Hòn đất - xứ sở anh hùng (3)
Xem lại kỳ trước: Hòn Đất - xứ sở anh hùng (2)
Kỳ cuối: Xứ sở anh hùng
(Cadn.com.vn) - Như nhiều vùng đất khác trên đất nước Việt
Hòn Đất là vùng đất có diện tích rộng nhất của tỉnh Kiên Giang với 1.046,1km2 bao gồm 14 xã, thị trấn. Sử sách ghi lại, vào thời Phù Nam còn là một vương quốc hùng mạnh với Óc Eo là thị trấn quan trọng, Hòn Đất là cửa ngõ gần gũi để giao lưu với nền kinh tế-văn hóa các nước khác. Cho đến khi Phù
Cho đến giữa thế kỷ XIX, Hòn Đất vẫn chưa thành một đơn vị hành chính, chỉ là tên gọi của một hòn núi nhỏ trong 3 ngọn nằm gần nhau là Hòn Đất, Hòn Me, Hòn Sóc. Xứ Ba Hòn này thuộc phủ An Biên, H. Kiên Giang, tỉnh Hà Tiên. Đến đầu thế kỷ XX, khi thực dân Pháp chia Nam Kỳ thành 20 tỉnh thì Hòn Đất với 3 làng Mỹ Lâm, Sóc Sơn và Thổ Sơn thuộc tổng Kiên Hảo, Q. Châu Thành, tỉnh Rạch Giá. Địa bàn tổng Kiên Hảo khi ấy bao gồm trọn H. Hòn Đất ngày nay và một phần TX Rạch Giá (TP Rạch Giá ngày nay). Hòn Đất chính thức trở thành đơn vị cấp huyện vào ngày 27-1-1962, gọi là Châu Thành A thuộc tỉnh Rạch Giá và năm 1978, gọi là H. Hòn Đất. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, lịch sử đấu tranh của Hòn Đất gắn liền với H. Châu Thành rồi là Châu Thành A.
![]() |
Bia ghi nhớ công ơn của các liệt sĩ đã anh dũng hy sinh dưới chân Hang Hòn.Ảnh: P.T |
Trong trí nhớ của bác Vũ Hoàng Giang (Bảy Giang - Phó Chủ tịch Hội CCB H. Hòn Đất), những năm sau ngày toàn miền Nam đồng khởi, tình hình chiến sự ở xứ Hòn cực kỳ căng thẳng và ác liệt. Trận chiến ở HANG Hòn như phản ảnh trong tác phẩm “Hòn Đất” của Anh Đức là trận đấu mở màn cho hàng loạt chiến công sau này của quân-dân Hòn Đất. Hang Hòn được xem là căn cứ chiến hào quân sự vững chắc của quân-dân xứ Hòn. Hang Hòn là một hệ thống gồm những hang đá liên thông với nhau ra đến tận biển. Có hang có thể chứa cả một đại đội. Trong hệ thống hang đó, có 5 hang có nước gồm: hang Quân y, Nhà trại an ninh, hang Quân khí, hang Hậu cần và hang của Đại đội 616 (pháo binh) của tỉnh.
Trong trận chiến 11 ngày đêm vào cuối năm 1961 đầu 1962, địch đã dùng rơm, vôi bột, xăng để đốt vào hang hòng thiêu rụi quân dân ta. Thậm chí, chúng còn cho thả bột ớt, nước xà phòng vào trong hang. Ngoài sự hy sinh oanh liệt của nữ AHLLVT Phan Thị Ràng, phải kể đến sự hy sinh không kém phần oanh liệt của đồng chí Tài (LLVT TX Rạch Giá lúc bấy giờ). Khi ấy, anh Tài đã bị thương. Lượng sức không thể cùng đồng đội rút quân qua Lình Quỳnh, anh xin ở lại rồi rút chốt lựu đạn tiêu diệt thêm vài tên địch trước khi hy sinh. Ngày 10-1-1962, biết không thể thu được thắng lợi gì từ trận càn này, địch đành rút quân khỏi Hang Hòn. Kể từ sau cuộc chiến mở màn này, quân và dân Hòn Đất tiếp tục vùng lên đấu tranh chính trị lẫn đấu tranh vũ trang với những chiến công lớn như “phá đường giao thông địch”, trận đánh “78 ngày đêm” rồi “132 ngày đêm”, tiêu diệt hàng ngàn binh lính, vận động hàng trăm binh lính rã ngũ, đầu hàng...
