Đời góa phụ
(Cadn.com.vn) - Mơ ước, khát vọng thoát nghèo đã làm cho nhiều người đàn ông - trụ cột của gia đình ra đi biền biệt, để lại nỗi đau cho những người đàn bà ở lại chồng chất theo ngày tháng. Đó là thực tế chúng tôi ghi nhận từ những phụ nữ có chồng theo nghề “ngậm ngãi tìm vàng” và cả người vợ, người mẹ có chồng, con đã, đang ngày đêm lênh đênh với nghiệp “hồn treo cột buồm!
Họa từ vàng
Hơn 2 năm, kể từ cái đêm định mệnh xảy ra vào lúc 20 giờ ngày 13-10-2008, cả một bãi đất đá khổng lồ trùm kín hai lán trại của các phu vàng chỉ trong tích tắc, cùng một lúc, đại gia đình bà Nguyễn Thị Bưởi (68 tuổi, trú thôn 7, xã Tam Lãnh, H. Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) có đến 5 người con, rể, cháu chết trong vụ sập núi Thánh Giá. Hàng chục vành khăn trắng gục xuống rũ rượi, ôm cứng lấy những chiếc quan tài. Ở xã Tam Lãnh còn có nhiều gia đình như thế.
Vì nghèo khó và giấc mộng đổi đời từ vàng, vợ chồng anh Nguyễn Thanh Dũng (44 tuổi) - chị Huỳnh Thị Tình (36 tuổi) cùng đứa con trai đầu lòng là cháu Nguyễn Thành Trung (15 tuổi) đã bị chôn vùi dưới hầm sâu tại bãi vàng Thánh Giá. Kể từ đó, 3 đứa trẻ còn lại là Nguyễn Thị Thu Hằng (14 tuổi), Nguyễn Thị Thu Thảo (13 tuổi), Nguyễn Thành Đạt (11 tuổi) phải sống trong tình thương, sự cưu mang, đùm bọc của người thân khi cha, mẹ và anh chết.
Trong số những phu vàng xấu số, chắc chắn gia đình anh Dũng nghèo nhất, đáng thương nhất và nghèo đến nỗi, khi vợ chồng đi làm, nhà chẳng có ai trông con, phải dùng dây cột 2 đứa con nhỏ vào chiếc xe bò trong nhà cho các cháu khỏi chạy lạc ra sông Bồng Miêu. Ai ngờ tử thần ập xuống, vợ chồng anh Dũng, chị Tình và con trai Thành Trung vĩnh viễn ra đi, để lại 3 đứa nhỏ nheo nhóc.
Bây giờ, mỗi khi cơn mưa rừng ập đến, bà Huỳnh Thị Hoa (trú thôn Trung Sơn, xã Tam Lãnh, H. Phú Ninh) lại mang chiếc ghế nhựa ra ngồi trước sân nhìn về núi Thánh Giá như đợi chờ các con, cháu đi đào vàng về. Bà Hoa nghẹn ngào: “Nhà tôi nghèo, nghèo lắm, lại đông con gồm Xin, Lin, Trỉn, Lượm nhưng gia đình sống hạnh phúc. Thế mà trời không thương, lại bắt mất của tôi 2 đứa con Xin (1984), Lin (1991) trong vụ sập hầm vàng ở núi Thánh Giá. Gia đình chỉ có 3 sào ruộng, mỗi năm làm được 50 ang lúa. Từ khi hai thằng Xin và Lin chết vì lở đất trên bãi vàng, ngôi nhà lúc nào cũng trống hoác”.
Rồi bà Hoa lại nhìn về phía núi Thánh Giá buồn nẫu: “Nghèo, thà ăn mắm ăn muối, nhất quyết từ nay đến cuối đời tôi không cho 2 đứa con còn lại đi làm vàng nữa. Chứng kiến cảnh tượng lực lượng tìm kiếm moi móc đất đá đưa xác Xin, Lin lên khỏi mặt đất là tôi khóc ngất, đau lòng lắm rồi”.
