DỰ THẢO ĐỀ ÁN ĐẶT, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (ĐỢT 1 - NĂM 2010)
Tổng số đường đặt tên: 94 đường.
- Số đường được đặt tên nhân vật lịch sử: 31 đường.
+ Đặt tên mới: 21 đường (có 02 nhân vật nước ngoài).
+ Đặt tiếp: 10 đường.
- Số đường được đặt tên địa danh lịch sử: 03 đường.
+ Đặt tên mới: 02 đường.
+ Đặt tiếp: 01 đường.
- Số đường được đặt tên làng, địa danh cổ kèm số: 60 đường.
I. ĐƯỜNG RA BÃI BẮC VÀ SƠN TRÀ - ĐIỆN NGỌC (TỪ NÚT CUỐI ĐƯỜNG RA BÃI BẮC ĐẾN GIÁP ĐỊA PHẬN QUẢNG
1. Đoạn đường có điểm đầu là nút cuối đường ra Bãi Bắc, điểm cuối giáp đường Hoàng Sa: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 3.400m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 1,0m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: HOÀNG SA
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hoàng Sa, điểm cuối giáp đường Nguyễn Công Trứ: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 6.110m, rộng 15m; vỉa hè mỗi bên rộng 9m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: TRƯỜNG SA
TRƯỜNG SA
Trường Sa là một huyện đảo thuộc tỉnh Khánh Hoà ngày nay, cách Đông Nam thị xã Cam Ranh khoảng 460km. Đây là một quần đảo lớn, gồm trên 100 đảo, bãi đá ngầm, bãi san hô… nằm rải rác trên một vùng biển rộng, từ Tây sang Đông dài khoảng 650km, từ Bắc xuống Nam khoảng 620km. Tổng diện tích phần nổi của các đảo khoảng 10km2. Độ cao trung bình các đảo khoảng 3-5m. Các đảo đều có vành đai san hô bao quanh; khí hậu gồm hai gió mùa: gió Tây Nam từ tháng 5 đến 10, gió Đông Bắc từ tháng 11 đến 4, là vùng có nhiều bão nên còn có tên “Quần đảo bão tố”.
Trên đảo và vùng biển xung quanh có nhiều tài nguyên, khoáng sản như: phốt phát can xi, dầu mỏ, khí đốt; các loại hải sản gồm: hải sâm, đồi mồi, cá chim… Trước 1956, Trường Sa thuộc tỉnh Bà Rịa; từ 1956 thuộc tỉnh Phước Tuy; từ 9/12/1982 là huyện đảo của tỉnh Đồng Nai; từ 28/12/1982 thuộc tỉnh Phú Khánh; nay thuộc tỉnh Khánh Hoà. Năm 1988, Trung Quốc đã đưa quân đánh chiếm một số bãi đá ngầm thuộc quần đảo.
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Công Trứ, điểm cuối giáp địa phận Quảng Nam: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 11.260m, rộng 15m; vỉa hè mỗi bên rộng 9m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: QUẢNG NAM
QUẢNG NAM
Quảng Nam là đơn vị hành chính mới được tách ra từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng vào năm 1997. Quảng
II. ĐƯỜNG NỐI TỪ ĐƯỜNG NGUYỄN VĂN LINH ĐẾN ĐƯỜNG BẠCH ĐẰNG: 01 đường:
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Bạch Đằng, điểm cuối giáp đường Nguyễn Văn Linh: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 750m, rộng 21m; vỉa hè mỗi bên rộng 6m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường:
a. Phương án 1: Đặt tiếp là NGUYỄN VĂN LINH
(Nếu theo phương án này, sẽ phải đánh lại số nhà. Số nhà cần đánh lại là 277 nhà cho cả hai bên).
b. Phương án 2: TRẦN VĂN TRÀ
TRẦN VĂN TRÀ (1919 - 1996)
Ông còn có tên gọi Nguyễn Chấn, quê ở xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi; Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1938.
Ông tham gia cách mạng năm 1936, nhập ngũ năm 1945; cấp bậc Thượng tướng (1974).
Năm 1945 - 1948, ông là Ủy viên Kỳ bộ Việt Minh Nam Bộ, rồi Khu trưởng Khu 8, Xứ ủy viên Nam Bộ; năm 1949 -1954, Tư lệnh kiêm Chính ủy khu Sài Gòn - Chợ Lớn, Khu 7, Phó Tư lệnh Nam Bộ, Tư lệnh phân liên khu miền Đông Nam Bộ; năm 1952 -1962, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; năm 1963 -1972, Phó Tư lệnh, Tư lệnh quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, Phó Bí thư Quân ủy Quân Giải phóng miền Nam, Ủy viên Trung ương Cục miền Nam; ngày 01/3/1973, là Trưởng đoàn Đại biểu Quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam tại Ban liên hợp Quân sự bốn bên ở Sài Gòn; năm 1973 - 1975, Tư lệnh quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh; ngày 05/12/1975, Chủ tịch Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn - Gia Định; năm 1976 - 1978, Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7.
Ông là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương (1978 - 1982); Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam: dự khuyết khoá III, chính thức khoá IV; đại biểu Quốc hội khoá VI; Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam (1992 - 1996).
Ông được tặng thưởng 2 Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng Nhất và hạng Ba, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất…
* Tài liệu tham khảo: Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 1996.
III. KHU DÂN CƯ SỐ 4 NGUYỄN TRI PHƯƠNG, KHU DÂN CƯ TÂY NAM HOÀ CƯỜNG (QUẬN HẢI CHÂU, QUẬN CẨM LỆ): 03 đường:
1. Đoạn đường có điểm đầu là nút giao thông đường 2 Tháng 9 và Cách Mạng Tháng 8, điểm cuối giáp đường Nguyễn Hữu Thọ: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 1.680m, rộng 21m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH
XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH
Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh nổ ra sau ngày Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập (03/02/1930). Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quần chúng khắp các huyện ở Nghệ An, Hà Tĩnh nổi lên đấu tranh quyết liệt, nhất là các huyện Thanh Chương, Nam Đàn, Nghi Lộc ở Nghệ An; Kỳ Anh, Can Lộc ở Hà Tĩnh, khiến bọn thực dân và phủ huyện phải co lại trong các đồn để tự vệ. Bọn tổng lý mất chỗ dựa, lần lượt đem sổ sách, con dấu nộp cho Cách mạng, từ bỏ chức vụ do thực dân phong kiến phong cho. Chính quyền xô viết được thành lập tại một số xã. Sau phút choáng váng ban đầu, thực dân Pháp cùng quan lại phong kiến dùng vũ lực thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng. Chúng bắt bớ, bắn giết, đốt phá làng mạc. Đặc biệt, ngày 12/9/1930, chúng dùng máy bay ném bom xuống một cuộc mít tinh tại huyện Hưng Nguyên, làm chết và bị thương hàng trăm người.
Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, tuy bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu và tạm thời bị lắng xuống, nhưng ngọn lửa Xô Viết Nghệ Tĩnh vẫn tồn tại và âm ỉ cháy trong lòng cán bộ và quần chúng để bùng lên thành cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, giành Chính quyền về tay nhân dân.
* Tài liệu tham khảo: Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Đình Tư: Đường phố thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Văn hoá, năm 2001.
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường 10,5m đang thi công, điểm cuối giáp đường Huỳnh Tấn Phát: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 1.010m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: PHAN TRỌNG TUỆ
PHAN TRỌNG TUỆ (1917 - 1989)
Ông quê ở thôn Đa Phúc, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội.
Năm 1934, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Từ năm 1939 đến năm 1940, ông làm Bí thư Tỉnh ủy Sơn Tây và Hà Đông; phụ trách Liên tỉnh Hà Nội - Hà Đông - Sơn Tây.
