Nhà thơ Nguyễn Đông Nhật: Thơ luôn mang trong mình hơi thở của cuộc sống
(Cadn.com.vn) - Nhân Ngày thơ Việt
P.V: Vài suy nghĩ của anh đối với Thơ và Ngày thơ Việt
Nhà thơ N.Đ.N: Trong vài năm trở lại đây, Thơ đang có nhiều chuyển biến đáng mừng, trên văn đàn xuất hiện nhiều gương mặt trẻ có triển vọng. Tôi lặng lẽ đọc và theo dõi sự chuyển động đó và nhận ra sức lắng của Thơ. Ngoài những thành công mà Ngày thơ Việt
Hình thức hóa ở đây là tôi cảm thấy Ngày thơ mang nhiều chất hành chính, không sôi động, có phần cứng nhắc. Điều này đã ảnh hưởng đến cảm nhận của người đọc, người nghe, người xem và ảnh hưởng đến quan điểm của người cầm bút. Sân khấu hóa ở đây, tôi muốn nhấn mạnh đến việc cần thiết phải sân khấu hóa nhưng cái cách sân khấu làm sao để Thơ đi vào lòng người mới khó.
Đòi hỏi những người có trách nhiệm phải động tâm và đặt ra nhiều yêu cầu khắt khe hơn đối với cách tổ chức, thực hiện. Tôi tán đồng những nỗ lực như trình diễn thơ, sắp đặt thơ trên sân khấu nhưng để điều đó mang lại cảm xúc thì lại là chuyện khác. Đưa Thơ đến với đời sống là điều cần thiết, nhưng khó vì vốn bản chất của Thơ là yên tĩnh. Đời sống cần Thơ và khi nào con người còn cô đơn thì Thơ vẫn chiếm một vị trí độc tôn.
Nhà thơ Nguyễn Đông Nhật tại cuộc gặp cộng tác viên Tạp chí Non Nước. |
P.V: Tình cảm của anh đối với những người viết trẻ?
Nhà thơ N.Đ.N: Tôi không ngạc nhiên vì hiện nay nhiều người làm thơ. Điều đó hợp với quy luật phát triển của xã hội khi dân cư ngày một đông và đời sống dân trí ngày càng cao. Làm Thơ là một cách dưỡng sinh rất tốt cho tâm hồn. Và cũng không có một điều luật nào cấm làm thơ cả. Nhưng chúng ta không nên lạm dụng, vì như vậy Thơ sẽ bị dung tục hóa và vị trí của người thi sĩ sẽ bị tầm thường hóa. Tôi thuộc lớp người viết già nhưng rất ủng hộ lớp trẻ.
Lớp người đi trước hãy ủng hộ lớp trẻ hôm nay. Hãy để họ là những nụ mầm phát triển tự do tuyệt đối, từ đó cảm hứng sáng tạo sẽ có và họ viết bằng tất cả nhiệt huyết sống của họ với những cảm nhận tinh tế nhất với đời sống thực tại. Đừng gò người trẻ vào những cái khuôn đúc có sẵn. Làm người ai không bị quyến rũ bởi sự nổi tiếng.
Vì ai cũng muốn lưu danh ở đời, nhưng sự lưu danh đó phải bằng năng lực thực thụ thì mới đáng trân trọng. Cuộc sống luôn vận hành, tôi tin tưởng và hy vọng nhiều vào thế hệ những người viết trẻ hiện nay. Trong một trăm người làm thơ thì thời gian sẽ sàng lọc lại còn dăm bảy người, chừng đó đủ để hy vọng vào Thơ.
P.V: Thơ trong dòng chảy hiện đại với những biến động không ngưng nghỉ. Anh có nghĩ đến một lúc nào đó Thơ thoát ra khỏi những ràng buộc đó để lắng đọng với Đời?
Nhà thơ Nguyễn Đông Nhật sinh ở làng Giao Thủy, Đại Hòa, Đại Lộc, Quảng Nam. Từ năm 1969, ông có thơ in trên báo chí phong trào học sinh sinh viên và tạp chí Đối Diện.
Nhà thơ N.Đ.N: Đã 2 năm rồi tôi không làm thơ vì tôi nhận ra những gì mình viết không thể hay hơn trước, không thể đời hơn trước. Bây giờ tìm sự tĩnh lặng bên trong tâm hồn khó gấp vạn lần làm Thơ. Đời sống vẫn chảy, tôi vẫn trôi. Những bài thơ gần đây của tôi in trên các báo đã viết cách đây 20 năm. Tôi muốn thiền tâm và tôi đang cố thực hiện điều đó.
Những tập thơ đã in của ông: Trong hoàng hôn gió (1995), Trăng của ngày (1999), Thơ bốn câu (2001), Bài ca của gió (2002), Phía sau tôi (2003), Một trăm bài thơ (2004). Từ năm 1975 đến nay, ông liên tục có thơ và bài viết in trên khoảng 80 tờ báo và tạp chí trong cả nước và khoảng 30 tuyển tập thơ.
Cảm ơn quê hương xứ Quảng luôn là nơi để tôi tựa hồn mình những lúc lòng quạnh vắng. Tôi biết ơn ngàn lần những con đường ở phố cổ Hội An. Từ đó tôi lớn lên, từ đó tôi yêu, tôi trưởng thành và tôi sống. Tôi nghĩ và tin rằng dù bị lấn át bởi những ồn ào của cuộc sống nhưng Thơ vẫn có chỗ đứng. Vì Thơ là Đời.
P.V: Anh kỳ vọng điều gì đối với Ngày thơ Việt
Nhà thơ N.Đ.N: Một xã hội thiếu Thơ và triết học sẽ mang lại nhiều căn nguyên tốt và xấu. Như người làm kinh tế, sẽ có khi lời, có khi thua lỗ. Vậy đời sống này cần Thơ hay Thơ cần đời sống? Cả hai phạm trù này đều là những điểm mà chúng ta phải lưu tâm và gìn giữ. Tôi đã đọc nhiều bài báo, nhiều thông tin về Ngày thơ Việt
P.V: Cảm ơn anh đã dành cho độc giả Báo Công an TP Đà Nẵng cuộc trò chuyện đầu năm thú vị này. Chúc anh một năm mới nhiều niềm vui và cảm đầy hứng sáng tạo.
Nguyên Giao (thực hiện)