Đồng chí Lê Hồng Anh chỉ đao công tác bảo đảm trật tư, an toàn giao thông: Không được phó mặc cho ngành CA, GTVT
(Cadn.com.vn) - Ngày 25-3, đồng chí Lê Hồng Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư chủ trì hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả 8 năm thực hiện Chỉ thị 22-CT/T.Ư của Ban Bí thư T.Ư Đảng đối với công tác đảm bảo TTATGT; triển khai Chỉ thị 18-CT/T.Ư ngày 4-9-2012 của Ban Bí thư (khóa XI) về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”.
Tham dự hội nghị có Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ CA; đồng chí Đinh La Thăng, Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ GTVT; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành T.Ư và các địa phương trong cả nước. Theo dõi và chủ trì tại đầu cầu Đà Nẵng có các đồng chí: Trần Thọ, Phó Bí thư Thường trực, phụ trách Thành ủy; Văn Hữu Chiến, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng.
Đồng chí Lê Hồng Anh phát biểu tại Hội nghị.
Có hiệu quả nhưng chưa bền vững
* Ngày 25-3, tại Hội nghị toàn quốc triển khai Chỉ thị số 18-CT/T.Ư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”, Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ CA khẳng định: Bộ kiên quyết xử phạt đối với hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định. Vấn đề đang được dư luận quan tâm bởi nhiều ý kiến trái chiều.
Theo Trung tướng Phạm Quý Ngọ, đây không phải là hành vi mới mà đã được quy định trong các Nghị định 36/CP và 49/CP của Chính phủ từ năm 1995 và đến nay vẫn đang có hiệu lực pháp luật. “Bộ CA chưa bao giờ nói rằng chỉ người có tên trong đăng ký mới được điều khiển phương tiện đó như dư luận đã phản ánh. Không có bất cứ quy định pháp luật nào quy định xe đi thuê, đi mượn bị xử phạt vi phạm hành chính”, Trung tướng Phạm Quý Ngọ nhấn mạnh.
Báo cáo tại Hội nghị, Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng
Đạt được những kết quả trên là rất đáng mừng, tuy nhiên theo đánh giá của lãnh đạo các Bộ, ngành có liên quan, việc kiềm chế, kéo giảm TNGT vẫn chưa vững chắc; số người chết và bị thương do TNGT còn rất cao, tai nạn đặc biệt nghiêm trọng trên cả 3 tuyến đường bộ, đường sông và đường thủy vẫn xảy ra. Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng tỏ ra quan ngại: Trong năm 2012, TNGT dù giảm cả 3 tiêu chí, và là lần đầu tiên sau 10 năm số người chết vì TNGT ở mức dưới 10.000 người. Nhưng kết quả này chưa thực sự bền vững. Điều này thể hiện ngay trong quý I-2013 với những diễn biến về TTATGT có nhiều biểu hiện phức tạp.
Số người bị thương tuy giảm, nhưng số người chết tăng lên gần 1%. Tính riêng 2 tháng đầu năm, số người chết tăng tới 17%. Bộ trưởng Đinh La Thăng dẫn chứng, trong 9 ngày Tết Quý Tỵ, toàn quốc có tới 373 vụ TNGT làm chết 314 người, 387 người bị thương, trong đó có ngày số người chết lên đến 53 người, gấp đôi so với ngày thường. TNGT đặc biệt nghiêm trọng cũng gia tăng, tập trung vào xe tải, xe khách, điển hình phải kể đến vụ tan nạn xảy ra tại Cam Ranh, Khánh Hòa ngày 8-3, làm 12 người chết, 52 người bị thương...
Các đại biểu đầu cầu Đà Nẵng theo dõi hội nghị trực tuyến.
Đừng phó mặc!
Nói về kết quả thực hiện công tác đảm bảo TTATGT, trong 3 tháng đầu năm 2013, các đồng chí chủ trì hội nghị nhắc đi nhắc lại nhiều lần, rằng: Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan từ ý thức, hành vi của người tham gia giao thông còn có sự chủ quan, buông lỏng trong công tác quản lý Nhà nước về TTATGT của các cơ quan, ban, ngành. Cụ thể, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được duy trì thường xuyên và phù hợp với đặc điểm từng loại đối tượng, địa bàn, nên người dân chưa nhận thức sâu sắc được việc chấp hành pháp luật về đảm bảo TTATGT là trách nhiệm và quyền lợi thiết thực của mình. Với 31 địa phương có số người chết tăng cao, trong đó có 10 tỉnh thành gồm: Khánh Hòa, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Đắc Lắc, Bà Rịa, Lạng Sơn, Bình Thuận, Ninh Thuận, Nghệ An tăng hơn 30%, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nghiêm túc phê bình, đồng thời yêu cầu các địa phương nghiêm túc kiểm điểm và có nhiều giải pháp nhằm kiềm chế, kéo giảm TNGT trong những tháng tiếp theo, góp phần vào mục tiêu giảm cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết, bị thương do TNGT) trong năm ATGT 2013.
* So với con số thống kê năm 2002, số vụ TNGT năm 2011 giảm 14.466 vụ, số người chết giảm 1.951 người và giảm 20.844 người bị thương. Lực lượng chức năng đã lập biên bản xử lý hơn 45.000 trường hợp vi phạm, tước GPLX có thời hạn 1.129.895 trường hợp, tạm giữ 216.382 lượt ô-tô, gần 6.000 mô-tô; tiến hành khởi tố 42.101 vụ với 41.631 bị can. |
Đồng chí Lê Hồng Anh cũng chỉ đạo tập trung xây dựng những giải pháp phòng ngừa, nhất là tại các đô thị lớn phải tăng cường các biện pháp quản lý phương tiện vận tải, đảm bảo an toàn cho hành khách; chú trọng xử lý vi phạm để tạo tính răn đe nhất là các đối tượng quá khích có hành vi vi phạm TTATGT như chống người thi hành công vụ, đua xe, lạng lách, phóng nhanh vượt ẩu, chở quá tải... gây ra TNGT nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng...
Công Hạnh