Năm 1943, ông bị thực dân Pháp bắt, kết án 27 năm tù và đày đi Côn Đảo. Đến Cách mạng tháng 8 năm 1945, ông được giải thoát và công tác trong Ban trật tự Côn Đảo rồi trở về đất liền, làm Thanh tra kháng chiến Hậu Giang, Ủy viên liên tỉnh ủy (gồm 10 tỉnh miền Tây Nam Bộ); Chính ủy Khu 9.
Từ tháng 12 năm 1948 đến năm 1950, ông làm Chính ủy Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn; Chính ủy Khu 7; Thanh tra Bộ Tư lệnh Nam Bộ. Từ năm 1952 đến năm 1954, ông làm Tư lệnh, sau đó Phó Tư lệnh kiêm Chính ủy Phân Liên khu miền Tây Nam Bộ.
Từ tháng 8 năm 1954, ông làm Phó Trưởng đoàn Liên hiệp đình chiến Nam Bộ rồi Phó Trưởng đoàn Liên hiệp đình chiến Trung ương. Tháng 3 năm 1957, ông làm Phó Tổng Thanh tra Quân đội. Năm 1958, ông làm Thứ trưởng Bộ Công an, phụ trách lực lượng Cảnh vệ. Khi lực lượng Công an vũ trang (tiền thân của lực lượng Biên phòng) được thành lập, ông được cử làm Tư lệnh kiêm Chính ủy đầu tiên của Lực lượng Công an Nhân dân vũ trang.
Năm 1961, ông làm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải. Từ tháng 3 năm 1974 đến 1975, là Phó Thủ tướng, kiêm Thường trực Hội đồng Chi viện giải phóng miền Nam. Năm 1976 đến tháng 2 năm 1980, ông làm Bộ trưởng kiêm Bí thư Đảng đoàn Bộ Giao thông Vận tải.
Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa III và VI; đại biểu Quốc hội từ khóa II đến khóa VI.
Ông được tặng thưởng: Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất và nhiều huân, huy chương khác.
Ngày 15 tháng 10 năm 2007, Ông được truy tặng Huân chương Sao Vàng.
* Tài liệu tham khảo:
- Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 1996;
- Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Đình Tư: Đường phố thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Văn hoá, năm 2001.
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Khánh Toàn, điểm cuối giáp đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 520m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: TRẦN ĐỨC THẢO
TRẦN ĐỨC THẢO (1917 - 1993)
Ông quê ở huyện Trì Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Thuở nhỏ, ông học tại Trường Albert Sarraut ở Hà Nội; ông là một học sinh thông minh tuyệt vời, được hầu hết các giáo sư người Pháp khâm khục.
Năm 1935, ông đậu Tú tài triết học; năm 1936, ông sang Pháp thi vào trường Cao đẳng sư phạm Normal (Normal Superieure) Paris và đỗ đầu. Năm 1943, ông đỗ Thạc sĩ Triết học, rồi được bổ chức Giáo sư tại Đại học Sorbonne - Paris.
Năm 1952, theo lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch, ông về nước để tham gia kháng chiến chống Pháp.
Năm 1953, ông làm việc ở cơ quan Nghiên cứu Sử - Địa - Văn (sau đổi là Văn - Sử - Địa).
Từ năm 1954 đến năm 1956, ông về Hà Nội làm Phó Giám đốc Trường Đại học Sư phạm, Chủ nhiệm Khoa Lịch sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Năm 1957, ông chuyển sang làm biên tập cho Nhà xuất bản Sự Thật và tập trung nghiên cứu, viết sách.
Năm 1991, ông được mời sang Pháp thăm, ở lại Paris và hoàn tất các công trình trước tác viết về triết học, nhất là hoàn chỉnh bộ sách Vấn đề con người và chủ nghĩa lí luận không có con người (1989). Năm 1993, ông mất và được hoả táng tại Pháp, cốt tro sau được đưa về an táng tại Nghĩa trang Văn Điển, Hà Nội.
Các tác phẩm của ông: Triết học đã đi đến đâu (Paris, 1951), Phénoménologie et métérialíme dialectique (Hiện tượng học và duy vật biện chứng) (Paris, 1951), Vấn đề nội dung xã hội và hình thức tự do (1956, Hà Nội), Nỗ lực phát triển tự do dân chủ (1956), Vấn đề con người và chủ nghĩa lý luận không có con người (1989) và nhiều dịch phẩm triết học, văn chương phương Tây và nhiều tác phẩm khác.
Ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất.
* Tài liệu tham khảo: Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, năm 2008.
IV. ĐƯỜNG NỐI TỪ ĐƯỜNG NGUYỄN HỮU THỌ RA QUỐC LỘ 1A (QUẬN CẨM LỆ): 01 đường:
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Hữu Thọ, điểm cuối giáp đường Trường Chinh: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 1.690m, rộng 21m; vỉa hè mỗi bên rộng 6,5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: LÊ ĐẠI HÀNH
LÊ ĐẠI HÀNH (941 - 1005)
Lê Đại Hành là niên hiệu của Lê Hoàn, người anh hùng chỉ đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất thắng lợi, sáng lập nhà Tiền Lê. Ông quê ở Trung Lập, Ái Châu (Thọ Xuân - Thanh Hóa), nhưng cũng có sách ghi ông ở Trường Châu - Ninh Bình, hoặc ở Thanh Liêm - Hà Nam. Khi Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập nên cơ nghiệp nhà Đinh, Lê Hoàn được phong làm Thập đạo tướng quân.
Năm 979, vua Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích giết, con là Đinh Toàn mới 6 tuổi lên nối ngôi vua. Năm 981, quân Tống kéo sang xâm lược nước ta. Trong cuộc họp bàn kế hoạch kháng chiến, đại tướng Phạm Cự Lạng thay mặt các tướng đề nghị tôn ông lên làm vua, thay cho vua nhỏ Đinh Toàn. Quân sĩ đồng lòng ủng hộ. Thái hậu Dương Vân Nga đã lấy áo long cổn choàng cho ông. Ông lên ngôi giữ Đinh Toàn làm Lệ vương như tước cũ. Ông đã chỉ huy đánh bại quân Tống trên sông Bạch Đằng và Ải Chi Lăng.
Năm 982, ông thân chinh đánh Chiêm Thành để phạt về việc vua Chiêm bắt giam hai sứ thần của nước ta là Từ Mục và Ngô Tử Canh. Đây là cuộc Nam chinh đầu tiên trong lịch sử dựng nước của nhân dân ta.
Sau khi đuổi được quân giặc, vua Lê Đại Hành sai sứ sang Trung Quốc cầu phong. Lần này, nhà Tống thuận chịu, phong cho vua làm Tiết độ sứ, sau phong Giao chỉ Quận vương (993).
Trong những năm ở ngôi, ông cho xây dựng cung điện ở kinh đô Hoa Lư, tổ chức lễ tịch điền hằng năm, cho quân sĩ đào kênh mương thủy lợi, đắp đường sá từ Bắc vào Nam, trấn áp các thổ hào địa phương, nhằm củng cố nhà nước trung ương và sự thống nhất đất nước. Ông mất năm 1005, ở ngôi 26 năm.
Đường Lê Đại Hành xuất hiện ở Đà Nẵng từ năm 1958.
* Tài liệu tham khảo: Thạch Phương - Phạm Ngô Minh: Đường phố Đà Nẵng, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2007.
V. KHU DÂN CƯ AN CƯ 2, AN CƯ 3, AN CƯ 4 (QUẬN SƠN TRÀ): 03 đường:
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường 21m đang thi công, điểm cuối giáp đường Nguyễn Công Trứ: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 1.820m, rộng 15m; vỉa hè mỗi bên rộng 7,5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: HỒ NGHINH
HỒ NGHINH (1913 - 2007)
Ông quê ở xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Sau khi học xong tiểu học ở quê, năm 1929, ông ra Huế học ở trường Quốc học và tham gia Sinh hội đỏ. Năm 1930 - 1932, ông bị bắt và kết án tù hai năm.
