Diễn giả Quách Tuấn Khanh: Giáo dục để trẻ là chính mình
(Cadn.com.vn) - Diễn giả hàng đầu Việt
Theo ông sai lầm lớn nhất trong giáo dục con cái của nhiều phụ huynh hiện nay là gì?
Cha mẹ nào cũng thương con nên thường chiều con, cấm cản, giữ bên mình và nhồi nhét kiến thức vào đầu chúng. Nhưng đó là cách làm theo bản năng, tự tước mất cuộc đời con. Sự nhầm lẫn giữa yêu thương và sở hữu, giữa giúp đỡ và hướng dẫn đã biến trẻ bị lệ thuộc, yếu ớt, phát triển không toàn diện.
Ông có lời khuyên gì cho các phụ huynh?
Nuôi dạy con là cả sự nghiệp. Anh có thành đạt trên đường công danh bao nhiêu nhưng có một đứa con hư hỏng, anh cũng là kẻ thất bại. Không gì giúp trẻ tốt hơn bằng việc làm gương cho trẻ.
Ở các nước tiên tiến người ta giáo dục con trẻ thế nào?
Họ giáo dục để tạo ra một con người tự chủ thay vì cái máy biết nghe lời. Họ tôn trọng con, coi đó là một sản phẩm đầy đủ, luôn lắng nghe, không áp đặt. Phương pháp giáo dục của họ dạy kiến thức, cách sống, cách làm, tự chủ bản thân chứ không chăm chăm nhồi nhét kiến thức. Họ cho con lăn lộn trong cuộc sống, giúp đỡ xã hội, tham gia thể thao, nghệ thuật, du lịch. Tại sao nhiều học sinh gia đình giàu có vẫn cho con đi xin tiền để làm từ thiện? Chính lúc đó con cái họ thấm sâu hơn giá trị cuộc sống, đó là gian khổ, là tình thương yêu, là ý chí... Tóm lại giáo dục của họ gần cuộc sống, họ đề cao, tôn trọng học sinh chứ không nặng về nhồi nhét, thành tích.
Theo ông phải thay đổi từ đâu?
Những sai lầm trong giáo dục con trẻ không hẳn lỗi ở cha mẹ mà là sản phẩm của môi trường văn hóa xã hội. Cần phải thay đổi quan niệm giáo dục. Hãy bỏ bớt nhồi nhét kiến thức mà tập trung vào cách làm, cách sống, cách để là chính mình. Hình thành cho trẻ cách sống vô cùng quan trọng. Hãy cho chúng tham gia các hoạt động dã ngoại, hoạt động tập thể. Phụ huynh mình lo cho con, không dám cho con qua đêm ở nhà bạn bè hoặc đi cắm trại..., tức là không tin con. Trong khi tham gia hoạt động đó, trẻ tự biết vị trí mình ở đâu, mình sống hài hòa thế nào trong một tập thể. Một bữa ăn chung, trẻ sẽ biết mình ăn phần nào, biết nhìn người khác, nên dừng ở đâu thay vì cả mâm cơm đầy ở nhà, ưng ăn bao nhiêu cũng được. Hoặc giáo dục để trẻ là chính mình. Khi con cái thi đại học, ba mẹ kỳ vọng, con phải thi đậu để trả ơn ba mẹ. Và nó thi trượt. Nó tuyệt vọng. Nó thấy mình sống mắc nợ nhiều quá và dẫn đến hành động dại dột.
* Quách Tuấn Khanh hiện là Chủ tịch Power UP Group tiên phong trong lĩnh vực phát triển con người, diễn giả của Công ty d’Oz International (Singapore) và là 1 trong 6 giảng viên quốc tế PEP (Peronal Efficiency Program) đầu tiên được chứng nhận quốc tế ở khu vực Châu Á. Ngoài bằng MBA của Trường Quản trị Maastricht, Hà Lan, anh còn thu gặt được nhiều kinh nghiệm đa ngành sau hơn 20 năm làm việc trong các lĩnh vực báo chí, quản lý PR & Marketing, Sale, điều hành doanh nghiệp và giảng dạy Đại học. Anh giúp đánh thức và truyền cảm hứng cho hơn 100.000 người mỗi năm.
Vậy ông chia sẻ phương pháp giáo dục như thế nào trước những sai lầm hiện nay của nhiều phụ huynh?
Galileo có câu nói: Chúng ta không dạy người khác điều gì cả, chúng ta chỉ có thể giúp họ tìm ra chân lý. Tôi muốn nói tới kỹ năng tự xử lý vấn đề. Con bạn thường tò mò, hỏi để khám phá thế giới xung quanh, bạn đừng trả lời ngay mà hãy hỏi lại con bằng các câu hỏi khác. Những câu hỏi đó mang tính hướng dẫn trẻ để bé tự tìm ra câu trả lời. Những câu chuyện thời thơ ấu rất quan trọng, sẽ theo bé cả đời. Bạn hãy kể cho bé nhiều câu chuyện, kể cả những chuyện tự sáng tác, miễn là tích cực. Để từ đó, bé biết yêu thương cuộc sống, trân trọng mọi người... Thể hiện tình yêu thương một cách khôn khéo, cho con những lựa chọn, luôn tạo cho con cảm giác an toàn, tin tưởng khi phải nói những điều quan trọng của nó đó là những nguyên tắc tối quan trọng. Thay vì dùng roi vọt để áp đặt trẻ hãy nói cho trẻ biết vì sao phải dùng tới roi vọt, trẻ sẽ nhận thức và không bao giờ lặp lại chuyện sai lầm đó.
Rõ ràng với cách giáo dục hiện nay đang có một khoảng cách nhất định giữa cha mẹ và con cái. Theo ông phải làm gì để nối lại nhịp cầu với con?
Để có thể nối lại nhịp cầu với con cái, trước hết cha mẹ phải nhận thức con mình là một cá thể độc lập, có cuộc sống riêng và cần được tôn trọng. Vì vậy, các em chỉ làm những gì mà các em yêu thích và thấy vui, rất khó áp đặt, nên bố mẹ phải nhẫn nại thuyết phục con hành xử theo cách đúng. Cách tốt nhất là hãy làm bạn với con từ lúc con còn bé, duy trì mối quan hệ tin cậy, tôn trọng, chia sẻ này với con thì bạn có nhiều cơ hội nắm bắt kịp thời những thay đổi về tâm sinh lý của con để có giải pháp, lời khuyên kịp thời. Nếu nhịp cầu bị gãy vì theo lối quan hệ một chiều áp đặt từ trên xuống, việc xây dựng trở lại đòi hỏi phụ huynh phải khéo léo hơn: cho con thấy sự thay đổi của chính bản thân mình trong suy nghĩ về mối quan hệ bố mẹ – con cái, kiên nhẫn chấp nhận thời gian đầu đầy khó khăn vì con vẫn quen theo hành vi cũ, không ngừng thể hiện tình yêu với con dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, cho con thấy được mình sẵn sàng lắng nghe và đồng cảm như thế nào. Mọi thứ chỉ bắt đầu thay đổi khi bản thân ta thay đổi, và bố mẹ lại thường muốn con thay đổi mà thiếu nhẫn nại trong việc thay đổi bản thân!
Cảm ơn ông về cuộc trao đổi này.
Hải Hậu
(thực hiện)