Chính phủ Thái Lan nỗ lực kiểm soát tình hình an ninh trật tự
(Cadn.com.vn) - Đi đôi với tình trạng bạo lực xảy ra ở miền Nam do xung đột sắc tộc, tôn giáo nhiều năm qua, cuộc đảo chính quân sự lật đổ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra năm 2006 đã đẩy Thái Lan vào cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài cho đến nay vẫn chưa giải quyết ổn thỏa.
Gần đây, khi sắp đến ngày Tòa án Tối cao (TATC) ra phán quyết về số tài sản đang bị phong tỏa do có nghi ngờ trốn thuế của cựu Thủ tướng Thaksin thì tình hình chính trị nước này càng trở nên căng thẳng. Nguy cơ biểu tình chống chính phủ tăng cao. Cảnh sát đã phát hiện có bom trong sân TATC. Nhiều lời đe dọa bạo động và đảo chính quân sự lan truyền tại
Mới đây, Phó Thủ tướng Thái Lan phụ trách an ninh Suthep Thaugsuban cho biết, Hội đồng An ninh Quốc gia đề nghị Nội các thành lập một ủy ban đặc biệt tạm thời để giám sát chặt mọi diễn biến của tình hình trước ngày TATC ra phán quyết về số tài sản trị giá 2,3 tỷ USD của gia đình ông Thaksin. Ủy ban trên, có thể do ông Suthep đứng đầu, sẽ có quyền triệu tập họp khẩn cấp vào bất kỳ thời điểm nào để nhanh chóng ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra, kể cả việc áp dụng Luật An ninh Nội địa.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Korn Chatikavanij ngày 15-2 kêu gọi tất cả các đảng phái trong nước sớm chấm dứt xung đột hoặc gây ra các vụ bạo động vì lo ngại nền kinh tế đang trên đà phục hồi hiện nay sẽ suy sụp nếu nguy cơ bạo lực tái diễn. Theo ông Korn, nếu cuộc xung đột chính trị dai dẳng ở Thái Lan bùng phát thành làn sóng bạo lực và vượt khỏi tầm kiểm soát thì sẽ càng làm xói mòn lòng tin của giới đầu tư - điều sẽ tác động tiêu cực tới đà tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Còn Phòng Thương mại Thái Lan cũng đề nghị chính phủ xem xét phương án công bố và áp dụng sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp để ngăn chặn nguy cơ xảy ra bạo lực trong bối cảnh khu vực tư nhân không muốn vụ việc vốn từng làm chấn động Pattaya và Bangkok đầu tháng 4-2009 tái diễn.
Một nguồn tin quân đội cho biết, trong cuộc họp đầu tiên của Ủy ban Giám sát An ninh vào ngày 17-2, Phó Thủ tướng Suthep, Tư lệnh Lục quân - Tướng Anupong Paojinda và một số quan chức an ninh nước này đã xem xét về các biện pháp đảm bảo an ninh cho đất nước và nhất trí với đề xuất cần chuẩn bị tốt kế hoạch triển khai các bước duy trì hòa bình. Phó Thủ tướng Suthep cũng đảm bảo với các quỹ quản lý đầu tư hàng đầu tại
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Korn Chatikavanij cho biết, chính phủ đã chuẩn bị về mọi mặt để ứng phó với tình hình bất trắc, đồng thời khẳng định sẽ không có đảo chính quân sự cũng như không có vụ xung đột nghiêm trọng nào xảy ra giữa các đảng trong chính phủ liên hiệp do đảng Dân chủ lãnh đạo. Ngoài việc huy động khoảng 3.000 cảnh sát và 2.000 binh sĩ để giúp tăng cường bảo đảm an ninh trật tự ở thủ đô, giới chức quân đội cùng 10.000 quân thuộc 79 đơn vị ở các tỉnh lân cận cũng được lệnh sẵn sàng hỗ trợ cảnh sát thực hiện nhiệm vụ.
![]() |
Cảnh sát Thái Lan bảo vệ bên ngoài Tòa án Tối cao. Ảnh: AFP |
Dự kiến có khoảng 5.000 sĩ quan và nhân viên an ninh sẽ tham gia cuộc diễn tập chống bạo động tại quận Bang Khen vào ngày 20-2, cho dù Mặt trận thống nhất dân chủ chống độc tài (UDD) nói rằng, họ sẽ không đưa người xuống đường biểu tình vào ngày 26-2 tới. Quyền Cảnh sát trưởng quốc gia Pateep Tanprasert cho biết sẽ điều động thêm nhiều cảnh sát đến làm nhiệm vụ tuần tra ở thủ đô và sẽ yêu cầu quân đội huy động thêm lực lượng tới cùng giúp duy trì an ninh trật tự tại
Trước đó, Thủ tướng Abhisit Vejjajiva khẳng định: chính phủ không có kế hoạch sử dụng vũ lực hay các phương tiện bạo lực để đối phó với những cuộc biểu tình chống chính phủ của phe “Áo đỏ”, nhưng sẽ triển khai các biện pháp tăng cường an ninh để duy trì ổn định và trật tự xã hội. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Jatuporn Promphan, một trong những nhà lãnh đạo của UDD nói rằng, ông có trong tay kế hoạch chính phủ sẽ sử dụng vũ lực để đối phó với những người biểu tình. Thủ tướng Abhisit còn cho biết, chính phủ Thái Lan đã thành lập một ủy ban đặc biệt tạm thời để giám sát chặt mọi diễn biến của tình hình.
Trong một diễn biến liên quan đến quan hệ với nước láng giềng, phản ứng về tuyên bố ngày 14-2 của Thủ tướng Abhisit rằng, Thái Lan sẽ sử dụng các biện pháp ngoại giao để giải quyết vấn đề biên giới với Campuchia và tránh để vấn đề này xấu hơn, người phát ngôn chính phủ Campuchia Khieu Kanharith đã tuyên bố, nếu Bangkok chấp nhận Hiệp ước Phân giới Pháp –Xiêm năm 1907, hai nước mới có thể đạt được tiến bộ hướng tới bình thường hóa quan hệ. Ông Khieu Kanharith nói rõ rằng, Campuchia sẵn sàng cùng Thái Lan giải quyết vấn đề tranh chấp biên giới ở cấp độ song phương và đa phương. Chính phủ Campuchia đang xem xét cách thức đưa vần đề này ra trước Tòa án Công lý Quốc tế (ICI) và Hội đồng Bảo an LHQ, bất chấp việc này có được Thái Lan ủng hộ hay không.
Theo ông Khieu Kanharith,
Lê Diệu Nguyên