Ra tù, ông về quê dạy học, gieo mầm yêu nước, tiến bộ trong lớp trẻ. Từ tháng 12/1944 đến tháng 8/1945, ông tham gia Việt Minh ở xã. Từ tháng 3/1946 đến tháng 6/1947, ông là Huyện ủy viên, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến xã Duy Trinh, Chủ tịch Ủy ban kháng chiến huyện Duy Xuyên. Tháng 12/1948, là Phó Bí thư Huyện ủy. Từ tháng 1/1949 đến 7/1954, ông là Tỉnh ủy viên, rồi Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Mặt trận Liên Việt.
Sau hiệp định Giơ-ne-vơ (7/1954), ông được bố trí ở lại hoạt động bí mật; năm 1955, được Khu ủy cử ra miền Bắc. Đến tháng 5/1955, được điều về Ban Liên hiệp đình chiến, sau đó tham gia cải cách ruộng đất ở Nam Định, rồi về công tác ở Ủy ban Kế hoạch nhà nước.
Năm 1959, ông trở về chiến trường miền Nam và tham gia chiến đấu cho đến ngày toàn thắng (30/4/1975), ông đã kinh qua các chức vụ: Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Tỉnh Quảng Đà (1962 - 1972), Ủy viên thường vụ Khu ủy V, Ủy viên Chủ tịch đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trong Đại hội Mặt trận lần thứ nhất (12/1962).
Sau ngày giải phóng, ông làm Chủ tịch Ủy ban Quân quản thành phố Đà Nẵng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng.
Trong Đại hội Đảng khoá IV, ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương và ở Đại hội khoá V, ông được bầu làm Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1982, được cử làm Phó ban Kinh tế Trung ương cho đến khi nghỉ hưu. Ông mất năm 2007 tại Đà Nẵng.
Ông được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Hồ Chí Minh và cùng nhiều Huân chương khác.
* Tài liệu tham khảo: Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng cung cấp.
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Sơn Trà - Điện Ngọc, điểm cuối giáp đường 33m đang thi công: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 575m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: NORMAN MORRISON
NORMAN MORRISON (1933 - 1965)
Ông sinh ngày 29/12/1933 tại Erie, bang Pennsylvania (Hoa Kỳ) và tốt nghiệp Cao đẳng Chautauqua, New York năm 1952.
Bốn năm tiếp theo đó, ông theo học Trường Cao đẳng Wooster, bang Ohio chuyên ngành về tôn giáo. Khi tốt nghiệp, ông nhận bằng cử nhân và một bằng chứng nhận giảng dạy phổ thông môn lịch sử và nghiên cứu xã hội. Năm 1956, ông theo học trường Thần học phương Tây, nay là trường Pittsburgh Presbyterian, sau đó vào học Đại học Edinburgh tại Scotland. Năm 1959, ông nhận bằng cử nhân khoa Thần học. Cùng năm này, ông trở thành một tín đồ phái Quaker. Ông tham gia Hội các bạn hữu ở Pittsburgh và sau đó chuyển tới Charlotte, bang Bắc Carolina để thành lập hội tại đây.
Từ khi Mỹ tham gia cuộc chiến tại Việt Nam, Morrison luôn luôn trăn trở và coi chính sách ngoại giao mà chính quyền Mỹ theo đuổi lúc đó hoàn toàn mang tính chất "can thiệp" và "thiển cận". Ông luôn có niềm tin rằng dân tộc Việt Nam phải có quyền tự vạch ra tương lai cho chính mình. Khi cuộc chiến càng trở nên khốc liệt, Morrison cùng những người bạn của ông bắt đầu lên tiếng phản đối và sau đó, ông đã tự thiêu vào ngày 02/11/1965, để chống lại cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa của Mỹ ở Việt Nam. Cái chết của ông đã dấy lên phong trào đấu tranh chống Mỹ khắp nơi trên thế giới.
* Tài liệu tham khảo: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Sơn Trà - Điện Ngọc, điểm cuối giáp đường 33m đang thi công: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 575m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 7,5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: FRANCIS HENRY LOSEBY
FRANCIS HENRY LOSEBY
F.H. Loseby là luật sư người Anh, ông là người đã có công cứu giúp Bác Hồ thoát khỏi nhà tù của thực dân Anh tại Hồng Kông vào năm 1931.
Khi hoạt động cách mạng tại Hồng Kông, Nguyễn Ái Quốc lúc bấy giờ còn có bí danh là Tống Văn Sơ. Ngày 06/6/1931, từ việc bắt một số cán bộ cộng sản ở Sài Gòn và Singapore, địa chỉ của Nguyễn Ái Quốc bị lộ (khi đó Nguyễn Ái Quốc đang ở Hồng Kông), cảnh sát Anh đã bắt được Người và giam tại Sở cảnh sát, rồi nhà tù Victoria.
Ngày 24/6/1931, có một đồng chí người Việt Nam đến nhờ Luật sư Loseby can thiệp, giúp cho Nguyễn Ái Quốc thoát khỏi nhà giam. Với sự giúp đỡ tận tình của gia đình Luật sư Loseby và dư luận tiến bộ, cùng với sự ứng phó thông minh của Nguyễn Ái Quốc, qua 9 phiên tòa xét xử, Tòa án Hồng Kông buộc phải trả tự do cho Người sau 20 tháng bị tù đày (từ tháng 6/1931 đến tháng 01/1933). Buổi chiều ngày 22/01/1933, Nguyễn Ái Quốc cải trang thành một thân sĩ người Hoa giàu có, bí mật cùng ông Loong Ting Chang, thư ký riêng của Luật sư Loseby, rời khỏi Hồng Kông lên chiếc tàu ANHUI đi Hạ Môn. Sau hơn 2 tháng, Nguyễn Ái Quốc rời khỏi Hồng Kông, khi chính quyền thực dân Pháp phát lệnh truy nã thì nhà cách mạng Việt Nam đã trở lại với nước Nga.
Năm 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời gia đình Luật sư Loseby đến Hà Nội để tạ ơn xưa, và vị luật sư người Anh này đã đáp lại rằng: “Ngài nói rằng tôi đã cứu sống Ngài, điều đó có thể đúng. Nếu vậy thì đó chính là việc làm tốt nhất mà tôi đã từng làm và đó mãi mãi là một việc làm sáng suốt!”.
* Tài liệu tham khảo: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
VI. KHU DÂN CƯ SỐ 1, SỐ 2 NGUYỄN TRI PHƯƠNG (QUẬN HẢI CHÂU): 10 đường:
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Tiểu La, điểm cuối giáp đường Nguyễn Hữu Thọ: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 1.010m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: TIỂU LA
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường dự kiến đặt tiếp là Tiểu La, điểm cuối giáp đường Lê Thanh Nghị: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 490m, rộng 10,5m; vỉa hè một bên rộng 5m, một bên rộng 13 m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: LÊ THANH NGHỊ
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường dự kiến đặt tiếp là Tiểu La, điểm cuối giáp đường Ỷ Lan Nguyên Phi: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 422m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: HOÀNG THÚC TRÂM
HOÀNG THÚC TRÂM (1902 - 1977)
Ông quê ở làng Cót, xã Yên Quyết, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội (trước thuộc tỉnh Hà Đông), là nhà nghiên cứu văn học và sử học, có bút danh Hoa Bằng, Sơn Tùng.
Ông viết rất nhiều trên các bài báo ngoài Bắc, trong Nam, như tuần báo Tân văn, Thế giới tân văn (Sài Gòn), Tri Tân (Hà Nội) và tạp chí Thanh Nghị…
Từ sau Cách mạng Tháng Tám, ông tích cực tham gia cách mạng và giữ các chức vụ: Ủy viên Ban Hán Nôm thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, hội viên Hội Sử học, Hội Nhà văn Việt Nam.
Trong thời gian cộng tác với Tập san Nghiên cứu Văn học và Tạp chí Văn học, ông đóng góp nhiều bài nghiên cứu, sưu tầm rất có giá trị, góp phần phát huy nền văn hóa dân tộc.
