Nhỏ to chuyện học đường (Kỳ cuối: Tâm lý học đường: Cần được tư vấn đúng cách)

Thứ ba, 06/02/2018 11:40

<>Trẻ em ngày nay dậy thì sớm hơn, thậm chí có em mới học lớp 3, 4 đã dậy thì. Ở tuổi dậy thì, tâm sinh lý trẻ thay đổi thất thường, ᝰhức tạp. Nếu không được người lớn quan tâm chăm sóc, dạy dỗ, tham vấn, tư vấn đúng cách dễ khiến các em bị tổn thương, sang chấn tinh thần hoặc có những biểu hiện, hành động ti&ecir;u cực.

<⑳trong>HS Trường THPT Phan Châu Trinh với hoạt cảnh xử lý tình huống trong chương trình "Rèn luyện kỹ năng, nâng cao học tập". 㜼/td>

Áp lực tuổi học đường

Cô Nguyễn Thị Phượng - Tổng phụ trách Đội Trườ䁮a THCS Kim Đồng - cho biết: Phần lớn các em khi tìm đến thầy cô để thổ lộ tâm tư đều xuất phát từ áp lực gia đình, cha mẹ. Có em khóc, kể cha mẹ không hiểu em gì cả. Thay vì hỏi con học hành ra sao, có hiểu bài không, đến trường chơi, kết bạn như thế nào, có gặp khó줠jhăn gì trong quá trình học tập hay không thì cha mẹ chỉ chăm chăm hỏi kết quả học tập như thế nào? Rồi áp đặt em học theo ý thích, sở nguyện của cha mẹ. Chính vì áp lực này nên em đâm chán, chỉ biết lao đầu vào học để vừa lòng cha mẹ, không thiết tha kết bạn, ngại giao tiếp. Lâu ngày dẫn đến stress hay căng thẳng, dễ nổi nóng. Lại có em tìm đến Tổng phụ trách đội hoặc nhân viên y tế trường tâm sự về việc mình bị cha đánh với tâm trạng uất ức. Em cho rằng cha mình thường xuyên say xỉn, không quan tâm đến em, "vì thế không có quyền đánh em". Hỏi nguyên nhân vì sao bị cha đánh thì mới hay, do thấy kết quả học tập của con không tốt lại dính vào chuyện yêu đương nên đánh! Cũng có trường hợp, gia đ&鹩hrave;nh gia giáo, nề nếp hẳn hoi, nhưng do cha mẹ chăm sóc, dạy dỗ không đúng phương pháp đã góp phần làm cho con cái có quan điểm sống, học tập lệch lạc…

Ngoài áp lực từ gia đình, cha mẹ, các em còn tìm đến thổ lộ và nhờ các thầy cô "gỡ rối", hỗ trợ, tham vấn nhiều vấn đề liên quan đến tình yêu, tình dục, giới tính và những bức xúc trong các mối quan hệ với bạn bè. Đặc biệt, số HS nữ tìm đến thầy cô tâm sự, tham vấn nhiều hơn HS nam. Một nguyên tắc trong tham vấn, tư vấn tâm lý học đường mà cô Nguyễn Thị Phượng đặc biệt nhấn mạnh là tính bảo mật thông tin. Vì thế, người tham vấn không được đem câu chuyện các em kể nói lại với cha mẹ. Ở độ tuổi các em, nếu người lớn không giữ chữ tín sẽ đánh mất niềm tin, khiến việc tham vấn, tư vấn sẽ "hỏng bét"!

Cần có đội ngũ chuyên trách tâm lý học㼠Ğường

Qua trao đổi với ông Ngô Ngọc Hoàng Vương- Trưởng phòng Chính trị tư tưởng Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng, được biết, nhận thức tầm quan trọng của봠công tác tư vấn tâm lý học đường, nhiều năm qua, ngành GD-ĐT TP đã tập trung chỉ đạo, tổ chức nhiều mô hình, hoạt động kh&aaൣwte; chất lượng như: Hình thành các phòng tham vấn tâm lý, tư vấn tâm lý tại các trường phổ thông; đa dạng hóa c&aacuꙴg;c loại hình câu lạc bộ tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh cho HS giảm căng thẳng trong học tập; phối hợp triển khai các chương trình gi&aacutꍥ:o dục tâm lý tích cực khác… Ngoài đề án "Tăng cường hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu niên trong các trường THCS, THPT trên địa bàn Đà Nẵng&qትot;, cuối tháng 11-2015, UBND TP đã phê duyệt Kế hoạch triển khai thí điểm mô hình bố trí giáo viên tư vấn tâm lý học đường tại 1耰#trường THPT. Tuy nhiên, ông Vương cho biết, 2 năm qua chỉ tuyển được 5 người về bố trí cho 5 trường THPT.

