Chắt chiu bữa ăn cho bệnh nhân COVID-19

Thứ tư, 09/02/2022 22:03

Được giao trọng trách là bệnh viện tuyến cuối trong điều trị COVID-19, ngoài công tác điều trị, chăm sóc bệnh nhân, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng đặc biệt chú trọng tổ chức các bữa ăn hàng ngày cho bệnh nhân…

Bếp trưởng Thẩm Thị Ngân cùng chị nuôi Thanh Chuẩn đóng gói các khẩu phần ăn.

Theo bác sĩ Lê Thành Phúc - Giám đốc Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, quy trình chế biến, vận chuyển bữa ăn đến cho các bệnh nhân COVID-19 và đội ngũ y tế đang làm nhiệm vụ tại các khu điều trị COVID-19 được thực hiện nghiêm ngặt, chặt chẽ. “Bệnh viện có căng-tin phục vụ bữa ăn cho cán bộ, viên chức và bệnh nhân lao, phổi, bệnh nhân COVID-19. Theo đó, với nhân viên y tế, chế độ ăn hàng ngày được Nhà nước lo là 120.000 đồng/3 bữa, có sữa, bánh, trái cây; bệnh nhân COVID-19, chế độ 80.000 đồng/ngày cho 3 bữa. Ngoài ra, các bệnh nhân COVID-19 còn được hỗ trợ nước uống (Lavie), giấy vệ sinh, xà bông tắm gội, rửa tay và nước súc miệng. 

Sau khi thực hiện các quy trình đảm bảo an toàn phòng chống dịch, tôi được Trưởng Phòng tổ chức hành chính bệnh viện Phan Thu Hoài dẫn đến căng-tin. Tất cả đều sáng loáng. Thoăn thoắt đóng từng hộp cháo, bếp trưởng Thẩm Thị Ngân cho hay, thực đơn buổi trưa hôm đó có phở, cháo và cơm. Thấy tôi ngạc nhiên về sự đa dạng, phong phú này, chị cười: “Bệnh nhân COVID-19 thường ăn không ngon miệng. Vì vậy, nhà bếp nấu theo nhu cầu của bệnh nhân”. Vừa nói, chị vừa nhắc 2 chị nuôi Thẩm Thanh Chung và Nguyễn Thị Thuận chuẩn bị đóng khẩu phần cơm trưa. Khẩu phần cơm gồm có mực, rau muống, đậu cove xào, thịt luộc, cá và canh v.v. Bếp trưởng Ngân cho biết, hiện căngtin có 4 người, gồm 3 nữ, 1 nam. “Trước khi vào đây, tôi có 10 năm kinh nghiệm bán cơm trên đường Hoàng Văn Thái. Những đồng sự đang làm việc cùng tại căng-tin này trước đây từng làm cho tiệm cơm của tôi, nên đã quen với cường độ phục vụ cao. Chỉ cần biết tổ chức, phân chia thời gian hợp lý thì sẽ kịp thời gian để phục vụ bữa ăn cho bệnh nhân cũng như đội ngũ y tế thôi”, chị Ngân chia sẻ. 

Điều dưỡng tiếp nhận khẩu phần ăn để chuyển đến bệnh nhân theo quy trình khép kín.

Sau khi thực hiện các quy trình đảm bảo an toàn phòng chống dịch, tôi được Trưởng Phòng tổ chức hành chính bệnh viện Phan Thu Hoài dẫn đến căng-tin. Tất cả đều sáng loáng. Thoăn thoắt đóng từng hộp cháo, bếp trưởng Thẩm Thị Ngân cho hay, thực đơn buổi trưa hôm đó có phở, cháo và cơm. Thấy tôi ngạc nhiên về sự đa dạng, phong phú này, chị cười: “Bệnh nhân COVID-19 thường ăn không ngon miệng. Vì vậy, nhà bếp nấu theo nhu cầu của bệnh nhân”. Vừa nói, chị vừa nhắc 2 chị nuôi Thẩm Thanh Chung và Nguyễn Thị Thuận chuẩn bị đóng khẩu phần cơm trưa. Khẩu phần cơm gồm có mực, rau muống, đậu cove xào, thịt luộc, cá và canh v.v. Bếp trưởng Ngân cho biết, hiện căngtin có 4 người, gồm 3 nữ, 1 nam. “Trước khi vào đây, tôi có 10 năm kinh nghiệm bán cơm trên đường Hoàng Văn Thái. Những đồng sự đang làm việc cùng tại căng-tin này trước đây từng làm cho tiệm cơm của tôi, nên đã quen với cường độ phục vụ cao. Chỉ cần biết tổ chức, phân chia thời gian hợp lý thì sẽ kịp thời gian để phục vụ bữa ăn cho bệnh nhân cũng như đội ngũ y tế thôi”, chị Ngân chia sẻ. 

