Nhân Kỷ niệm 73 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam (22-12-1944 - 22-12-2017): Kể chuyện vượt lũ cứu người
Cho đến bây giờ, Thiếu úy Nguyễn Việt Huy (Ban chỉ huy Quân sự H. Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) vẫn không quên những giờ khắc kinh hoàng khi vượt lũ cứu người trong đợt bão lũ số 12. Chia sẻ với phóng viên, Huy cho biết đã có 8 năm trong quân ngũ nên cũng đã trải qua nhiều khó khăn thử thách. Tuy nhiên chưa bao giờ Huy chứng kiến một cơn lũ nào có sức tàn phá kinh hoàng như vừa qua.
Màu áo xanh bộ đội cùng người dân đắp đường sau lũ. |
"Tối 5-11 đài khí tượng thủy văn thông báo lũ sẽ lên trong đêm chính vì vậy toàn bộ cán bộ chiến sĩ đều trực chiến ở cơ quan. Đêm ấy nước lên nhanh kinh khủng một phần vì mưa lớn một phần vì thủy điện xả lũ. Đến 4 giờ sáng ngày 6-11 khi nước đã ngập vào trong khu quân sự tôi được đồng chí Ngô Quang Chiến- Chỉ huy trưởng phân công cùng một số anh em lái ca nô đi kiểm tra tình hình. Trời tờ mờ sáng cũng là lúc chúng tôi nhận thấy toàn khu vực H. Duy Xuyên đã bị nhấn chìm trong lũ. Quốc lộ 1A đoạn qua thị trấn Nam Phước nước ngập quá đầu", Huy nhớ lại.
Khi chiếc ca nô của Ban chỉ huy Quân sự đi đến trụ sở Công an thị trấn Nam Phước thì gặp Thiếu tá Nguyễn Văn Quang- Phó trưởng Công an thị trấn Nam Phước đang trực chiến tại đây. Lúc này Thiếu tá Quang vội thông báo gia đình gồm vợ, mẹ già và các con nhỏ đang gặp nguy hiểm do nước ngập sâu. Ngay lập tức chiếc ca nô chở theo Thiếu tá Quang chạy về hướng Long Xuyên 2. "Lúc đến nhà đồng chí Quang thì 5 người phụ nữ trong nhà đã leo lên mái vì nước ngập lút nóc. Toàn bộ đồ đạc trong nhà chấp nhận thả trôi. Lối vào quá nhỏ ca nô không tiếp cận được nên tôi phải nhảy xuống nước để kéo ca nô vào trong. Nước quá sâu tôi phải dùng hết sức mình quẫy đạp, dẹp bỏ các cành cây chướng ngại để kéo ca nô vào. Lúc này trời lại nổi mưa lớn trắng xóa, tất cả mọi người đều co ro trong giá lạnh. Từ bên dưới ca nô anh em tìm mọi cách có thể để đỡ 5 người phụ nữ, trẻ em xuống. Ngay sau khi đưa được người nhà đồng chí Quang lên ca nô chúng tôi vội vàng di chuyển đến chợ Nam Phước bởi đây là nơi duy nhất còn cao ráo lúc này", Huy cho biết.
Sau khi ổn định chỗ ở tạm cho gia đình Thiếu tá Quang, chiếc ca nô trở về cùng Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Công Dũng đi khảo sát thì bắt gặp một nhóm người dân đang kéo thuyền chở một người đàn ông sưng phù, thâm tím tới cổng khu doanh trại. Trong dòng nước lũ, con thuyền nhỏ bập bềnh cùng tiếng người gọi "Mấy chú bộ đội ơi, cứu vớiഡ". Đó là ông Phan Văn Hậu (trú thôn Phú Bông, xã Duy Trinh) bị bệnh thận mãn tính. Do lũ lên quá nhanh ôog Hậu không thể đi chạy thận nên cả người sưng phù, tính mạng bị đe dọa. Tình thế nguy cấp nên người nhà đã dùng thuyền nan chở ông Hậu đi bệnh viện tuy nhiên vì nước chảy quaacute; xiết Bệnh viện H. Duy Xuyên ngập nặng nên ông Hậu đến nhờ giúp đỡ để đến bệnh viện tuyến trên. "Tình thế nguy cấp, đồng chí Ngô Quang Chiến tiếp tục chỉ đạo tôi và 2 chiến sĩ㠠nữa lái ca nô chở ông Hậu ra Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức để chạy thận gấp. Lúc này nước tiếp tục dâng, cao anh em chiến sĩ lại đuối sức vì dầm mưa suốt từ 4 giờ sáng đến gần trưa. Mưa to, nước chảy xiết, địa hình di chuyển từ Duy Xuyên ra đến thị xã Điện Bàn phải qua sông trong khi nước lớn vô cùng nguy hiểm. Thú thật chưa bao giờ t&oᩣirc;i lo lắng như vậy bởi lúc này chỉ cần ca nô va phải đá hoặc chướng ngại vật thì sẽ bị tắt máy trong khi sức khỏe của ông Hậu đang v&o䙣irc; cùng nguy cấp", Huy kể.
Khi đến khu vực cầu Câu Lâu cũng là lúc nước chảy rất mạnh. Động cơ của ca nô nhiều lần như muốn gục ngã trước sức mạnh của thiên nhiên nhưng các chiếᵮ sĩ vẫn không bỏ cuộc. Vừa che chắn cho ông Hậu khỏi ướt họ vừa nỗ lực chống chọi lại dòng nước chực cuốn chiếc ca nô đi. "Cả một buổi ≳áng vật lộn trong lũ lúc này lòng tôi nóng như lửa đốt bởi không biết gia đình ở nhà như thế nào có được an toàn hay không. Lúc ra đến Điện Bàn ông Hậu có dúi cho tôi mấy trăm nghìn đồng để cảm ơn nhưng tôi không lấy. Là bộ đội, mình xác định vì dân", Huy tâm sự.
Những ngày sau lũ Huy cùng anh em chiến sĩ trong Ban chỉ huy Quân sự huyện tiếp tục xung phong xúc cát đắp cầu cho người dân Đông Bình (xã Duy Vinh). Suốt 3 ngày liên tục làm việc chiếc cầu bị lũ cuốn trôi đã tạm thời được nối liền bởi những bàn tay quân dân. Ngày lũ rút cũng là lúc những tấm áo xanh in đậm màu bùn đất bởi cả một tuần lăn xả trong lũ. Nhưng với họ những khó khăn, gian khổ đã được đền đáp bởi sự an toàn của người dân và những nụ cười sau lũ. Với những thành tích đáng tự hào trong lũ số 12, Ban chỉ huy Quân sự H. Duy Xuyên đã được cấp trên khen thưởng cho lòng dũng cảm, can trường.
Hà Dung