Nâng cao kiến thức sơ cấp cứu, giúp bệnh nhân đột quỵ không bị mất “cơ hội vàng”
Đột quỵ là nguyên nhân tử vong hàng đầu tại Việt Nam: cứ mỗi 30 phút, 01 bệnh nhân đột quỵ đáng lẽ được cứu sống lại phải chết hoặc tàn phế vì không nhận được sự hỗ trợ y tế kịp thời, chính xác. Hơn 90% bệnh nhân nhập viện muộn và mất “cơ hội vàng” để được áp dụng các biện pháp cấp cứu đặc hiệu. Vì vậy, sơ cấp cứu bệnh nhân đột quỵ là hết sức quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị đối với bệnh nhân.
Thực hành và ứng dụng các kỹ năng cứu hộ, chăm sóc nạn nhân, cách giảm tối đa những chấn động tiêu cực với nạn nhân. Ảnh: P.V |
Đào tạo sơ cấp cứu tập trung là hoạt động thường niên Bệnh viện Đa khoa Gia Đình, phối hợp cùng Bệnh viện Quốc tế BNH (Thái Lan),đồng tổ chức nhằm hỗ trợ cho ngành du lịch, góp phần bổ sung vào chuỗi dịch vụ tạo nên sự hoàn thiện, đồng bộ trong hệ thống dịch vụ của Đà Nẵng.
Trong thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa Gia Đình đã tiếp nhận khá nhiều trường hợp bệnh nhân bịđột quỵ đến từ các khách sạn, resort trên địa bàn Đà Nẵng, trong đó chủ yếu là khách nước ngoài. Sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa đội ngũ sơ cấp cứu tại chỗcủa nhân viên khách sạn và nhân viên y tế trong các trường hợp khẩn cấp sẽ yếu tố then chốt và quyết định việc cứu sống nạn nhân. Trên thực tế, việc mô tả tình trạng của người bị nạn rõ ràng, đầy đủ sẽ là cơ sở đầu tiên để nhân viên y tế chuẩn bị đúng và đủ dụng cụ, sẵn sàng ứng phó, rút ngắn thời gian điều trị. Đối với những bệnh nhân bị đột quỵ, nạn nhân có thể được sử dụng thuốc tiêu sợi huyết ngay trên xe cấp cứu nếu được mô tả đúng tình trạng ngay từ đầu. Thời gian từ khi bệnh nhân có dấu hiệu bất thường đến lúc được bắt đầu sử dụng thuốc tiêu sợi huyết càng được rút ngắn thì bệnh nhân càng có cơ hội hồi phục cao, hạn chế tàn phế.
“Không những đào tạo kỹ năng cấp cứu sự sống cơ bản mà còn chú trọng đến việc huấn luyện kỹ năng phối hợp– hỗ trợ nhân viên y tế để cấp cứu nạn nhân kịp thời.” Đây là mục tiêu của chuỗi Chương trình huấn luyện sơ cấp cứu và hồi sức tim phổi– SOS@Hotel lần thứ IV, diễn ra từ ngày 16 đến ngày 20 tháng 9 năm 2019, do Bệnh viện Đa khoa Gia Đình, phối hợp với Bệnh viện quốc tế BNH Thái Lan, đồng tổ chức.
Tham gia khóa đào tạo, các học viên sẽ được hướng dẫn và thực hành kỹ năng sơ cấp cứu đúng cách và biết cách nhận biết đúng tình trạng nạn nhân, mô tả hiệu quả cho nhân viên y tếvà quy trình thực hiện sơ cấp cứu ban đầu. Đồng thời, các chuyên gia đào tạo sẽ tiến hành mô phỏng, tạo hiện trường giả các tình huống sát với thực tế để người học đượcthực hành và ứng dụngcác kỹ năng cứu hộ, chăm sóc nạn nhân, cách giảm tối đa những chấn động tiêu cực với nạn nhân cùng các kiến thức chuyên môn như kỹ thuật xử lý chấn thương cột sống, kỹ thuật hồi sức tim- phổi, kỹ thuật truyền oxy trong các tình huống khẩn cấp…
Chương trình được thiết kế đặc thù cho các chuyên viên đến từ các resort, khách sạn, các hướng dẫn viên du lịch và cộng đồng người nước ngoài tại Đà Nẵng.
Chương trình đào tạo sơ cấp cứu cho cộng đồng là chương trình mà Bệnh viện Đa khoa Gia Đình thực hiện vào mỗi tháng và được thiết kế theo đặc thù của từng đơn vị, ngành nghề để người học có thể áp dụng trong các tình huống khẩn cấp sau khi hoàn thành khóa học. Năm nay, ngoài chuỗi sự kiện đào tạo tập trung từ 16-20 tháng 9 năm 2019, Bệnh viện Đa khoa Gia Đình đã thực hiện được 8 chương trình dành cho Người Việt, 6 chương trình dành cho người Hàn Quốc đang sinh sống tại Đà Nẵng.Bệnh viện Đa khoa Gia Đình cũng là bệnh viện đầu tiên tại Đà Nẵng thực hiện việc mời các chuyên gia đào tạo sơ cấp cứu từ Bệnh viện Quốc tế BNH Thái Lan nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả của chương trình. Tại khu vực Đông Nam Á, hệ thống cấp cứu y tế, vận chuyển y tế của Thái Lan đang thuộc top đầu của Khu vực.
P.V