Ông để lại nhiều tác phẩm đã xuất bản như: Quang Trung - Anh hùng dân tộc - tập I, II (1944); Văn chương quốc âm đời Tây Sơn (1948); Hồ Xuân Hương, nhà thơ cách mạng (1949); Khảo luận về chuyện Thạch Sanh (1957; Từ điển Hán Việt (1944), Trần Hưng Đạo...
Hoàng Thúc Trâm là một học giả uyên thâm, một trí thức yêu nước tiến bộ trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
* Tài liệu tham khảo: Nguyễn Q.Thắng - Nguyễn Bá Thế: Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (tái bản lần thứ VIII), Nxb Tổng hợp T.p Hồ Chí Minh, năm 2006.
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hoàng Thúc Trâm (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối giáp đường Lương Nhữ Hộc: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 265m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: CẦM BÁ THƯỚC
CẦM BÁ THƯỚC (1858 - 1895)
Ông là chiến sĩ phong trào Cần Vương kháng Pháp trong đời vua Hàm Nghi, người dân tộc Thái ở châu Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Theo lời kêu gọi kháng chiến của Phan Đình Phùng, ông cầm đầu các đội quân thuộc tỉnh Thanh Hóa. Sau đó, ông tham gia cuộc khởi nghĩa của Tống Duy Tân, từng được cử làm Bang biện hai châu Thường Xuân và Lang Chánh.
Ông đã chủ trương kinh tài bằng cách đem ngọc quế để Nghĩa Đảng bán lấy tiền mua quân lương khí giới.
Ông tích cực hoạt động và hy sinh cuối năm 1895. Ngày nay, đền thờ ông được đặt ở Cửa Đặt thị trấn Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
* Tài liệu tham khảo: Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, năm 2008.
5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Lê Bá Trinh, điểm cuối giáp đường dự kiến đặt tiếp là Lê Thanh Nghị: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 105m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: LÊ BÁ TRINH
6. Đoạn đường có điểm đầu là đường dự kiến đặt tiếp Lê Thanh Nghị, điểm cuối giáp đường dự kiến đặt tiếp là Lê Bá Trinh: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 140m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐỐC NGỮ
ĐỐC NGỮ (... - 1892)
Ông quê ở Xuân Phú, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây. Không rõ năm sinh của ông.
Năm 1883, khi thành Sơn Tây bị Pháp chiếm, ông chống lệnh bãi binh đầu hàng của triều đình, kiên quyết đánh Pháp. Năm 1883 - 1888, ông chiến đấu dưới sự chỉ huy của Nguyễn Quang Bích. Từ 1890, ông đứng đầu nghĩa quân chống Pháp ở hạ lưu sông Đà; được đồng bào Kinh, Mường ủng hộ, lực lượng nghĩa quân Đốc Ngữ phát triển đến 1.200 người, trang bị súng thu được của địch và súng mua từ Trung Quốc.
Từ hạ lưu sông Đà, nghĩa quân Đốc Ngữ phối hợp chặt chẽ với nghĩa quân Đề Kiều ở Hưng Hóa, Hoàng Hoa Thám ở Bắc Giang, Nguyễn Thiện Thuật ở Hưng Yên và Tống Duy Tân ở Thanh Hóa. Tháng 5/1890, ông chỉ huy đánh thắng ở Quảng Nạp (Phú Thọ), tháng 7/1890, chỉ huy đánh bại trận càn lớn của quân Pháp tại Thạch Khoán, Phú Thọ; tháng 10/1890, đánh thắng trận Bằng Y (Bất Bạt), Hà Tây và trận hỏa công phá nhà tù Sơn Tây, giải thoát 174 tù nhân; Tháng 01/1891, diệt đồn chợ Bờ (Hoà Bình); năm 1891 - 1892, ông chỉ huy đánh bại ba trận càn lớn của thực dân Pháp vào căn cứ của nghĩa quân; tháng 02/1892, diệt đồn Yên Lãng, nay thuộc Vĩnh Phú; tháng 5/1892, phối hợp với nghĩa quân Tống Duy Tân phục kích đánh tan lực lượng càn quét của Pháp ở Niên Kỷ, nay là Thiết Ống, Bá Thước, Thanh Hóa.
Dưới sự chỉ huy của Đốc Ngữ, nghĩa quân gây cho thực dân Pháp nhiều khó khăn, tổn thất. Về sau, Đốc Ngữ bị nội phản sát hại ở căn cứ Kha Cựu thuộc huyện Thanh Sơn, tỉnh Vĩnh Phú.
* Tài liệu tham khảo: Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, năm 2008.
7. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mai Dị, điểm cuối giáp đường dự kiến đặt tiếp là Lê Thanh Nghị: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 160m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: MAI DỊ
8. Đoạn đường có điểm đầu là đường dự kiến đặt tiếp là Mai Dị, điểm cuối giáp đường Ỷ Lan Nguyên Phi: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 210m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: TẠ HIỆN
TẠ HIỆN (1841 - ...)
Tạ Hiện tức Tạ Quang Hiện, anh hùng kháng Pháp, quê ở làng Quan Lang, huyện Thụy Anh, phủ Thái Bình, tỉnh Nam Định (nay thuộc xã Quan Lang, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình). Không rõ năm mất của ông. Ông có ba con trai: Tạ Quang Hùng, Tạ Quang Hổ, Tạ Quang Beo và đều tham gia hoạt động chống Pháp.
Ông đỗ tú tài võ, làm Đốc binh quân vụ Tuyên Quang, từng cùng thủ lĩnh Cờ Đen Lưu Vĩnh Phúc dẹp các đám thổ phỉ vùng núi.
Năm 1882, ông được thăng Đô thống quân vụ Bắc Kỳ. Đến năm 1883, do áp lực của Pháp, triều đình buộc ông bãi binh. Ông không tuân lệnh, tập hợp nghĩa quân dấy lên kháng chiến, sát cánh với Nguyễn Thiện Thuật và là bạn chiến đấu gần gũi của Nguyễn Thiện Thuật, ông đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng và thống nhất lực lượng kháng chiến chống Pháp ở đồng bằng Bắc Bộ.
Năm 1887, ông bị giặc bắt ở Bình Bắc. Chẳng bao lâu ông vượt ngục trốn thoát, sau đó tiếp tục huy động nghĩa quân kháng chiến ở vùng Đông Triều, Móng Cái. Sau một thời gian ông mất.
Hiện nay, ở vùng Đông Triều có đền thờ ông.
* Tài liệu tham khảo: Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, năm 2008.
9. Đoạn đường có điểm đầu là đường Lê Cơ, điểm cuối giáp đường Ỷ Lan Nguyên Phi: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 75m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 2m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: LÊ CƠ
10. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trưng Nữ Vương (Hiện nay nhân dân đang gọi là kiệt 535), điểm cuối giáp đường Nguyễn Hữu Thọ: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 560m, rộng 5,5m; vỉa hè một bên rộng 1m, một bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: TRẦN TẤN MỚI
TRẦN TẤN MỚI (1920 - 1990)
Ông quê ở xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Tháng 10/1945, ông tham gia Vệ quốc đoàn, làm nhiệm vụ chuyên chở vũ khí, tài liệu cho Khu 5. Năm 1949, ông bị thương xuất ngũ về quê tham gia hoạt động du kích. Năm 1954, ông được giao nhiệm vụ chở cán bộ tập kết theo đường biển từ Hội An vào cảng Quy Nhơn. Đầu năm 1956, Thị ủy Hội An quyết định cử ông dùng thuyền chở cán bộ vượt tuyến ra Bắc…
Do yêu cầu công tác giao thông trên biển ngày càng phát triển, ông được Cục Tình báo điều về Đội giao thông trên biển và giao phụ trách một tổ thuyền, làm nhiệm vụ đưa đón cán bộ ra - vào hoạt động trong vùng địch để thu thập tài liệu, tin tức, giấy tờ của địch.
