Đề xuất đầu tư thêm một số hạng mục cho dự án Cảng Liên Chiểu

Thứ ba, 10/09/2024 09:00

Theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Cảng Liên Chiểu được quy hoạch xây dựng trở thành cảng đặc biệt và là một trong 3 cảng biển cửa ngõ quốc tế nước sâu của Việt Nam với quy mô tiếp nhận tàu tổng hợp, tàu hàng rời trọng tải đến 100.000 tấn, tàu container có sức chở từ 6.000 đến 8.000 TEU…

Thi công các hạng mục đường giao thông và luồng tàu thuộc Dự án Cảng Liên Chiểu – Phần cơ sở hạ tầng dùng chung.
Thi công các hạng mục đường giao thông và luồng tàu thuộc Dự án Cảng Liên Chiểu – Phần cơ sở hạ tầng dùng chung.

Dự án này được xây dựng trên địa bàn phường Hòa Hiệp Bắc (Q.Liên Chiểu, TP Đà Nẵng), trong đó, Hợp phần A là các hạng mục công trình cơ sở hạ tầng dùng chung, bao gồm có các hạng mục chính như sau: kè và đê chắn sóng với chiều dài 1.170m, luồng tàu và khu nước dài khoảng 7,3km, rộng 160m và sâu 14m, đường giao thông kết nối đến cổng cảng rộng 30m và có 6 làn xe cùng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước… Tổng vốn đầu tư cho Dự án hơn 3.400 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và ngân sách TP Đà Nẵng. Khởi công vào tháng 12-2022, tính đến nay, Dự án xây dựng Cảng Liên Chiểu – Phần cơ sở hạ tầng dùng chung này đã cơ bản đảm bảo tiến độ thi công đã đề ra với khối lượng xây lắp đạt 67,31%, trong đó, hạng mục đê và kè chắn sóng đạt 66,1%, hạng mục nạo vét luồng tàu và khu nước đạt 66,8%, hạng mục đường giao thông và thoát nước đạt 68,4%, v.v... Chủ đầu tư và các nhà thầu phấn đấu hoàn thành xây dựng dự án này vào tháng 11-2025.

Để đảm bảo che chắn an toàn cho Dự án Cảng Liên Chiểu sau khi đưa vào hoạt động và khai thác, ông Lê Thành Hưng - Giám đốc Ban Quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng Lê Thành Hưng đã có đề xuất đầu tư bổ sung thêm một số hạng mục cho dự án này. Cụ thể, thứ nhất là đề xuất Trung ương tiếp tục hỗ trợ cho đầu tư kéo dài thêm 900m của hạng mục đê và kè chắn sóng; thứ hai, là hạng mục đê và kè ở phía Nam cảng đoạn gần khu vực cửa sông Cu Đê kết nối vào tuyến đường nội bộ Cảng Liên Chiểu; thứ ba là kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và Bộ GTVT xem xét, phê duyệt quy hoạch xây dựng khu hậu cần sau Cảng Liên Chiểu để kết nối với Khu công nghiệp Liên Chiểu, trong đó, dành khoảng mấy trăm héc-ta làm khu thương mại tự do.

Trong chuyến thị sát và kiểm tra tình hình triển khai Dự án Cảng Liên Chiểu vào ngày 1-9 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh dự án này đang được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm như: Tập đoàn Maersk ở Hà Lan, Tập đoàn Sumitomo ở Nhật Bản, đặc biệt là Tập đoàn Adani của Ấn Độ cam kết đầu tư 10 tỷ USD… Điều đó cho thấy Cảng Liên Chiểu có vị trí hết sức chiến lược về mặt logistics thì mới có rất nhiều nhà đầu tư lớn quan tâm. Với ý nghĩa đó, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc với các đề xuất của TP Đà Nẵng. Cụ thể, đồng ý với đề xuất quy hoạch xây dựng khu hậu cần sau Cảng Liên Chiểu nhằm đảm bảo xây dựng cảng đa ngành, đa lĩnh vực, nhiều công năng; đồng ý với đề xuất đầu tư kéo dài đê và kè chắn sóng Cảng Liên Chiểu, đê và kè ở phía Nam cảng nhưng phải nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường, sóng gió thế nào, kéo dài đến đâu là được và làm luôn một thể, chứ đừng làm lắt nhắt… Thủ tướng Chính phủ cũng lưu ý chỉ với nguồn lực trong nước thì không thể làm nhanh Cảng Liên Chiểu được mà phải có nguồn lực bên ngoài, kết hợp nguồn lực bên trong, nguồn lực bên ngoài, nguồn lực Trung ương, nguồn lực địa phương, rồi phải có nguồn tài chính, cơ chế chính sách để thu hút đầu tư nguồn lực từ bên ngoài, từ khu vực ngoài Nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, khu vực tư nhân để làm.

Đối với công tác thi công Dự án Cảng Liên Chiểu, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo muốn làm nhanh không chỉ có các doanh nghiệp lớn, mà còn phải tận dụng các doanh nghiệp tại Đà Nẵng tham gia làm các công việc khác; rút kinh nghiệm từ công trình đường dây 500kV, những cái gì thủ công có thể làm được từ thanh niên, phụ nữ, công đoàn, thậm chí là lực lượng vũ trang làm được thì cần huy động vào cuộc. Thủ tướng Chính phủ lưu ý thêm với Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng: “Anh là Bí thư Đảng ủy Quân sự Thành phố, anh có quyền họp lại, huy động, tinh thần là toàn dân và cả hệ thống chính trị vào cuộc thì nó mới nhanh được… Có những cái phải làm bằng thủ công, có những cái làm bằng máy móc, có những cái dọn dẹp môi trường, hỗ trợ tái định cư rất cần sự vào cuộc của người dân và của hệ thống chính trị”.

PHÚ NAM

Làm gì để giải

Hiện nay Đà Nẵng đang triển khai xây dựng nhiều công trình, dự án trọng điểm, song nguồn cung đá xây dựng thông thường, đất san lấp không đảm bảo. So với nhu cầu thực tế mỗi năm thành phố thiếu hơn 1,4 triệu m3 đá và hơn 4,2 triệu m3 đất. Vậy Đà Nẵng sẽ làm gì để đảm bảo nguồn cung vật liệu xây dựng cho các dự án trọng điểm, động lực vốn ngân sách?

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Nghị quyết 136 có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển, vươn lên bứt phá và dẫn đầu của Đà Nẵng

Tại Hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết số 136/2024/QH15 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng tổ chức chiều 31-8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thành phố Đà Nẵng phải bứt phá bằng sức mạnh nội sinh.

Đà Nẵng nỗ lực đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công

8.881 tỷ đồng là tổng vốn đầu tư công được HĐND TP Đà Nẵng giao triển khai các công trình, dự án năm 2024 (cao hơn so với kế hoạch Trung ương giao 1.589 tỷ đồng). Tính đến hết 31-7, Đà Nẵng mới giải ngân được khoảng 2.400 tỷ đồng (27% kế hoạch) đặt áp lực rất lớn lên những tháng cuối năm. TP sẽ triển khai giải pháp gì để giải ngân đạt trên 95% theo mục tiêu...