> Nên đổi tên "Ủy ban nhân dân" thành "Ủy ban hành chính"
>> Tòa án thực hiện quyền tư pháp
>> HĐND TP Đà Nẵng góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp và luật đất đai
>> Nên giao cho VKSND thực hiện kiểm sát việc tuân thủ pháp luật trên bình diện rộng
>> Bản án, quyết định của tòa án phải được Nhà nước bảo đảm thi hành trên thực tế
>> Hoàn thiện cơ chế phản biện xã hội đảm bảo tính pháp lý để thực thi dân chủ
>> Xác định rõ lợi ích của cộng đồng
>> Nhiều ý kiến đề nghị thành lập tòa án hiến pháp
>> CATP Đà Nẵng góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
>> LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN VỀ DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992
>> Sửa đổi Hiến pháp là thực hiện tư duy đổi mới
>> Lấy ý kiến góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992
>> Tiếp tục lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
>> Triển khai lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992
>> Lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
(Cadn.com.vn) - Hội thảo lấy ý kiến góp ý về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN) TP Đà Nẵng tổ chức mới đây đã nhận được nhiều đóng góp tâm huyết của các vị nhân sĩ, trí thức... Báo Công an TP Đà Nẵng xin trích đăng một số ý kiến góp bàn vào Dự thảo của các ông: Nguyễn Đình An- nguyên Chủ tịch UBMTTQVN ; Nguyễn Hoàng Long- nguyên Phó Chủ tịch UBND TPĐN.
Góp ý về Khoản 1, Điều 9 Dự thảo: "MTTQVN là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị- xã hội, các tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp...", ông Nguyễn Đình An đặt vấn đề: Thế nào là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện? Nếu theo định nghĩa này thì thuộc tính của Mặt trận có 2 vế: liên minh chính trị và liên hiệp tự nguyện. Ông An cho biết, qua 10 năm giữ cương vị Chủ tịch MTTQVN thành phố nhưng cũng không thể giải thích rõ khái niệm này và cũng không rõ vì sao Dự thảo lại chia các tổ chức thành 3 loại, 3 cấp độ: chính trị, chính trị - xã hội và xã hội. Vì thế ông An cho rằng, Ban soạn thảo nên mời các chuyên gia soạn một cuốn sách để thống nhất nội hàm các khái niệm.
|
Bên cạnh đó, trong Khoản 2 Điều 9, ông đề nghị thay từ "nhất trí" bằng từ "đồng thuận" (tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân); bỏ cụm từ "và củng cố" (tham gia xây dựng và củng cố chính quyền), bởi củng cố cũng là xây dựng, có hàm ý quá trình xây dựng có bộc lộ yếu kém, khuyết điểm, cần tập trung vào đó để sửa chữa, gia cố cho chất lượng tốt, bền vững...; bỏ cụm từ "cùng Nhà nước" (cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân), vì ghi như trong Dự thảo được kiến định là tất cả mọi hoạt động chăm lo cho nhân dân của Mặt trận phải được thực hiện cùng Nhà nước. Tuy nhiên, hoạt động chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân cũng như các hoạt động khác của MTTQ có thể hoạt động độc lập, có thể cùng Nhà nước, cùng với Đảng, với cá nhân và các tổ chức khác do Mặt trận quyết định trong những hoàn cảnh cụ thể.
|
Tại Khoản 1, Điều 5 Dự thảo ghi: "Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam", ông Nguyễn Hoàng Long cho rằng, nên bỏ từ "thống nhất", bởi trong Điều 1 của Dự thảo đã khẳng định: "Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một đất nước dân chủ, độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ". Và ông cũng đề nghị cần bổ sung vào Chương 3 cụm từ "chăm sóc sức khỏe nhân dân, an sinh xã hội". Theo đó sẽ là: Kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường, chăm sóc sức khỏe nhân dân, an sinh xã hội.
Góp ý về Điều 53 của Dự thảo: "Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ, hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường". Ông Long cho rằng, lời văn trong Hiến pháp cần cô đọng, mang tính khẳng định, không nên giải thích, vì vậy cần bỏ cụm từ "trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước".
Cũng nhận xét như trên, tại khoản 1 Điều 55 Dự thảo, ông Long đề nghị bỏ các cụm từ "bảo đảm nền kinh tế vận hành theo quy luật thị trường" vì tại khoản 1, Điều 54 đã khẳng định: "Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" và bỏ cụm từ "thúc đẩy liên kết kinh tế vùng" vì cuối khoản 1, Điều 55 cũng đã thể hiện nội hàm này.
Doãn Hùng (lược ghi)