Chuyện “ngựa thành Troy”

Thứ tư, 14/01/2015 10:04

(Cadn.com.vn) - Thổ Nhĩ Kỳ đang đứng giữa ngã ba đường trong cuộc xung đột ở Kobani - nơi nhóm chiến binh Hồi giáo IS đang nỗ lực chống lại Các Đơn vị Tự vệ Nhân dân người Kurd (YPG) - để chiếm giữ thành phố chiến lược này.

Kobani nằm trong khu vực nắm quyền của người Ottoman của Syria, ra đời vào năm 1912 quanh ga xe lửa dọc theo đường sắt Baghdad. Tính đến năm 2004, dân số của Kobani vào khoảng 45.000 người, và kể từ năm 2012, thành phố này nằm dưới quyền kiểm soát của YPG, song đến tháng 9-2014 bị IS bao vây đánh chiếm. Tuy nhiên, cho đến nay, YPG tuyên bố đang dần đẩy lui IS và giành lại phần lớn quyền kiểm soát Kobani.

Nhưng vấn đề đặt ra là ngay từ đầu Thổ Nhĩ Kỳ dường như rất do dự khi nói đến việc ngay lập tức trợ giúp cho Kobani. Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ thiếu quyết đoán khi nói đến cuộc bao vây ở Kobani? Hãy nhớ rằng đây là đất của thành Troy, thành phố cổ bên bờ biển Aegean mà người Hy Lạp chiến đấu để giành trong 10 năm nhưng thất bại. Khi họ sắp bỏ cuộc, Odysseus, một người Hy Lạp đặc biệt thông minh và giỏi giang nghĩ ra kế hoạch: binh sĩ Hy Lạp giả vờ đóng gói và rời đi, nhưng để lại đằng sau con ngựa gỗ khổng lồ.

Người Hy Lạp  nói rằng, con ngựa gỗ để lại chỉ đơn thuần là một món quà cho các vị thần để đảm bảo, tàu của họ trở về nhà an toàn. “Nhưng tại sao lại là con ngựa gỗ to lớn như vậy?”, người thành Troy hỏi. “Vì vậy mà bạn sẽ không thể di chuyển con ngựa vào thành phố”, người Hy Lạp trả lời. Câu trả lời này kích thích người thành Troy đẩy con ngựa vào thành. Tuy nhiên, khi đêm xuống, những người lính Hy Lạp trốn bên trong con ngựa đột phá thành Troy và chiếm giữ thành phố bất khả chiến bại này.

Câu chuyện này chỉ là truyền thuyết nhưng nó xem ra đang nghiệm với Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay. Một khi bị cắn, người ta sẽ càng thận trọng hơn? Tại sao Ankara vẫn mâu thuẫn? Bởi vì họ sợ những gì có thể xảy ra ở Kobani có thể làm sụp đổ  hệ thống an ninh của họ. Họ vẫn chưa an tâm về người Kurd - làm thế nào để tiếp cận và liệu người Kurd có thể tin cậy được?

Ankara tuyên bố không có chuyện phân biệt chủng tộc đối với người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, đa số người Kurd cho biết, có tình trạng phân biệt đối xử. Tất nhiên, mọi việc sẽ không nghiêm trọng như ở Nam Phi, nhưng đó là vấn đề. Hiện Ankara đang than phiền về dòng người tị nạn vào lãnh thổ nước này từ Syria.

Theo Cơ quan Quản lý Thảm họa và Tình trạng khẩn cấp (AFAD), Thổ Nhĩ Kỳ đang tiếp nhận 1,7 triệu người tị nạn Syria, trong đó 230.000 người sống trong các trại tị nạn có đủ các cơ sở hạ tầng như trường học, siêu thị.

Và khoảng 1,5 triệu người tị nạn được chính quyền Ankara cấp thẻ căn cước, được sử dụng trong việc phân phát hàng viện trợ, tạo việc làm, hỗ trợ giáo dục và các hoạt động bảo trợ xã hội khác.

Thanh Văn