Mỹ và Trung Á
(Cadn.com.vn) - Mỹ và Trung Á từng được ví như là “ở hai đầu nỗi nhớ” khi Washington thường xuyên bị chỉ trích không có một chính sách rõ ràng trong chiến lược về quan hệ với khu vực này.
Lo cho chính sách của Trung Quốc hoặc Afghanistan, sa lầy trong các vấn đề an ninh hay các nỗ lực dân chủ hóa, Washington dường như không thể xây dựng chính sách chặt chẽ riêng biệt cho khu vực quan trọng Trung Á này trong nhiều năm qua. Không giống như việc mở rộng kinh tế của Bắc Kinh hay các mối quan hệ quân sự của Moscow, chính sách Trung Á của Washington, nếu xuất hiện, thường chỉ như là một suy nghĩ thoáng qua. Đó là chưa kể đến việc những nỗ lực này không được thực hiện để mang lại chính sách theo kiểu “chịu đựng”.
Đầu tuần này, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken nói tại Viện Brookings rằng, Nhà Trắng cần có bản phác thảo các kế hoạch khu vực hiện nay của Washington. Nhưng dù thay đổi mới hoặc cải tạo, Washington dường như muốn tiếp tục đi theo con đường lộn xộn và lầy lội mà họ đã đi trước đó, với kế hoạch cũ và những ý tưởng giẫm lên nhau.
Ông Blinken trích dẫn những dẫn chứng về sáng kiến mới “Con đường tơ lụa”, dù đã tồn tại trong 4 năm nhưng ít có tác động. Nhắm vào nỗ lực “giúp phát triển các kết nối trong khu vực”, ông Blinken trích dẫn dự án CASA-1000 vốn sẽ “giúp mang lại thặng dư thủy điện từ Kyrgyzstan và Tajikistan tới Afghanistan và Pakistan”.
Dự án CASA-1000, đại diện cho một trong những nỗ lực quan trọng nhất của Mỹ tại khu vực hội nhập – nhưng ít có tác dụng khi Kyrgyzstan là quốc gia nhập khẩu điện lưới. Washington không cố gắng để giải thích cách CASA-1000 sẽ hoạt động với Tajikistan khi đây là nhà cung cấp duy nhất của điện năng dư thừa. Blinken không đưa ra bất kỳ lời giải thích nào.
Ông Blinken cũng trích dẫn “3 mục tiêu quan trọng” của Washington trong khu vực: tăng cường quan hệ đối tác để thúc đẩy an ninh lẫn nhau; thắt chặt quan hệ kinh tế; thúc đẩy và ủng hộ cải thiện quản trị và nhân quyền. Vấn đề an ninh trở nên quan trọng nhất - lấn át các nội dung khác.
Ông Blinken khẳng định tính ưu việt của bảo mật, lưu ý rằng, “chính sách của chúng tôi tại Trung Á được thành lập trên hai ý tưởng khác nhau: Thứ nhất, là an ninh của chúng ta được tăng cường bởi sự ổn định hơn, an toàn khu vực Trung Á, góp phần vào nỗ lực toàn cầu để chống khủng bố và chủ nghĩa cực đoan bạo lực”.
Trên thực tế, những khía cạnh thú vị nhất của bài phát biểu của Blinken chủ yếu mô tả chính sách cũ kỹ mệt mỏi, hoặc thất bại của Nhà Trắng trong chiến lược ở Trung Á. Nếu có điểm đáng chú ý trong bài phát biểu, đó là phương pháp tiếp cận của Mỹ đối với khu vực trong thời gian dài – có ảnh hưởng đến vai trò của các cường quốc xung quanh.
Giới phân tích cho rằng, mặc dù không mấy mặn mà với Trung Á nhưng Mỹ cũng không dễ gì sẵn sàng nhường lại ảnh hưởng khu vực cho Trung Quốc, Nga và hay các quốc gia Hồi giáo có ảnh hưởng khác.
Thanh Văn