Lúc đầu đi bằng thuyền thủ công vất vả, có chuyến gặp bão lớn 12 ngày liền phải neo đậu thuyền ở đảo trống thuộc vùng địch kiểm soát; có chuyến do gặp khó khăn, thuyền phải nằm lại bến bãi của địch trên 2 tháng, nhưng với tinh thần mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, đoàn kết, ông cùng anh em trong tổ thuyền đã vượt qua. Có lần ông bị địch vây tới 7 ngày, nhưng vẫn bình tĩnh tìm cách thoát khỏi vòng vây, làm tròn nhiệm vụ đưa đón cán bộ và tài liệu ra vào an toàn… Suốt 17 năm liền công tác trên đường biển, ông đều hoàn thành tốt nhiệm vụ, cùng tổ thuyền đóng góp nhiều thành tích đưa đội giao thông tình báo trên biển trở thành Đơn vị Anh hùng.
Ông đã dược tặng thưởng 01 Huân chương Chiến công hạng Nhất, 03 lần đạt danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 07 lần được tặng Bằng khen, Giấy khen.
Ông được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phong tặng Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân vào ngày 31/12/1973.
* Tài liệu tham khảo: Cục 11 - Tổng cục II: 25 năm khúc quân hành lặng lẽ, Xuất bản tháng 6/2007.
VII. KHU DÂN CƯ SƠN THỦY, KHU DÂN CƯ TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH QUẬN NGŨ HÀNH SƠN (QUẬN NGŨ HÀNH SƠN): 13 đường:
- Có 02 đường được đặt tên nhân vật lịch sử.
- Có 11 đường được đặt tên địa danh Sơn Thủy kèm số.
Sơn Thủy là tên làng, trước đây thuộc xã Hòa Hải, nay là khối phố Sơn Thủy, thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Lê Văn Hiến, điểm cuối giáp đường 11,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 300m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: HỒ THẤU
HỒ THẤU (1918 - 1948)
Ông quê ở xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Sau khi tốt nghiệp tiểu học Pháp - Việt ở Hội An, ông vào học bậc trung học tại Trường Quốc học Quy Nhơn (Bình Định). Sau khi đỗ Thành chung (Diplôme), ông học tiếp ban Tú tài tại Trường Quốc học Huế.
Sau khi tốt nghiệp tú tài ở Huế, ông về quê và cùng với các đồng chí khác mở Trường Tân Tân dạy học; được Hội đồng quản trị cử làm hiệu trưởng và giữ trọng trách này từ năm 1939 đến năm 1945. Việc trường tư thục Tân Tân ra đời tại một vùng quê, tồn tại và phát triển liên tục, là một hiện tượng đặc biệt của đời sống văn hoá Quảng Nam lúc bấy giờ.
Năm 1944 (trong thời gian làm hiệu trưởng), ông tham gia phong trào cứu nước do Đảng lãnh đạo ở địa phương, tham gia tổ chức khởi nghĩa tháng 8/1945 tại xã Duy Trinh. Cách mạng thắng lợi, ông được cử làm Chủ tịch xã, Ủy trưởng giáo dục trong Ủy ban Cách mạng lâm thời huyện Duy Xuyên. Ông đã tổ chức một số lớp học xoá mù chữ và các hoạt động về tuyên truyền văn hoá như sáng tác vở kịch “Gia đình và sự nghiệp” có nội dung chống lễ giáo phong kiến...
Theo Hiệp định sơ bộ giữa Chính phủ ta và Chính phủ Pháp ký tháng 3/1946, quân Pháp vào thay quân Tưởng Giới Thạch đóng ở một số địa phương (trong đó có Đà Nẵng). Ông được giao làm Phó Trưởng đoàn đại diện quân đội ta trong Ủy ban Liên kiểm Việt - Pháp Đà Nẵng. Tháng 12 năm 1946, Ủy ban Liên kiểm Việt - Pháp giải thể, ông được điều về làm Chủ nhiệm Mặt trận liên Việt tỉnh, đặc trách công tác trí thức, văn nghệ. Năm 1947, ông tham gia Liên Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng và tích cực hoạt động trên lĩnh vực giáo dục và tuyên truyền văn hoá.
Ông bị bệnh và mất năm 1949. Để ghi nhận công lao của ông, Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng đã quyết định đặt tên Trường Đảng của tỉnh là Trường Đảng Hồ Thấu.
Ông được công nhận là Liệt sĩ và được truy tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì.
* Tài liệu tham khảo: Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng cung cấp.
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Chu Cẩm Phong, điểm cuối giáp đường Sơn Thủy 11 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 470m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: BÙI THẾ MỸ
BÙI THẾ MỸ (1904 - 1943)
Ông tự Hi Tô, bút danh Lan Đình, Thông Reo; sinh năm Giáp Thìn (1904) tại làng Phú Nhuận, nay thuộc xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Sau khi đậu bằng Thành chung ở Huế, ông vào Sài Gòn gia nhập làng báo, trở thành một ký giả có tên tuổi ở Sài Gòn trước năm 1945. Ông từng làm chủ bút các báo như: Đông Pháp thời báo, Trung lập, Tân thế kỷ, Thần chung... và Chủ nhiệm tờ Dân báo, cộng tác với nhiều tờ báo tiến bộ khác như Đuốc nhà Nam, la Cloche Fêlée (Tiếng Chuông rè), La Lutte (Tranh đấu), Điện tín…
Trong cao trào dân chủ (1936 - 1939), ông đã cùng với một số trí thức cấp tiến như Nguyễn An Ninh, Trần Văn Thạch, Tạ Thu Thâu, Nam Đình, Nguyễn Phan Long và những đảng viên cộng sản như Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn Văn Nguyễn đứng ra tổ chức Đông Dương Đại hội và ông được đề cử làm Tổng thư ký Ủy ban Hành động ở Sài Gòn. Vào giữa năm 1936, thực dân Pháp ra lệnh giải tán Ủy ban Hành động, bắt giam một số lãnh đạo Ủy ban. Riêng ông và Diệp Văn Kỳ bị Thống đốc Nam Kỳ là Pagès ký lệnh (15/9/1936) trục xuất về nguyên quán miền Trung và cho mật thám khám xét chỗ ở, áp giải ra khỏi địa giới giữa Nam Kỳ và Bình Thuận.
Năm 1939, ông vào lại Sài Gòn, tiếp tục hoạt động trên mặt trận báo chí, làm chủ bút tờ Điện Tín. Ông là một ngòi bút xông xáo và sắc sảo, không khoan nhượng với những trò mị dân của nhà cầm quyền và đấu tranh chống lại những nhà văn, nhà báo làm tay sai cho thực dân Pháp.
Ông mất tại Sài Gòn ngày 27/3/1943. Gần 20 năm hoạt động trên mặt trận báo chí, Bùi Thế Mỹ đã để lại một dấu ấn sâu đậm trong lòng đồng nghiệp và đông đảo bạn đọc.
Tài liệu tham khảo:
* Nguyễn Q.Thắng - Nguyễn Bá Thế: Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (tái bản lần thứ VIII), Nxb Tổng hợp T.p Hồ Chí Minh, năm 2006.
* Tài liệu tham khảo: Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng cung cấp.