![]() |
Bà Nguyễn Thị Bưởi vẫn chưa hết đớn đau vì mất đi 6 người thân trong vụ sập hầm vàng. |
Ông Võ Phong Sơn (51 tuổi, trú thôn 6, xã Tam Lãnh, H. Phú Ninh), người trực tiếp dùng đôi bàn tay trần moi móc đống đất đá khổng lồ đưa tất cả xác của 6 phu vàng lên mặt đất, đến nay vẫn chưa hết bàng hoàng: “Lúc đó, nghe tin là tôi cùng một số anh em tức tốc mang đèn pin tìm đường vào rừng. Mọi người dùng tay đào bới bùn đất để cứu các nạn nhân được chừng nào hay chừng đó, nhưng tất cả đều chết. Đời “phu vàng” gom góp của cải vào rừng bạt núi tìm vàng, nhưng vàng đâu không thấy, chỉ thấy chết chóc, đớn đau!”.
Khai thác vàng “chui” không chỉ cướp đi sinh mạng của nhiều phu vàng vì các vụ sập hầm mà còn để lại những hậu quả nghiêm trọng khác như sốt rét, bệnh tật, ma túy, mại dâm, tranh giành lãnh địa. Chị Nguyễn Thị Huỳnh (34 tuổi, trú thôn Châu Long, xã Bình Trị, H. Thăng Bình) nghẹn ngào: “Năm 2007, chồng tui đi theo một số anh em khác trong xã vào bãi đào vàng Động Giá. Năm 2008, anh ấy trở về rồi chết sau đó với chẩn đoán là “bệnh lạ”.
Hơn 1 năm nay, tui một mình nuôi con nhỏ, mẹ già”. Còn nhớ, trong nhóm hơn 50 người ở xã Bình Trị và Bình Định, H. Thăng Bình làm vàng thuê tại mỏ vàng Động Giá thì có đến 15 người chết do một căn “bệnh lạ”, với triệu chứng giống nhau: khó thở, tức ngực, ho kéo dài ra máu nhiều, không ăn được, sụt cân nhanh... Tất nhiên, cùng với đó là hàng chục người vợ trở thành góa phụ, thay chồng gánh vác, trở thành trụ cột gia đình trong nỗi cô đơn, đớn đau tột cùng.
Sống nhờ biển, chết cũng vì biển
4 năm trôi qua, những người đàn bà ở vùng cát xã Bình Minh, H. Thăng Bình, Quảng
![]() |
3 đứa con của vợ chồng anh Nguyễn Văn Dũng phải sống dựa vào sự bảo bọc của người thân. |
Con bé thứ 6 của chị năm nay 4 tuổi, cứ luôn miệng hỏi “Mẹ ơi, ba con đâu?”. Những lúc ấy, chị chỉ biết nuốt nước mắt vào trong, nói bâng quơ với con rằng “Ba con ra khơi câu mực chưa về”. Sau cái chết của chồng, chị không dám cho con trai đi biển, ráng cho chúng nó ăn học, kiếm cái nghề. Thế nhưng bây giờ trong chị lại thêm nỗi lo, hai đứa con gái sắp đi lấy chồng, mà chồng chúng chọn cũng là những ngư dân bám biển. Chị sợ, nỗi sợ của người đàn bà góa bụa. Và, dù không nói ra, nhưng chị hiểu ở xã Bình Minh này, gần 100 góa phụ cũng chung nỗi lo như chị.
Chị Nguyễn Thị Vĩnh (26 tuổi, trú xóm Cồn, thôn Tân Phú, xã Tam Phú, TP Tam Kỳ, Quảng
Bao đời nay, đi biển vẫn là nghề chính ở các xã ven biển Quảng
Từ đó, ngày tháng trôi qua, đôi vai của những người góa phụ lõm xuống với gánh nhọc nhằn thay chồng, đôi chân chai sạn với thời gian chắt chiu từng đồng nuôi các con ăn học. Biển là lẽ sống, biển cũng mang lại nhiều nỗi đau không gì bù lấp được. Chỉ thương những người con gái xứ biển, họ sinh ra, lớn lên nhờ biển và rồi phải gánh chịu những nỗi đau tột cùng cũng từ những cơn giận dữ của đại dương...
Núi đồi và biển cả, hầm vàng và thúng mực - kế sinh nhai không thể khác được và nó cũng mang lại nỗi đau tột cùng đang hiện hữu trong thẳm sâu phận đời góa phụ.
Bài, ảnh: Xuân Hồng