Cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh

Thứ ba, 16/01/2018 11:00

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị định để cắt giảm 675 điều kiện đầu tư kinh doanh, tương đương 55% trong tổng số 1.216 điều kiện đầu tư kinh doanh mà Bộ Công Thương quản lý. Thông tin này được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 ngành Công Thương, sáng 15-1.

Đánh giá cao những nỗ lực và kết quả của ngành Công Thương, Thủ tướng chỉ rõ: Ngành Công Thương biết gạt bỏ những lợi ích cục bộ, vượt lên chính mình, đồng thời cũng là Bộ tiên phong đi đầu trong việc cắt bỏ các thủ tục hành chính, mà việc đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh là một ví dụ.

Mệnh đề “làm sao?”

Về phương hướng, mục tiêu nhiệm vụ của ngành Công Thương 2018, Thủ tướng nhấn mạnh đến lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu và thương mại nội địa cần “có chiều sâu hơn nữa trong phát triển”; trong đó có việc thúc đẩy tái cơ cấu, đẩy mạnh công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp phục vụ nông nghiệp.

Làm sao ngành Công Thương phải ưu tiên thu hút đầu tư dự án công nghệ cao, sản phẩm cạnh tranh, thân thiện môi trường?; Làm sao thúc đẩy sản xuất theo hướng xuất khẩu và giữ vững thị trường trong nước, đặc biệt là các kênh phân phối hàng hóa?; “Làm cách nào để tìm ra giá trị gia tăng mới trong công nghiệp chế biến ở Việt Nam?”, Thủ tướng tiếp tục đặt câu hỏi và nhấn mạnh đây cũng là mục tiêu phấn đấu của ngành Công Thương năm 2018 và những năm tiếp theo.

Cùng với đó, là các giải pháp để lực lượng sản xuất công nghiệp, thương mại không phải chỉ là doanh nghiệp Nhà nước mà cả khu vực kinh tế tư nhân để khơi dậy các tiềm năng này? Làm sao công nghiệp, thương mại hướng vào nông nghiệp, nông thôn? Giải pháp nào để nâng cao năng suất chất lượng lúa gạo? Làm sao để phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam?

Định hướng chủ đạo của năm 2018 là phải biến những câu hỏi “làm sao” này thành hành động, Thủ tướng nhấn mạnh.

Tiếp tục cắt giảm điều kiện kinh doanh

Trước đó, tháng 9-2017, sau một thời gian rà soát, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh phê duyệt phương án cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh, tức là cắt giảm 55,5% tổng số điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Đây được xem là động thái tích cực, mạnh mẽ nhất, đầu tiên trong các bộ trong thực hiện cải cách điều kiện kinh doanh. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhiều lần biểu dương, đánh giá cao nỗ lực này của Bộ Công Thương.

Tại Nghị quyết 01 năm 2018, Chính phủ đã yêu cầu cải thi&⽥circ;̣n căn bản, tạo chuyển biến mạnh mẽ các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh, cắt giảm, đơn giản hóa 50% các điều kiện촠kinh doanh hiện hành.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, theo thông tin nhận được đến ngày 22-12-2017, mới chỉ có 5 Bộ rà soát và đưቡ ra phương án cắt giảm, sửa đổi. Ngoài Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã lên kế hoạch cắt giảm, sửa đ&o档irc;̉i các điều kiện. Theo đó, trong tổng số 345 điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ, dự kiến đề xuất bãi bỏ, sửa đổi 118 điê̀u kiện (gồm bãi bỏ 65 và sửa đổi 53 điều kiện), chiếm 34,2%. Còn Bộ Xây dựng cũng đề xuất bãi bỏ 89 điều kiện (41,3%); đơn giản hóa 94 (43,7%); giữ nguyên 32ᠠđiều kiện (15%) tổng số 215 điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng. Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã thực hiện rà soát đ๩ều kiện kinh doanh, đề xuất cắt giảm, sửa đổi 51 điều kiện kinh doanh (đạt 16%), nhưng chưa có phương án sửa đổi cụ thê  đối với các điều kiện kinh doanh sửa đổi.

Đối với 10 Bộ ngành khác (gồm: Tài chính, Y tế, Vănꬠióa, Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Lao động-Thương binh và xã hội, Công an, Quốc phòng, Tư pháp), Bộ Kế hoạch ⭶à Đầu tư chưa nhận được thông tin về việc rà soát, đề xuất cắt giảm, sửa đổi điều kiện kinh doanh thuộc trách nhiệm quản lý của các Bộ, ngành này.

THU THỦY

Bãi bỏ một số điều kiện đối với thương nhân kinh doanh xăng dầu

Hoạt động kinh doanh xăng dầu được “cởi trói&r㉤quo; sau khi Chính phủ bãi bỏ nhiều điều kiện kinh doanh.

Chính phủ đã bãi bỏ một s&oc畩rc;́ điều, khoản của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3-9-2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. Cụ thể, bãi bỏ Điều 5 (quy hoạch phát triển hệ thống kinh褠doanh xăng dầu); khoản 6 Điều 7 (điều kiện đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, bỏ điều kiện phù hợp với quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu); Điều 10 (điều kiện sản xuất xăng dầu); khoản 1 Điều 24 (điều kiện đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu, bỏ điều kiện địa điểm phải phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt); khoản 5 Điều 41 (cơ sở kinh doanh xăng dầu hiện có chưa phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thực hiện lộ trình nâng cấp, bảo đảm phù hợp quy hoạch theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đó).

P.V