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hồ Thấu (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối giáp đường Lương Thúc Kỳ: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 180m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: SƠN THỦY 1
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hồ Thấu (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối giáp đường Lương Thúc Kỳ: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 180m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: SƠN THỦY 2
5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hồ Thấu (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường Hải Triều: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 275m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: SƠN THỦY 3
6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Sơn Thủy 5, điểm cuối giáp đường Sơn Thủy 3 (02 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 160m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: SƠN THỦY 4
7. Đoạn đường có điểm đầu là đường Lương Thúc Kỳ, điểm cuối giáp đường Hải Triều: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 90m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: SƠN THỦY 5
8. Đoạn đường có điểm đầu là đường 11,5m chưa đặt tên, điểm cuối giáp đường Bùi Thế Mỹ (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 120m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: SƠN THỦY 6
9. Đoạn đường có điểm đầu là đường 11,5m chưa đặt tên, điểm cuối giáp đường Bùi Thế Mỹ (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 130m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: SƠN THỦY 7
10. Đoạn đường có điểm đầu là đường Sơn Thủy 7, điểm cuối giáp đường Sơn Thủy 11 (02 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 320m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: SƠN THỦY 8
11. Đoạn đường có điểm đầu là đường Sơn Thủy 8, điểm cuối giáp đường Bùi Thế Mỹ (02 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 80m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: SƠN THỦY 9
12. Đoạn đường có điểm đầu là đường Sơn Thủy 8, điểm cuối giáp đường Bùi Thế Mỹ (02 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 90m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: SƠN THỦY 10
13. Đoạn đường có điểm đầu là đường 11,5m chưa đặt tên, điểm cuối giáp đường Bùi Thế Mỹ (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 180m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: SƠN THỦY 11
VIII. KHU DÂN CƯ TRUNG TÂM HỘI CHỢ TRIỂN LÃM (QUẬN CẨM LỆ): 04 đường:
- Có 01 đường được đặt tiếp tên nhân vật lịch sử.
- Có 03 đường được đặt tên địa danh Đò Xu kèm số.
Đò Xu là tên một bến đò xưa, nay thuộc phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Cách Mạng Tháng 8, điểm cuối giáp đường ven sông: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 415m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 6m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: TRẦN PHƯỚC THÀNH
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đò Xu 2 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối giáp đường dự kiến đặt tiếp Trần Phước Thành: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 150m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐÒ XU 1
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đò Xu 1 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối giáp đường dự kiến đặt tiếp Trần Phước Thành: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 200m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐÒ XU 2
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đò Xu 1, điểm cuối giáp đường Đò Xu 2 (02 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 140m, rộng 5,5 m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐÒ XU 3
IX. KHU DÂN CƯ AN HÒA (QUẬN CẨM LỆ): 12 đường:
- Có 01 đường được đặt tiếp tên nhân vật lịch sử.
- Có 11 đường được đặt tên địa danh An Hòa kèm số.
An Hòa là tên làng xưa, nay thuộc phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Cách Mạng Tháng 8, điểm cuối giáp đường ven sông: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 270m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: AN HÒA 1
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Quý Đức, điểm cuối giáp đường Nguyễn Đỗ Mục: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 160m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: AN HÒA 2
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Đỗ Mục, điểm cuối giáp đường ven sông: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 90m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: AN HÒA 3
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Quý Đức, điểm cuối giáp đường ven sông: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 275m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: AN HÒA 4
5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Văn Bổng, điểm cuối giáp đường Hoàng Ngọc Phách: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 65m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: AN HÒA 5
6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hoàng Xuân Hãn, điểm cuối giáp đường ven sông: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 130m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: AN HÒA 6
7. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hoàng Xuân Hãn, điểm cuối giáp đường An Hòa 6 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 160m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: AN HÒA 7
8. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Văn Huyên, điểm cuối giáp đường Đặng Văn Ngữ: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 130m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: AN HÒA 8
9. Đoạn đường có điểm đầu là đường ven sông, điểm cuối giáp đường Ông Ích Đường: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 180m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: AN HÒA 9
10. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hoàng Xuân Hãn, điểm cuối giáp đường An Hòa 9 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 265m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: AN HÒA 10
11. Đoạn đường có điểm đầu là đường An Hòa 9 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối giáp khu dân cư: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 100m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: AN HÒA 11
12. Điều chỉnh đường Phạm Tứ: Hiện nay, đường Phạm Tứ được mở thêm về 02 phía: Đầu đường mở về phía đường Nguyễn Hữu Thọ có chiều dài 100m; cuối đường mở về phía đường Ông ích Đường có chiều dài 100m: Mặt đường bằng bê tông nhựa, có mặt cắt (10,5m), vỉa hè (mỗi bên 5m), hạ tầng kỹ thuật (hệ thống cấp, thoát nước, điện hạ thế, đèn cao áp) giống như đường Phạm Tứ.
- Đề nghị điều chỉnh lại tuyến đường PHẠM TỨ như sau: Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Hữu Thọ, điểm cuối giáp đường Ông Ích Đường.
(Không phải đánh lại số nhà vì đoạn đầu đường theo quy hoạch là đất công trình công cộng).
X. KHU DÂN CƯ NAM CẦU TUYÊN SƠN (QUẬN HẢI CHÂU): 09 đường:
- Có 03 đường được đặt tên nhân vật lịch sử (Trong đó, có 02 đường đặt tiếp).
- Có 06 đường được đặt tên địa danh Hóa Sơn kèm số.
Hóa Sơn là tên làng, nay thuộc phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Lộ Trạch, điểm cuối giáp đường Nguyễn Hanh (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 200m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: NGUYỄN LỘ TRẠCH
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phạm Văn Bạch, điểm cuối giáp đường Cách Mạng Tháng 8: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 242m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: PHẠM VĂN BẠCH
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường gom cầu Tuyên Sơn, điểm cuối giáp đường Trương Chí Cương: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 222m, rộng 9,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN HANH
NGUYỄN HANH (... - 1885)
Ông còn có tên gọi là Nguyễn Quang Hanh, Nguyễn Thanh Hanh, người làng Nại Hiên Tây (nay thuộc phường Bình Hiên, quận Hải Châu, Đà Nẵng). Ông đỗ Tú tài năm Tự Đức thứ 3 (1850), đỗ Giải nguyên khoa Nhâm Tý, năm Tự Đức thứ 5 (1852).
Ông làm quan trải các chức Tri huyện, Tri phủ rồi Án sát tỉnh Nghệ An. Do tham gia với cuộc khởi nghĩa của Trần Tấn, Đặng Như Mai ở Nghệ - Tĩnh nên ông bị Vua Tự Đức lột hết chức tước, chỉ cho giữ hàm Cử nhân hồi hương. Sau đó, ông được Vua Tự Đức gọi ra làm quân thứ Tuyên Quang cùng với Ông Ích Khiêm đánh giặc để “lập công chuộc tội”, nhưng chỉ ở Tuyên Quang hai năm thì ông cáo bệnh về quê. Khi phong trào Nghĩa hội Quảng Nam nổ ra, ông trở thành vị chủ tướng cầm quân giữ mặt trận Đà Nẵng rồi hy sinh trong trận dẹp loạn tại Phú Thượng, tháng 10/1885.
* Tài liệu tham khảo: Nguyễn Sinh Duy, "Phong trào Nghĩa hội Quảng Nam", Nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 1998.
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phạm Văn Bạch, điểm cuối giáp đường Nguyễn Sơn: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 200m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: HÓA SƠN 1
5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phạm Văn Bạch, điểm cuối giáp đường Nguyễn Sơn: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 180m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: HÓA SƠN 2
6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phạm Văn Bạch, điểm cuối giáp đường ven sông Tuyên Sơn - Tuý Loan: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 290m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: HÓA SƠN 3
7. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Thành Ý, điểm cuối giáp đường Hóa Sơn 3 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 115m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: HÓA SƠN 4
8. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hóa Sơn 4 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối giáp đường Nguyễn Sơn: Mặt bằng bê tông nhựa, chiều dài 95m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: HÓA SƠN 5
9. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Thành Ý, điểm cuối giáp đường Nguyễn Xuân Nhĩ: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 275m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: HÓA SƠN 6
XI. KHU DÂN CƯ THANH LỘC ĐÁN MỚI (QUẬN THANH KHÊ): 06 đường:
- Có 06 đường được đặt tên địa danh Bàu Trảng.
