Hơn 42 ngàn doanh nghiệp Đà Nẵng không buộc phải thay đổi địa chỉ do thay đổi địa giới hành chính

Thứ tư, 16/04/2025 09:25

Ngày 15-4, Sở Tài chính Đà Nẵng cho biết đã triển khai hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc cơ quan đăng ký kinh doanh không được yêu cầu doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác (doanh nghiệp) đăng ký thay đổi thông tin về địa chỉ do thay đổi địa giới hành chính.

Đồng thời, doanh nghiệp cập nhật thông tin về địa chỉ do thay đổi địa giới hành chính trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, Giấy chứng nhận đăng ký tổ hợp tác, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh khi có nhu cầu hoặc thực hiện đồng thời khi đăng ký thay đổi, thông báo thay đổi nội dung khác trong đăng ký doanh nghiệp.

Theo Sở Tài chính, trên địa bàn thành phố hiện có 42.322 doanh nghiệp và chi nhánh, văn phòng đại diện đang hoạt động với tổng số vốn đăng ký đạt 257.601 tỷ đồng. Trong 3 tháng đầu năm 2025, thành phố đã cấp mới giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 1.004 doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện, tổng vốn điều lệ đăng ký đạt 3.019 tỷ đồng…

HẢI QUỲNH

Đà Nẵng – Quảng Nam mới sau sáp nhập phải trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, công nghệ cao và khởi nghiệp quốc gia

Nhân chuyến công tác tại thành phố Đà Nẵng, chiều 29-3, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng và Ban Thường vụ tỉnh ủy Quảng Nam.

Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống

Chính quyền 2 cấp: Đề xuất điều cán bộ tỉnh, huyện xuống xã làm việc

Với số lượng cấp xã lớn, sau sáp nhập giảm từ hơn 10.000 xuống chỉ còn hơn 2.000 xã, thời gian thực hiện không nhiều, đòi hỏi các cán bộ, ngành và địa phương phải “vừa chạy vừa xếp hàng” để hoàn tất được lộ trình đề ra. Theo đại biểu Quốc hội, có thể lựa chọn cán bộ có bằng cấp, chuyên môn, điều động từ cấp tỉnh, cấp huyện xuống cấp xã để phục vụ tốt nhất