Thực phẩm để chế biến thức ăn phục vụ cho bệnh nhân COVID-19 nói riêng, các bệnh nhân lao, phổi nói chung tại đây được nhập hàng ngày qua nguồn cung cấp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không dùng thực phẩm đông lạnh. Hàng ngày, 4 người dậy sớm để sơ chế, sau đó bắt tay vào nấu bữa ăn sáng. Lo xong bữa sáng, 4 người lại tất bật chuẩn bị cho bữa trưa theo đơn báo từ các khu bệnh. Quy trình vận chuyển thức ăn đến các khu điều trị được thực hiện rất nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn về phòng chống dịch. Khi được hỏi đảm nhiệm phục vụ cho bệnh nhân COVID-19 có sợ không… chị Ngân, chị Chung, chị Thuận đều cười: “Nếu sợ đã không vào đây. Chỉ thấy thương bệnh nhân, thương đội ngũ y, bác sĩ đang làm việc tại đây thôi. Họ không sợ thì sao mình phải sợ?”. 

Gắn bó với Bệnh viện Phổi được 15 năm, điều dưỡng Nguyễn Thị Loan cho hay, đây là đợt thứ 3 chị được phân công làm việc tại khu điều trị bệnh nhân COVID-19, mỗi đợt từ 1 tháng đến 1 tháng hơn. Trong khoảng thời gian “cùng ăn, cùng ở” với bệnh nhân, đội ngũ y tế dường như không có thời gian để buồn khi phải xa gia đình, bởi công việc cứ cuốn đi. Ngoài nhiệm vụ chính là chăm sóc, điều trị, họ còn hỗ trợ bệnh nhân từ bữa ăn đến giấc ngủ. “Thường khi nhiễm COVID-19, bệnh nhân ăn uống không thấy ngon miệng nên rất lười ăn. Chúng tôi thường xuyên động viên, dỗ dành họ dùng bữa, bồi bổ thêm sữa và uống nước thật nhiều để có sức chiến đấu với bệnh tật. Đối với những bệnh nhân không có khả năng tự ăn, chúng tôi bón. Tùy thuộc bệnh tình của từng bệnh nhân mà thời gian bón ăn nhanh hay lâu. Nhìn bệnh nhân thấy thương lắm nên cố gắng để giúp cho họ mau chóng hồi phục để được xuất viện, chẳng có thời gian đâu để nghĩ này nọ nữa…”, điều dưỡng Loan thổ lộ. 

Điều dưỡng Hồi sức - cấp cứu trực tiếp bón cơm cháo cho các bệnh nhân nặng COVID-19.

Vợ chồng Loan có 2 con, đang đi học, chồng là hải quân, đang công tác tại đảo xa, mỗi năm về thăm vợ con 1 lần. Từ khi dịch bệnh xuất hiện và bùng phát đến nay, vào những đợt được phân công làm nhiệm vụ tại khu điều trị bệnh nhân COVID-19, Loan phải đưa 2 con đến nhà em gái nhờ chăm sóc. “Các cháu đã quen với việc bố mẹ thường xuyên vắng nhà nên rất có ý thức tự giác”, chị Loan nói.

Bác sĩ Nguyễn Thị Mai, trước đây chăm sóc điều trị cho tù nhân tại Trại giam An Điềm (Đại Lộc, Quảng Nam), chuyển ngành năm 2009 chia sẻ thêm: “Tùy thuộc vào từng bệnh nhân có bệnh nền khác nhau, chúng tôi tư vấn bệnh nhân ăn những thức ăn gì để tăng cường sức đề kháng… Nhiều bệnh nhân không chịu ăn thì tìm cách dỗ dành, thuyết phục để họ ăn. Nhìn bệnh nhân COVID-19 được chữa lành và xuất viện, chúng tôi cảm thấy vui, hạnh phúc…”, bác sĩ Mai thổ lộ. 

Là một trong những bệnh nhân F0 được điều trị tại Bệnh viện Dã chiến rồi chuyển sang Bệnh viện Phổi, xuất viện giữa tháng 10-2021, chị Đặng Thị Bông (trú P. Thuận Phước, Q. Hải Châu) xúc động chia sẻ: “Bệnh viện Phổi nấu ăn rất ngon, phục vụ chu đáo, tận tình. Những ngày được điều trị tại đây, tôi luôn được đội ngũ y tế tận tình quan tâm, chăm sóc, lo từng bữa ăn. Tôi luôn biết ơn vì điều đó…”.

PHAN THỦY