Gậy ông, có đập lưng ông?
Mỹ đang đẩy mạnh cuộc chiến tranh thương mại trên toàn cầu, chống lại những quốc gia mà Tổng thống Donald Trump mô tả là “ăn cắp việc làm của người Mỹ”, hay, “thương mại không công bằng” để từng bước hiện thực hóa chính sách “Người Mỹ trên hết” của ông hiện nay.
Nhưng trong “phần chìm của tảng băng”, các cuộc chiến tranh thương mại mà chính quyền Tổng thống Trump đưa ra chống lại các nền kinh tế thế giới khác dưới khẩu hiệu “Người Mỹ trên hết” đang phản tác dụng khi nó từng ngày làm tổn hại đến nền kinh tế số 1 thế giới này.
Bởi thực tế cho thấy, những khoản thuế quan đơn phương mà ông Trump áp đặt cho hàng nhập khẩu các nước là trái với các quy tắc thương mại thế giới. Với các biện pháp đối phó từ các bên liên quan, Mỹ sẽ mất nhiều hơn. Tất nhiên, nhà lãnh đạo Mỹ làm điều này dưới cái cớ của chủ nghĩa dân tộc và bảo vệ các ngành công nghiệp địa phương, nhưng chủ nghĩa dân tộc dựa trên lợi ích lẫn nhau chứ không phải là làm bùng nổ các cuộc chiến thương mại.
Nếu ông Trump tung ra cái cớ trên phương châm “Người Mỹ trên hết”, trước tiên ông phải biết những gì thực sự có lợi cho Mỹ. Trên thực tế, các quan chức cảng của nhiều tiểu bang Mỹ báo cáo một sự giảm thuế liên quan đến thuế quan và lo sợ điều này có thể gây tác động gợn sóng đối với các tài xế xe tải và các công việc khác phụ thuộc vào thương mại.
Là một người làm ăn kinh tế trước khi bước vào sân khấu chính trị, ông Trump đang cố gắng phân phối lại lợi ích của thương mại toàn cầu để có lợi cho Mỹ và các nhà sản xuất địa phương. Nhưng chưa kể đến hệ quả cho nền kinh tế trong nước, sự lao dốc của nền kinh tế là một trong những hậu quả nhãn tiền.
Trong trung và dài hạn, Mỹ sẽ bị tổn thất do các chính sách kinh tế hiện tại mặc dù lợi ích tạm thời của nó vì các chính sách đi ngược lại các quy tắc cạnh tranh và thương mại toàn cầu tự do. Ông Trump không nhìn thấy bức tranh hoàn chỉnh. Vì vậy, đã có nhiều dự báo, chính sách “gây chiến” lần này của ông chủ Nhà Trắng sẽ không thành công. Bởi trên thực tế, phần nào có thể thấy, các cuộc chiến tranh thương mại của Trump là nhằm che đậy các vấn đề chính trị của ông hơn là nhằm bảo vệ lợi ích của người Mỹ.
Các cuộc chiến tranh thương mại đã dẫn đến việc các nước khác hình thành các liên minh thương mại mới để tiếp tục các hoạt động thương mại. Nhật Bản và Liên minh Châu Âu (EU) là một ví dụ. Gần đây, hai bên đã ký một thỏa thuận thương mại tự do. Trung Quốc cũng đã tăng cường quan hệ đối tác kinh tế với một số nước khác.
THANH VĂN