Giải mã cuộc đời sát thủ "con rắn độc" (2)
>> Giải mã cuộc đời sát thủ "CON RẮN ĐỘC"
Kỳ cuối: Sát thủ nổi tiếng như ngôi sao
(Cadn.com.vn) - Gần 15 năm trước, đạo diễn Yves Regnier của Pháp đề nghị trả 15 triệu USD cho Charles Sobhraj để làm bộ phim mang tên “Con rắn độc” nói về cuộc đời ly kỳ, đầy mạo hiểm, hấp dẫn hơn cả người tù khổ sai Papillon của y. Theo đạo diễn Yves Regnier, ông làm cuốn phim “Con rắn độc” không chỉ vì lợi nhuận, mà muốn mọi người có một cái nhìn tích cực hơn về những kẻ rơi xuống tận đáy tội lỗi. Thế nhưng, ông đã nhầm. Bởi chỉ chưa đầy 6 năm sau đó, y lại tiếp tục xộ khám với những tội danh kinh thiên động địa. Đến tận hôm nay, dù đang mang bản án chung thân, cái tên Sobhraj vẫn không ngừng khuấy động.
Từ “sát thủ bikini”...
Trong cuộc hành trình đến Thái Lan, y gặp Marie-Andree Leclerc, một du khách đến từ
Năm 1975, Sobhraj cùng một tên tội phạm là Ajay Chowdhury, người Thái gốc Hoa lập nên một băng nhóm tội phạm nhỏ ở Thái Lan chuyên giết người. Nạn nhân đầu tiên của y là một nữ du khách hành hương người Mỹ có tên Jennie Bollivar. Thi thể Jennie được phát hiện trong một bể bơi nước nóng ở vịnh Thái Lan. Nạn nhân chỉ mặc trên người bộ bikini. Cũng từ thời điểm đó, liên tục trên trang nhất báo chí Thái Lan và một số nước Nam Á khác xuất hiện tin tức về các vụ giết người mà nạn nhân chỉ mặc bikini, nên về sau Sobhraj còn được gắn cho biệt danh là “sát thủ bikini”. Năm 1976, nhóm đầu sỏ của Sobhraj bị bắt, nhưng sau đó lại được thả vì chính quyền sợ ảnh hưởng đến khách du lịch vào Thái Lan.
Tuy nhiên, một vài thành viên của băng nhóm Sobhraj bắt đầu nhận thấy họ ở dưới trướng một kẻ tâm thần cuồng sát. Họ vội vã trình báo cho cảnh sát rồi trốn về
![]() |
Biswas trả lời báo chí về cuộc hôn nhân kỳ lạ của cô với Sobhraj (ảnh nhỏ). |
Nhưng cuộc sống trong tù của y khá sung túc nhờ đút lót các quản giáo. Và để tránh án tử hình nếu bị dẫn độ về Thái Lan (lệnh truy nã ở Thái Lan có hiệu lực 20 năm), y đã bày mưu tính kế để ngồi thêm 10 năm trong tù. Tháng 3 -1986, trong buổi tiệc mừng tròn 10 năm ngồi tù, y đã mời các tù nhân và các quản giáo của nhà tù đến dự tiệc và hạ thuốc mê. Mọi việc diễn ra đúng như ý muốn của Sobhraj. Y bị bắt tại
... đến “ngôi sao 15 triệu USD”
Ngày 17-1-1997, vừa đúng 53 tuổi, Sobhraj được trả tự do, khi tất cả những trát bắt, thời hiệu hồi tố các vụ án đều hết hiệu lực. Không có nước nào dám đón nhận, chính quyền Ấn Độ đành để y trở về Pháp.
Tại Paris, Sobhraj bỗng trở nên nổi tiếng. Cái tên của y như một biểu tượng của kẻ cướp chỉ có trong huyền thoại phim ảnh. Y bắt đầu hiểu mình bây giờ là ai, và thậm chí thuê cả người phát ngôn, thu gom tiền qua các cuộc phỏng vấn và ghi hình. Sobhraj đòi trả 15 triệu USD cho kịch bản phim đầu tiên thực hiện về cuộc đời mình mang tên “Con rắn độc”. Đạo diễn Yves Regnier nói rằng, chính Sobhraj đã viết lại kịch bản về đời y một cách khá hay, hay hơn người tù khổ sai Papillon nhiều, nhưng điều hay hơn cả: y đã nhẫn nại chịu đựng ngồi tù 21 năm ở Ấn Độ, để không bị dẫn độ về Thái Lan nhận bản án tử hình. Và trong khoảng thời gian này, Sobhraj đã tự biến cải mình thành một con người khác bằng cách trau dồi học vấn, rèn luyện võ thuật, đọc sách triết học... Thậm chí, trong khi ngồi tù, một cô gái Ấn Độ đã yêu Sobhraj, vì cảm phục ý chí của y. Hai nữ luật sư khác cũng tình nguyện bào chữa miễn phí, vì sự “vô tội” của y.
Ngoài bộ phim “Con rắn độc”, Sobhraj còn trở thành nhân vật chính của 3 bộ phim và 4 tập sách của các đạo diễn, nhà văn, nhà báo khác, trong đó có cuốn sách “Cuộc sống tội phạm của Gurhmuk Charles Sobhraj”, được dịch ra nhiều thứ tiếng.
Hồi kết cuộc đời
Sobhraj mua một biệt thự gần
Vài ngày sau, hắn bị cảnh sát bắt giữ. Những tội lỗi khác của Sobhraj phơi bày ra ánh sáng. Nhiều người đưa ra các chứng cứ, khẳng định Sobhraj đã giết hại hơn 20 du khách Âu-Mỹ và những người hành hương đến vùng Nam Á mà chưa bị xét xử. Nhà ngoại giao Hà Lan Herman Knippenberg, người đã dành nhiều năm để đưa Sobhraj ra tòa, nói rằng, Sobhraj đã tạo lập ra “một gia đình tội phạm riêng” giống như Charles Manson (kẻ đứng đầu băng nhóm hippie khét tiếng ở Mỹ thập niên 1960). Mùa hè 2004, Sobhraj bị kết tội giết người nhận án tù chung thân và tịch thu toàn bộ tài sản. Sobhraj kháng án với lý do không được xét xử công bằng, nhưng không thành. Kẻ đào tẩu nổi tiếng cuối cùng cũng ngồi tù suốt cuộc đời còn lại.
Dù vậy, Sobhraj vẫn không ngừng tìm mọi cách biến mình thành tâm điểm chú ý. Năm 2008, báo chí lại đưa tin, Sobhraj tổ chức một lễ cưới linh đình tại nhà tù theo nghi lễ cổ truyền của người Nepal. Cô dâu là Nihita Biswas, 20 tuổi, một phiên dịch, dù chú rể vẫn chưa ly hôn. Cả hai mới gặp nhau hai tháng rưỡi trước đó, khi Biswas đến xin làm phiên dịch cho luật sư người Pháp của Sobhraj có tên là Isabelle Coutant-Peyre.
Ngày 7-7-2008, thông qua bản tuyên bố do vị hôn thê Nihita trao cho báo chí, Sobhraj khẳng định y chưa bao giờ bị bất cứ tòa án nào buộc giết người và yêu cầu báo chí ngừng gọi y là “kẻ giết người hàng loạt”.
Trần Trung Sáng