Đây cũng là thời kỳ mà địch tập trung nhiều lực lượng về Hòn Đất nhất. Chúng cho xây dựng trên mảnh đất này hàng trăm ấp chiến lược để dồn dân với chiến lược “tát ao bắt cá”, hòng cắt đứt mối liên hệ giữa cách mạng với nhân dân... Năm 1964, T.Ư Cục miền
Đường 1C từ T.Ư sang Campuchia về Việt Nam thông qua biên giới thuộc H. Hà Tiên, đoạn Vĩnh Điều cắt ngang kinh Tám Ngàn đến kinh Tri Tôn khoảng từ Kinh Năm đến Kinh Bảy, qua xã Mỹ Lâm đến Tân Hội rồi qua Cái Sắn về Khe... Năm 1969, đánh giá được tầm quan trọng của con đường 1C nên địch tìm cách cắt đứt hành lang vận chuyển này. Lúc này, Quân khu và Tỉnh ủy Rạch Giá giao nhiệm vụ cho H. Châu Thành A chia lửa cho tuyến đường này bằng cách phải thu hút và kìm chân địch, vừa giải tỏa, bảo vệ đường 1C, vừa tạo điều kiện cho các nơi khác phá kềm, phá mảng, mở rộng vùng giải phóng. Thực hiện mệnh lệnh này, Huyện ủy Châu Thành A đã chỉ đạo các lực lượng trong huyện có những hoạt động nhằm thu hút sự chú ý của giặc vào khu vực Hòn Đất, Hòn Me. Tỉnh đội Rạch Giá tổ chức bộ chỉ huy tiền phương đóng ở Hòn Me, Đại đội pháo 616 của tỉnh đóng ở Hòn Đất...
![]() |
Bác Vũ Hoàng Giang cùng đồng đội viếng NTLS H. Hòn Đất. Ảnh: P.T |
Ông Nguyễn Văn Chấp (Sáu Chấp) - từng là Bí Thư Chi bộ xã Thổ Sơn những năm 1971-1973, tham gia du kích xã từ những năm 1960 - nhớ lại: “Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Hòn Đất có 3 xã được phong tặng AHLLVT là Nam Thái Sơn, Thổ Sơn, Mỹ Lâm. Đây là vùng mà địch đưa quân về cắm đồn bót và sử dụng nhiều vũ khí tối tân nhất. Có lúc chúng đưa cả SƯ đoàn 7, Sư đoàn 9 xuống Hòn Đất, xe tăng Mỹ đóng chiếm rừng tràm rất đông. Dù vậy, bà con vẫn kiên trì đấu tranh, quyết bám ruộng, bám làng, nuôi giấu bộ đội, du kích để đánh giặc cho đến ngày chiến thắng. Máu xương của nhân dân Hòn Đất này đổ xuống nhiều không xuể.
Đặc biệt, lực lượng TNXP của tỉnh Minh Hải hy sinh trên con đường 1C qua xứ này nhiều lắm!”. Trong gian khó “lửa thử vàng” ấy, quân-dân Hòn Đất quyết giữ vững khí tiết, vùng lên phá ấp chiến lược, tìm mọi cách để tiếp tế lương thực, thuốc men cho cách mạng... góp phần to lớn vào thắng lợi của chiến trường Khu 9, của miền Nam “Thành đồng Tổ quốc”...
34 mùa xuân đã đi qua kể từ ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, Hòn Đất đang dần thay da, đổi thịt. Đi trên con đường từ trung tâm xã Thổ Sơn vào viếng thăm mộ chị Ràng giờ là bạt ngàn màu xanh cây trái. Tôi hiểu rằng, để có màu xanh hôm nay, đó là sự đánh đổi bằng xương máu của dân tộc, của người dân Hòn Đất, của chị Ràng... Hòn Đất-mãi mãi là đất anh hùng...
Ghi chép: P.Thủy