Còn nhiều thách thức
Các bộ trưởng tài chính Liên minh Châu Âu (EU) đã trải qua hơn 12 giờ tranh luận gay gắt để cuối cùng nhất trí về vấn đề cải cách ngân sách, để có thể chống đỡ với một cuộc khủng hoảng tài chính lớn trong tương lai. Trong cuộc họp vào ngày 4-12, có rất nhiều chủ đề được đưa ra và tất cả chúng đều khó khăn đến nỗi các bên cuối cùng quyết định hoãn cuộc họp báo cuối cùng đến chiều 4-12.
Thỏa thuận mà 27 bộ trưởng tài chính của EU (không có Anh) tìm kiếm với trọng tâm trao cho chính quyền một hộp công cụ mạnh mẽ hơn trong trường hợp xảy ra cú sốc lớn đối với các nền kinh tế Châu Âu. Trong đó có các đề xuất nhằm mục đích tăng cường hệ thống ống nước tài chính của nền kinh tế Châu Âu, nhưng không bao gồm các tầm nhìn xa hơn như lời kêu gọi của Pháp. Sau khi được các bộ trưởng thông qua, các cải cách này cần các nhà lãnh đạo EU nhất trí tại hội nghị thượng đỉnh vào tuần tới ở Brussels, Bỉ. Thực tế, các bộ trưởng gặp nhiều khó khăn khi bàn đến ý tưởng của Pháp về việc thiết lập một ngân sách cho khu vực đồng EUR (Eurozone).
Chính phủ các nước, trong nhiều tháng qua đang cân nhắc đề xuất để tạo ra một số loại công suất ngân sách cho khối tiền tệ duy nhất trên thế giới này, vốn có thể được sử dụng trong trường hợp xảy ra khủng hoảng hoặc cú sốc kinh tế nghiêm trọng. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đưa ra ý tưởng về ngân sách chống khủng hoảng cho 19 thành viên, một phần quan trọng trong tầm nhìn của ông để bắt đầu “sốc lại” EU sau cuộc khủng hoảng nợ, cú sốc Brexit và sự gia tăng của những người theo chủ nghĩa dân túy.
Nhưng hoàn thành việc thành lập công đoàn ngân hàng là một thách thức khó khăn khác, bởi Đức phản đối mạnh mẽ vì cho rằng, trách nhiệm là của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB). Nhưng rõ ràng, thỏa thuận lần này sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc mở rộng trách nhiệm của Cơ chế ổn định Châu Âu (ESM) – cơ quan vốn được mệnh danh là lính cứu hỏa cho các nước Eurozone có gặp khủng hoảng nợ nghiêm trọng. Hầu hết các cải cách đã được Pháp và Đức đồng ý trước đó, hai quốc gia vốn chiếm gần một nửa nền kinh tế khu vực Eurozone và được xem là “động cơ đôi” cho sự thống nhất của EU. Nhưng quá trình này đã bị sa lầy trong những tháng gần đây do chính phủ yếu kém ở Berlin và bị kích thích bởi các thành viên EU nhỏ hơn, dẫn đầu là Hà Lan.
THANH VĂN