Bàu Trảng là tên một bàu nước, trước đây thuộc làng Thanh Khê, nay thuộc phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường 5,5m chưa đặt tên, điểm cuối giáp đường Điện Biên Phủ: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 185m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 2,5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: BÀU TRẢNG 1
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường 5,5m chưa đặt tên, điểm cuối giáp đường Bàu Trảng 6 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 135m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 2,5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: BÀU TRẢNG 2
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường 5,5m chưa đặt tên, điểm cuối giáp đường Bàu Trảng 6 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 150m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: BÀU TRẢNG 3
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường 5,5m chưa đặt tên, điểm cuối giáp đường Bàu Trảng 6 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 170m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: BÀU TRẢNG 4
5. Đoạn đường có điểm đầu là đường 5,5m chưa đặt tên, điểm cuối giáp đường Điện Biên Phủ: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 230m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 2,5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: BÀU TRẢNG 5
6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Bàu Trảng 1, điểm cuối giáp đường Bàu Trảng 5 (02 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 280m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: BÀU TRẢNG 6
XII. KHU DÂN CƯ BÀU HẠC (QUẬN THANH KHÊ): 06 đường.
- Có 06 đường đặt tên địa danh Bàu Hạc.
Bàu Hạc là tên một bàu nước trong Khu dân cư Bàu Hạc, thuộc phường Vĩnh Trung, quận Thanh Khê.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Hoàng, điểm cuối giáp đường Bàu Hạc 5 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 115m, rộng 5,5m; vỉa hè một bên rộng 2m, một bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: BÀU HẠC 1
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Bàu Hạc 1, điểm cuối giáp đường Bàu Hạc 6 (02 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 180m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 2,5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: BÀU HẠC 2
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Hoàng, điểm cuối giáp đường Bàu Hạc 2 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 65m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 2,5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: BÀU HẠC 3
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Hoàng, điểm cuối giáp đường Bàu Hạc 5 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 90m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 2,5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: BÀU HẠC 4
5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Bàu Hạc 1, điểm cuối giáp đường Bàu Hạc 6 (02 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 175m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 2,5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: BÀU HẠC 5
6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Hoàng, điểm cuối giáp đường Bàu Hạc 5 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 70m, rộng 6m; vỉa hè một bên rộng 2m, một bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: BÀU HẠC 6
XIII. KHU DÂN CƯ KHUÊ TRUNG - ĐÒ XU - HÒA CƯỜNG, KHU DÂN CƯ SỐ 3 NGUYỄN TRI PHƯƠNG (QUẬN CẨM LỆ): 10 đường:
- Có 01 đường được đặt tên nhân vật lịch sử.
- Có 09 đường được đặt tên địa danh Bình Hòa kèm số.
Bình Hòa là tên một làng xưa, nay thuộc phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Thượng Hiền, điểm cuối giáp đường Bình Hòa 5 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 135m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: BÌNH HÒA 1
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Thượng Hiền, điểm cuối giáp đường Trần Thủ Độ: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 190m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: BÌNH HÒA 2
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Thượng Hiền, điểm cuối giáp đường Bình Hòa 5 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 120m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: BÌNH HÒA 3
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Thượng Hiền, điểm cuối giáp đường Bình Hòa 5 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 120m, rộng 6m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: BÌNH HÒA 4
5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trịnh Hoài Đức, điểm cuối giáp đường Trần Phước Thành: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 295m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: BÌNH HÒA 5
6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Phong Sắc, điểm cuối giáp đường Trần Phước Thành: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 110m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: BÌNH HÒA 6
7. Đoạn đường có điểm đầu là đường Bình Hòa 6 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối giáp đường Nguyễn Duy: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 70m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: BÌNH HÒA 7
8. Đoạn đường có điểm đầu là đường Bình Hòa 9 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối giáp đường Nguyễn Phong Sắc: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 105m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: BÌNH HÒA 8
9. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Thủ Độ, điểm cuối giáp đường Cách Mạng Tháng 8: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 190m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: BÌNH HÒA 9
10. Đoạn đường có điểm đầu là đường nhánh từ đường Nguyễn Tri Phương, điểm cuối giáp đường Cách Mạng Tháng 8: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 635m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: HÀ TÔNG QUYỀN
HÀ TÔNG QUYỀN (1789 - 1839)
Ông quê ở làng Cát Động, huyện Thanh Oai, nay thuộc tỉnh Hà Tây.
Ông tên tự là Tốn Phủ, hiệu Phương Trạch, biệt hiệu Hải Ông.
Năm 1822, ông đỗ Tiến sĩ, làm quan đến chức Tham tri Bộ Lại dưới triều vua Minh Mạng. Khi ông mất, được truy tặng Thượng thư Bộ Lại.
Ông là nhà thơ còn để lại nhiều tác phẩm có giá trị bằng cả chữ Hán và chữ Nôm. Vua Minh Mạng khen tài ông là “Kiện tiệp tài tử”.
Các tác phẩm nổi tiếng của ông như: Tốn Phủ thi tập; Tốn phủ văn tập (còn gọi là Liễu đường văn tập), Mộng Dương tập; ...
* Tài liệu tham khảo: Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, năm 2008.
XIV. KHU DÂN CƯ AN NHƠN 1, KHU DÂN CƯ AN CƯ 2 MỞ RỘNG (QUẬN SƠN TRÀ): 14 đường:
- Có 06 đường được đặt tên nhân vật lịch sử.
- Có 08 đường được đặt tên địa danh An Nhơn kèm số.
An Nhơn là tên xóm, trước đây thuộc làng An Hải, nay là khối phố An Nhơn, thuộc phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m đang thi công, điểm cuối giáp đường 5,5m đang thi công: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 780m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN XUÂN KHOÁT
NGUYỄN XUÂN KHOÁT (1910 - 1994)
Nguyễn Xuân Khoát quê ở thành phố Hà Nội.
Thuở nhỏ học ở Hà Nội, năm 1929, ông vào học trường Cao đẳng Âm nhạc Đông Dương. Từ năm 1938 - 1940, ngoài việc sáng tác nhạc, ông cộng tác với các báo ở Hà Nội như Phong Hoá, Ngày Nay, Tinh Hoa. Năm 1940, ông là thành viên trong Ban biên tập báo Thanh Nghị, phụ trách phần văn chương và mĩ thuật cùng với Tô Ngọc Vân, Đoàn Phú Tứ và tạo uy tín cho tờ báo này chiếm được cảm tình của nhiều độc giả. Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia kháng chiến chống Pháp suốt 9 năm. Năm 1954, ông về Hà Nội công tác, nhiều năm giữ cương vị Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam.
Năm 1956, ông làm Giáo sư tại Trường âm nhạc Việt Nam, chuyên dạy về nhạc cổ điển Tây phương; đồng thời, là một trong những người đặt nền móng cho việc nghiên cứu ca nhạc truyền thống của dân tộc như chèo, ca trù và nhiều loại hình dân ca nhạc cổ khác.
Ông có những ca khúc sáng tác trước năm 1945 như: Con cò mày đi ăn đêm, Con voi, Màu thời gian…và sau này, có những ca khúc nổi tiếng như: Tiếng chuông nhà thờ, Hát mừng bộ đội chiến thắng, Theo lời Bác gọi, Ngành y ta đó…
Ông được Nhà nước tặng nhiều danh hiệu cao quý, trong đó có Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996).
* Tài liệu tham khảo:
- Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, năm 2008;
- Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Đình Tư: Đường phố thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Văn hoá, năm 2001.
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m đang thi công, điểm cuối giáp đường An Nhơn 2 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 415m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: TẠ MỸ DUẬT
TẠ MỸ DUẬT (1915 - 1989)
Ông quê ở Hà Nội.
