Hành trình trở về của một kỷ vật chiến tranh
(Cadn.com.vn) - Sáng 20-1, Bảo tàng TP Đà Nẵng tiếp nhận kỷ vật của một chiến sĩ giải phóng Việt Nam lưu lạc nhiều năm trên đất Mỹ. Kỷ vật này, được một lính Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam gìn giữ trong suốt 42 năm và điều này đã ám ảnh, dằn vặt ông. Có những câu chuyện cảm động xung quanh kỷ vật nhỏ bé này.
Trở về sau 42 năm
Trong vô vàn những kỷ vật thời chiến mà lính Mỹ trao trả lại cho Việt
![]() |
Thuy Smith - cô gái trẻ đã vượt nửa vòng trái đất để mang kỷ vật về lại Việt Nam. Ảnh: H.A |
Qua lời kể của Thuy, tôi hình dung về chuyến hành trình nửa vòng trái đất của chiếc khóa nịt – vật dụng duy nhất còn lại của người chiến sĩ vô danh nào đó. Trong thời gian chiến tranh, Larry được điều đến Đà Nẵng để làm bác sĩ cứu thương trên chiến trường. Mùa hè năm 1969, Larry cùng lính bộ binh tham gia cuộc giao tranh với quân giải phóng trên chiến trường Đà Nẵng. Trận đánh diễn ra tại phía tây nam Đà Nẵng khiến nhiều binh lính hai phía bị thương và tất cả được đưa đến căn cứ quân y nơi Larry làm việc.
Tại đây, chiếc khóa nịt định mệnh đã gắn chặt với cuộc đời Larry khi ông điều trị cho một người lính Bắc Việt bị trọng thương. Trong hồi ký của mình Larry viết: “Bằng tất cả khả năng tôi cố cứu lấy bệnh nhân của mình, nhưng rồi tôi chẳng làm được gì khác ngoài việc chứng kiến anh ấy từ từ lìa bỏ cõi đời”. Sau khi người lính Bắc Việt hy sinh, Larry cắt cái khóa nịt từ dây lưng của người lính ấy và mang theo bên mình. Năm 1970, khi trở về nước, những kỷ vật khác về cuộc chiến tranh Việt Nam như huy chương, quân phục... đều bị Larry đánh mất, duy chỉ còn chiếc khóa nịt của người lính bên kia chiến tuyến. “Larry kể với tôi rằng, trong giấc mơ ông ấy thường thấy hình ảnh người lính Bắc Việt đòi lại vật dụng của mình, điều này khiến ông không thể yên giấc. Ông đã cố chôn vùi những ký ức về Việt
![]() |
Kỷ vật của một chiến sĩ giải phóng quân mà Larry Hoffman cất giữ 42 năm. Ảnh: H.A |
Người mang sứ mệnh
Thuy Smith có vai trò quan trọng cho sự trở về của chiếc kỷ vật. Trong suốt buổi trò chuyện, đôi mắt của Thuy luôn ngấn lệ. Theo gia đình rời Việt Nam khi mới vài tháng tuổi, nên Thuy không tận mắt chứng kiến những đau thương của cuộc chiến tranh, nhưng cô cảm nhận được nỗi đau ấy qua người cha và những lính Mỹ trở về.
![]() |
Thuy Smith (bìa trái) tại Bảo tàng Đà Nẵng. |
Thuy kể: “Cha tôi là người Mỹ, mẹ là người Campuchia nhưng tôi lại được sinh ra ở Việt
Tôi được biết, qua trang mạng của mình, Thuy đang quyên góp, vận động tài chính nhằm hỗ trợ, giúp đỡ cho trẻ em bất hạnh của Việt Nam - một việc làm ý nghĩa và đáng trân trọng của một cô gái trẻ mang nặng nỗi niềm về quá khứ...
Bài, ảnh: Lưu Hoàng Anh