Có một “miền xa thẳm” dành cho người lính
(Cadn.com.vn) - Đài Truyền hình Việt Nam vừa tổ chức chương trình “Con đường âm nhạc” mang tựa đề “Miền xa thẳm”. Và người được vinh danh chính là nhạc sĩ khoác áo lính Đức Trịnh- tác giả của những bản tình ca về tình người, tình đồng đội đã ngân vang suốt chiều dài năm tháng.
Nhạc sĩ của lính
![]() |
Nhạc sĩ Đức Trịnh |
Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, anh tham gia các hoạt động nghệ thuật quần chúng ở phía
Xuất phát là người lính từng chiến đấu ở miền Tây Nam Bộ và chiến trường Campuchia nên đề tài về người lính đã nhanh chóng đi vào các sáng tác của Đức Trịnh như một lẽ tự nhiên. Có thể dễ dàng nhận thấy, những tác phẩm nhạc sĩ Đức Trịnh viết về người lính luôn tràn đầy sức trẻ, rực lửa yêu thương và đầy ắp nhiệt thành như các ca khúc: “Tình yêu của lính”, “Tình yêu lính tăng”, "Cám ơn mẹ"...
Trong đêm nhạc “Miền xa thẳm”, nhạc sĩ Đức Trịnh đã khiến nhiều trái tim rung động bởi những giai điệu rưng rưng, lắng đọng và chứa chan cảm xúc với ca khúc cùng tên với chương trình. Có thể nói, “Miền xa thẳm” là một trong những ca khúc hay nhất viết về chiến tranh, với những cảm nhận về đau thương và sự hy sinh thầm lặng của những người lính đã ngã xuống.
Ca khúc là câu chuyện bi hùng nhưng cũng không kém phần lãng mạn của những người lính Trường Sơn năm xưa. Trong đêm nhạc của mình, không nén nổi xúc động, nhạc sĩ Đức Trịnh chia sẻ: “Tôi viết Miền xa thẳm là để tặng những người đồng chí, đồng đội của tôi. Ca khúc này như một nén hương thể hiện lòng thành kính của tôi đối với những người lính đã xả thân vì đất nước”.
![]() |
Nhạc sĩ Đức Trịnh (người thứ 2 từ trái sang) trong buổi ra mắt Ban chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam nhiệm kỳ 2010-2015. |
Hiện nay, ngoài công việc sáng tác, nhạc sĩ Đức Trịnh còn giữ cương vị Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. Từng là một người lính, giờ đây lại làm việc, gắn bó với người lính, đối với Đại tá Nguyễn Đức Trịnh, đó là niềm vui, niềm hạnh phúc vô bờ bến.
Đối với các học trò “cưng” đã từng được “thầy” Đức Trịnh đào tạo như Hồ Quỳnh Hương, Ngọc Anh, Kasim Hoàng Vũ..., ông là một người thầy đầy tâm huyết và hết lòng cho sự nghiệp ươm mầm tài năng âm nhạc trẻ. Sau “Con đường âm nhạc”, nhạc sĩ Đức Trịnh còn có nhiều dự định cho công tác đào tạo chiến sĩ - nghệ sĩ, xây dựng một nhà trường nghệ thuật quân đội trở thành một trong những địa chỉ đào tạo nghệ thuật tin cậy của quân đội và đất nước.
Giàu lòng trắc ẩn
Nói đến Đức Trịnh, những người trong nghề đều cho rằng, dấu ấn của ông được đặt vào mỗi tác phẩm và dễ thấy một tâm hồn giàu trắc ẩn, một trái tim biết đồng cảm với những nỗi đau. Ca khúc “Hoa dại” được viết khi nhạc sĩ Đức Trịnh còn rất trẻ. Trở về Hà Nội sau hơn 10 năm vào Nam chiến đấu, những cảm xúc bất chợt về một loài hoa nhỏ bé mong manh, khép mình bên bờ giậu, nhè nhẹ tỏa hương như sợ làm “kinh động” các loài hoa tên tuổi khác, đã khiến tâm hồn người nhạc sĩ trẻ bật lên những giai điệu giàu cảm xúc.
Sự đồng điệu trong những vần thơ của Tô Đông Hải về loài hoa này đã giúp Đức Trịnh hoàn chỉnh phần sáng tác bài hát. Thanh Lam đã thể hiện thành công “Hoa dại” trong CD đầu tiên của Ban nhạc Hoa sữa. “Ngược dòng Hương Giang” cũng ra đời trong nỗi niềm cảm thông với những “cô gái sông Hương”. Nhạc sĩ bày tỏ: “Đã một thời người ta quan niệm, những cô gái chèo thuyền trên sông Hương là những cô gái làm tiền.
Sau này, bộ phim “Cô gái trên sông” đã phản ánh điều đó. Tôi đã đến sông Hương, đã một mình đi trên con thuyền chỉ có một mái chèo, thả hồn trên sông nước mênh mang, nghe đâu đó vọng về khúc Nam Ai Nam Bình, hít sâu khí trời phơ phất hương thơm và phiêu du trên những lăng đền cung tẩm... và chợt cảm nhận được nỗi cơ cực của hai chữ “ngược dòng”.
Những cô gái mảnh mai, liễu yếu đã phải căng mình chèo thuyền về phía thượng nguồn, rồi sau đó, mới thả cho thuyền trôi xuôi... Giữa sóng và gió, giữa sự xô đẩy của mênh mang trời nước, cuộc đời, hình ảnh nhỏ bé của cô lái thuyền in vào đêm tối như khắc sâu trong tâm tưởng tôi hai chữ thân phận, và ngay sau đó, tôi đã sáng tác “Ngược dòng Hương Giang”...
Nhạc sĩ Đức Trịnh đã đi đến nhiều địa danh dọc chiều dài đất nước. Mỗi nơi ông đi qua đều để lại những cảm xúc để nhạc sĩ viết nên những giai điệu khi xót xa, day dứt, khi lạc quan, yêu đời. Những sáng tác của ông đều mang yếu tố hiện đại, trẻ trung và đậm chất trữ tình lãng mạn cùng sự phóng túng, bay bổng của một người lính từng trải.
Trong sáng tác, ông đã “chạm” đến nhiều vùng âm nhạc dân gian như Tây Nguyên, Huế, Tây Bắc. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, nhạc sĩ Đức Trịnh đã đạt được nhiều giải thưởng: Giải A - Giải thưởng 5 năm của Bộ Quốc phòng (2004 - 2009); giải Nhạc sĩ Xuất sắc nhất tại Hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc 2005 và 2009; Giải nhì - Giải thưởng âm nhạc Hội nhạc sĩ VN và nhiều giải thưởng khác, hàng chục Huy chương Vàng trong các hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc...
Nói về nhạc sĩ Đức Trịnh, nhạc sĩ Quỳnh Hợp nhận xét: “Nền âm nhạc Việt
Trần Hoàng Anh