Ông tốt nghiệp khoa Kiến trúc, trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1937. Hơn 40 năm gắn bó với nghệ thuật kiến trúc, sự nghiệp của ông thể hiện qua nhiều công trình xây dựng, các đồ án nghiên cứu, những bức tranh, các tiểu luận về kiến trúc và đoạt giải Nhì về Đồ án Đông Dương học xá.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ông đã tích cực đóng góp nhiều công trình, tận tụy phục vụ nhân dân. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông lại tiếp tục có nhiều cống hiến xuất sắc. Ông là Ủy viên Ban chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam khóa 1, Ủy viên Ban chấp hành Đoàn kiến trúc sư Việt Nam khóa 1 và là Đại biểu Quốc hội khóa III.
Ông là nhân vật lão thành trong thế hệ Kiến trúc sư đầu tiên của Việt Nam, sau Nguyễn Cao Luyện, Hoàng Như Tiếp, Nguyễn Văn Ninh, Đoàn Văn Minh.
* Tài liệu tham khảo: Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Đình Tư: Đường phố thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Văn hoá, năm 2001.
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Dương Đình Nghệ, điểm cuối giáp đường An Nhơn 3 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 275m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: AN NHƠN 1
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Dương Đình Nghệ, điểm cuối giáp đường 5,5m đang thi công: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 145m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: AN NHƠN 2
5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Tạ Mỹ Duật (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối giáp đường Ngô Quyền: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 270m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: AN NHƠN 3
6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Tạ Mỹ Duật (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối giáp đường 5,5m đang thi công: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 90m, rộng 3,75m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: AN NHƠN 4
7. Đoạn đường có điểm đầu là đường Tạ Mỹ Duật (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối giáp đường 5,5 đang thi công: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 90m, rộng 3,75m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: AN NHƠN 5
8. Đoạn đường có điểm đầu là đường 5,5m đang thi công, điểm cuối giáp đường An Nhơn 5 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 140m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: AN NHƠN 6
9. Đoạn đường có điểm đầu là khu dân cư, điểm cuối giáp đường An Nhơn 1 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 335m, rộng một đoạn 3,5m, một đoạn 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: AN NHƠN 7
10. Đoạn đường có điểm đầu là khu dân cư, điểm cuối giáp đường An Nhơn 1 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 280m, rộng một đoạn 3,5m, một đoạn 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: AN NHƠN 8
11. Đoạn đường có điểm đầu là đường Dương Đình Nghệ, điểm cuối giáp đường 5,5m đang thi công: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 388m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: HÀ BỔNG
HÀ BỔNG (Thế kỷ XIII)
Hà Bổng là Anh hùng dân tộc Mường trong cuộc kháng chiến chống Nguyên- Mông lần I (1258), chủ trại Quy Hóa (vùng đất thuộc Vĩnh Phú và Yên Bái). Khi quân Nguyên - Mông bị đánh bại trong trận Đông Bộ Đầu (29 - 1 - 1258), phải rút chạy về phía Tây Bắc, đến vùng Quy Hóa, Hà Bổng chỉ huy dân binh đánh úp gây tổn thất nặng nề cho quân địch, chúng hoảng sợ tháo chạy về Vân Nam (Trung Quốc), không dám cướp bóc như lúc đầu. Tháng 2 - 1258, sau chiến thắng, ông cùng với tướng Lê Tần (Lê Phụ Trần) được vua Trần xét thưởng công hầu và được phong tước hầu.
* Tài liệu tham khảo: Nguyễn Q.Thắng - Nguyễn Bá Thế: Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (tái bản lần thứ VIII), Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, năm 2006.
12. Đoạn đường có điểm đầu là đường Dương Đình Nghệ, điểm cuối giáp đường Phước Mỹ 1: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 450m, rộng một đoạn 3,75m, một đoạn 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: HÀ ĐẶC
HÀ ĐẶC (Thế kỷ XIII)
Hà Đặc là thủ lĩnh dân tộc miền núi; không rõ năm sinh. Ông mất trên đường truy kích địch vào tháng 5/1285. Em ông là Hà Chương cũng nổi danh anh hùng liệt sĩ kháng Nguyên.
Năm Kỷ Mão 1285, giặc Nguyên sang xâm lược, vượt sông Thiên Mạc, tiến binh đến huyện Phù Ninh, ông đem dân binh lên núi Trĩ cố thủ, quân Nguyên đóng đồn ở động Cự Đà. Ông làm kế nghi binh để cầm chân giặc rồi bện tre làm bù nhìn cho mặc áo quần giống như người thật, hằng đêm dàn đám bù nhìn ấy ra. Giặc Minh nghi không dám giao chiến. Chẳng bao lâu quân tiếp viện kéo đến, ông hiệp sức đánh phá, giặc thua chạy; ông đuổi theo đến vùng A Lạc, rồi bắc cầu nổi sang sông, đánh đuổi đến khi quân địch tan vỡ mới thôi.
* Tài liệu tham khảo:
- Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, năm 2008;
- Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Bá Thế: Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (tái bản lần thứ VIII), Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, năm 2006.
13. Đoạn đường có điểm đầu là đường 15m đang thi công, điểm cuối giáp đường 21m đang thi công: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 345m, rộng 15m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: DƯƠNG TỰ MINH
DƯƠNG TỰ MINH (Thế kỷ XII)
Dương Tự Minh là Võ tướng đời Lý Anh Tông, quê ở Thái Nguyên, không rõ năm sinh, năm mất.
Gặp khi tướng giặc nhà Tống là Đàm Hữu Lượng, trốn sang biên giới nước ta, kích động dân quân kết đảng đi đánh, cướp phá châu Quảng Nguyên, ông được cử đem binh hợp với quân sĩ nhà Tống vây bắt, giao trả cho nhà Tống. Quan Tri châu châu Ung là Triệu Nguyện nhận lãnh và hành quyết cả bọn Hữu Lượng gồm 20 người. Từ đấy, dân chúng được an cư lạc nghiệp.
Sau thấy Đỗ Anh Võ tư thông với Lê Thái Hậu lộng quyền, ông bèn liên kết với nhóm Võ Đới ngầm mưu trừ khử Anh Võ. Thất bại, ông bị phe đảng Đỗ Anh Võ bắt giam rồi đày đi nơi xa. Khi ông mất, cảm nhận bậc trung liệt, nhiều nơi ở Thái Nguyên lập đền thờ. Hiện nay, ở Thái Nguyên có Trường Trung học phổ thông mang tên Dương Tự Minh.
* Tài liệu tham khảo:
- Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), 2008, Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, năm 2008;
- Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Bá Thế: Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (tái bản lần thứ VIII), Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2006.
14. Đoạn đường có điểm đầu là đường Dương Đình Nghệ, điểm cuối giáp đường Nguyễn Công Trứ: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 375m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: PHẠM TU
PHẠM TU (486 - 545)
Phạm Tu là danh tướng thời Lý Nam Đế, quê ở Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội. Năm 541, ông theo giúp Lý Bí và tham gia cuộc khởi nghĩa Lý Bí (542 - 544). Năm 543, ông đánh tan quân Chămpa do vua Ruđravarman I chỉ huy ở Cửu Đức (Hà Tĩnh). Ông góp công lớn đánh đuổi quân Lương, dẹp quân Chămpa, giúp Lý Bí gây dựng nhà Tiền Lý. Năm 544, ông được Lý Nam Đế phong chức Thái úy, đứng đầu hàng quan võ trông coi việc quân. Năm 544, ông bị tử trận ở thành Tô Lịch trong chiến đấu chống quân Lương xâm lược do Trần Bá Tiên chỉ huy. Hiện ông có đền thờ ở Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội.
* Tài liệu tham khảo:
- Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), 2008, Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, năm 2008;
- Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Bá Thế: Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (tái bản lần thứ VIII), Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, năm 2006;
- Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Đình Tư: Đường phố thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Văn hoá, năm 2001.
* Các ý kiến đóng góp cho nội dung Dự thảo Đề án, xin vui lòng gửi về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cơ quan thường trực Hội đồng Tư vấn đặt, đổi tên đường và công trình công cộng thành phố), số 102 Lê Lợi, Đà Nẵng, trước ngày 22-6-2010.