Cô Nguyễn Thị Thảo Sương - Phó Hiệu trưởng Trường THPT P聨|n Châu Trinh, một trong 5 trường thí điểm có giáo viên tư vấn tâm lý học đường, đồng thời là 1 trong 4 trường THPT thực hiện thí điểm chương trình "Rèn luyện kỹ nănⱧ- nâng cao học tập" do Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng phối hợp Sở GD-ĐT triển khai dưới sự hỗ trợ của tiến sĩ Bahr Weiss đến từ Trường ĐH Vanderbilt (Hoa Kỳ) - cho biết: Nhiều HS khi được chọn tham gia vào chương trình của Tổ tư vấn tâm lý học đường của trường từ chỗ rụt rè, nhút nhát đã trở nên tự tin, dạn dĩ. Có em tích cực tham gia các hoạt động của trường, trở thành MC, tham gia diễn văn nghệ rồi trở thành "trợ lý" đắc lực cho giáo viên chuyên trách tâm lý trường. Cũng qua cô Thảo Sương, từ khi trường có giáo viên chuyên trách tâm lý học đường, số lượng HS tìm đến tham gia tư vấn, tham vấn ngày càng nhiều. Ngoài việc tổ chức các chương trình học ngoại khóa, Tổ tư vấn của Trường THPT Phan Châu Trinh còn xây dựng các chương trình theo đơn đặt hàng của giáo viên chủ nhiệm, đạt hiệu quả khá cao. Có nhiều em ban đầu tỏ vẻ hồ nghi, về sau rất thích thú được trở thành thành viên của những khóa học ngoại khóa này.

Là một trong số những HS tham gia khóa học của chương trình này, em Xuân Thư- HS lớp 12/24 Trường THPT Phan Châu Trinh- chia sẻ: "Trước đây, em rất nhút nhát, chỉ biết học, ngại giao tiếp. Sau khi được chọn tham gia vào chương trình "Rèn luyện kỹ năng, nâng cao học tập", được học các kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết các vấn đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên tâm lý học đường, em thấy tự tin hơn. Trước kia, mỗi khi xảy ra mâu thuẫn với bạn bè, em chỉ biết chọn cách im lặng. Nay em đã biết cách trình bày quan điểm của mình một cách tế nhị mà vẫn không khiến tình bạn bị sứt mẻ, dẫn đến "nghỉ chơi" trong một thời gian". Thư cho biết thêm, em còn thuyết phục được cha mẹ cho đăng ký dự thi theo chuyên ngành mà em yêu th&iacu浴b;ch, đó là công tác xã hội và tổ chức sự kiện, thay vì phải học các môn do cha mẹ chỉ định để thi vào trường kinh tế như trước đây.

�img alt="" src="/data_news/Image/2018/th2/ng6/45.jpg" style="height:473px; opacity:0.9; width:630px" />

HS Trường THPT Phan Châu Trinh thảo luận xử lý tì⹮h huống để rèn luyện kỹ năng, nâng cao hiệu quả học tập.

Còn đó những khó khăn

Theo cô Thảo Sương, khi tham gia v渦agrave;o khóa bồi dưỡng, tập huấn chương trình "Rèn luyện kỹ năng, nâng cao học tập", cô phát hiện cách tư vấn lâu nay nhà trường đã làm (trước khi có giáo viên tâ�l lý) là chưa đúng phương pháp, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm rồi đưa ra những lời khuyên mang tính chủ quan, áp đặt. Có trường hợp khi áp dụng vào thì đúng, nhưng cũng trường hợp đó đem áp dụng v&agr蝡ue;o em HS khác lại trật lất, bởi mỗi em một cá tính, có nhận thức, suy nghĩ và tư duy khác nhau. Tham vấn, tư vấn có nguyên tắc của nó. Trên cơ sở lắng nghe tâm tư, bức xúc của HS, người 건iam vấn, tư vấn sẽ đặt ra những câu hỏi cụ thể như: Trong trường hợp đó, em ấy sẽ xử lý như thế nào? Khi HS đưa ra các hướng giải quyết của mình, người tham vấn sẽ nêu ra cái được, cái chưa được để HS đó 크Ựa chọn cách giải quyết. Theo đó, cô Thảo Sương cho rằng, các trường cần có giáo viên chuyên trách tâm lý học đường, bởi thực tế các vấn đề mà HS cần tham vấn rất đa dạng, phong phú thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, vượt tầm tham vấn của những giáo viên không có chuyên môn sâu về lĩnh vực tâm lý. Kể từ khi Trường THPT Phan Ch&䉡circ;u Trinh có giáo viên chuyên trách tâm lý học đường là cô Nguyễn Thị Ngọc Xuân, công tác tư vấn tâm lý học đường của trường hoạt động rất hiệu quả. Tuy nhi혦ecirc;n, mới đây, vì lý do gia đình, cô Xuân xin nghỉ việc để chuyển về Gia Lai. Hiện nhà trường đang rất muốn nhân rộng m&ocir䵣; hình hoạt động của Tổ tư vấn ra toàn trường nhưng không có giáo viên chuyên trách, phải nhờ bác sĩ t&acir北:m lý thuộc Chương trình "Rèn luyện kỹ năng, nâng cao năng lực học tập" hỗ trợ, giúp đỡ.

Ngoài 5 trường THPT được ch㋍n thí điểm triển khai kế hoạch tuyển giáo viên tâm lý học đường, hầu hết các trường THCS, THPT trên địa bàn TP Đጦagrave; Nẵng đều không có giáo viên chuyên trách tâm lý nên phải lồng ghép, kiêm nhiệm công tác này thông qua Tổng phụ trách Đội hoặc nhân viên y tế kết hợp với giáo viên chủ nhiệm. Do không có chuyên môn sâu về lĩnh vực tâm lý, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm nên trong quá trình tham vấn, tư vấn cho HS, họ đã gặp không ít khó khăn. Vì thế, theo ý kiến của lãnh đạo các trường học và những người kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý học đường, trong trường hợp chưa tuyển được giáo viên chuyên ngành tâm lý giáo dục, ngành cần mở các lớp bồi dưỡng, đào tạo chuyên sâu đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm về công tác tư vấn, tham vấn tâm lý học đường.

PHAN THỦY