Nhật Bản trấn áp nạn “mafia trong doanh nghiệp”
(Cadn.com.vn) - Mối quan hệ bộ ba đen tối và nguy hiểm: các băng nhóm tội phạm - các doanh nghiệp - các chính trị gia vốn đã tồn tại lâu đời ở Nhật Bản. Và nay, nước này đứng trước áp lực phải xóa bỏ “trục ma quỷ” này.
Mối quan hệ nguy hiểm
Luật sư Aki Tsurumaki, 42 tuổi, nói rằng, ông chưa bao giờ cảm thấy cuộc sống của mình gặp nguy hiểm trong suốt 15 năm giúp các Cty thoát khỏi mạng lưới của các băng đảng tội phạm Nhật Bản (yakuza). Tuy nhiên, ông Aki thổ lộ rằng, giờ đây ông không có thêm bất kỳ cơ hội nào nữa.
Từ lâu, Nhật Bản đã tồn tại mối quan hệ nguy hiểm giữa “đế chế” yakuza, các doanh nghiệp và các chính trị gia. Điều này giúp giải thích lý do tại sao vụ bê bối gian lận tài chính trong 3 thập kỷ qua của tập đoàn công nghệ nổi tiếng Nhật Bản Olympus lại khuấy động các phương tiện truyền thông đến vậy. Bởi từ lâu, tập đoàn này được cho là có liên hệ chặt chẽ với các “yakuza”, mặc dù cho đến nay vẫn chưa đủ bằng chứng cho những cáo buộc này và Olympus cũng luôn bác bỏ tất cả. Giám đốc điều hành
Và Facta - một tạp chí Nhật Bản đã phanh phui câu chuyện của Olympus - cho biết, một Cty đăng ký hoạt động ở quần đảo Cayman có liên quan đến một số giao dịch của Olympus, có quan hệ gián tiếp với “các lực lượng chống đối xã hội” - cụm từ thường dùng để chỉ các băng nhóm tội phạm có tổ chức. Chủ tịch Olympus Tsuyoshi Takayama, người đã tiếp quản
Trên thực tế, các nhóm tội phạm có tổ chức đã xâm nhập vào các thị trường tài chính và bộ máy lãnh đạo của các Cty trong hơn 2 thập kỷ qua. Các yakuza đã trở thành các chi nhánh liên doanh hợp pháp với các Cty có uy tín sau đó tiến hành hoạt động kinh doanh. Trong vụ bê bối làm rung chuyển lĩnh vực tài chính của Nhật Bản vào năm 1991, giám đốc điều hành của Nomura Securities và Nikko Securities đã phải từ chức sau khi tiết lộ rằng, các chi nhánh của CTY đã có giao dịch với tội phạm có tổ chức. Quan hệ giữa các các Cty tài chính và yakuza một lần nữa gây sự chú ý vào giữa những năm 1990 khi chính phủ phải hỗ trợ ngân sách để giúp đỡ các cty giải quyết “các khoản nợ xấu” liên quan đến tiền của các nhóm tội phạm có tổ chức. Hai năm trước, Fujitsu Ltd đã sa thải vị chủ tịch với cáo buộc có mối quan hệ với tội phạm có tổ chức.
![]() |
Các thành viên của băng nhóm Yamaguchi-gumi. Ảnh: iocni.com |
Những biện pháp mạnh tay
Nhật Bản vừa mở một chiến dịch tấn công nhằm vào các băng nhóm tội phạm và cả các Cty có quan hệ kinh doanh với các băng nhóm này. Cuộc trấn áp này đã giúp các nhà quản lý nhận ra rằng, các Cty thậm chí sẽ còn gặp nhiều nguy hiểm hơn khi “bắt tay” với yakuza.
Quy định cấm giao dịch kinh doanh với yakuza và những người có quan hệ gần gũi với tội phạm có hiệu lực ở Tokyo và Okinawa từ tháng trước, và trước đó đã có hiệu lực trên khắp nước Nhật. Những quy định này xuất phát từ một chỉ thị của chính quyền trung ương ban hành cách đây 4 năm nhằm ngăn chặn các Cty nhờ các băng nhóm tội phạm có tổ chức đòi nợ. Các Cty vi phạm pháp lệnh
Các quy định của địa phương cùng với những nỗ lực của các ngành công nghiệp từ ngân hàng và bảo hiểm cho đến xây dựng và giao thông vận tải đã giúp cho các Cty dễ dàng cắt đứt quan hệ với các băng nhóm. “Tâm lý chống tội phạm có tổ chức chưa từng thấy trước đây đã lan rộng trong xã hội. Tôi nghĩ điều này sẽ còn tiến triển hơn nữa”, cựu giám đốc Cơ quan Cảnh sát quốc gia (NPA) Takaharu Ando cho biết.
Thúy Ngọc