Những điều chưa biết về cầu Nguyễn Văn Trỗi
(Cadn.com.vn) - Trong chuyến thị sát công trình thi công cầu Trần Thị Lý vừa qua(1-2), đồng chí Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh đã nêu ý tưởng để giữ lại chiếc cầu Nguyễn Văn Trỗi (NVT) - một chứng tích vốn gắn biết bao kỷ niệm với con người, mảnh đất Đà thành trở thành cầu đi bộ, phục vụ mục đích du lịch, thưởng ngoạn cảnh quan hữu tình đôi bên bờ sông Hàn trong tương lai bên cạnh chiếc cầu mới hiện đại Nguyễn Thị Lý dự kiến được đưa vào sử dụng năm 2013.
Sau khi Báo CATP Đà Nẵng đăng thông tin, rất nhiều độc giả muốn biết về “lai lịch” của chiếc cầu này, PV báo đã có cuộc tiếp xúc với các chuyên gia trong ngành cầu đường để chuyển tải những thông tin về cầu NVT đến bạn đọc.
![]() |
Th.sĩ Lê Văn Lạc đứng bên cầu Long Hổ- một trong 2 chiếc cầu duy nhất ở Việt Nam |
Việc đảm trách kỹ thuật xây dựng cầu được quân đội Mỹ thuê các kỹ sư Úc đảm trách thiết kế, nhân lực và thiết bị thi công chủ yếu do Công binh Úc thực hiện. Điều đặc biệt thú vị chính là các dàn khung và cọc của cầu được làm bằng chất liệu thép không rỉ, bên trong rỗng, do vậy làm giảm trọng lượng của cầu một cách đáng kể. Các khâu thiết kế, chế tạo kết cấu nhịp dàn thép đều được làm hoàn thiện ở Úc, sau đó sử dụng Công nghệ chở nổi để vận chuyển và thi công tại Đà Nẵng.
![]() ![]() |
Cầu Nguyễn Văn Trỗi. |
Trong quá trình sử dụng, cầu trải qua các đợt sửa chữa lớn như: năm 1978, dỡ bỏ mặt cầu bằng gỗ, thay bằng kết cấu bê-tông cốt thép; năm 1996, thay bê-tông cốt thép bằng các tấm thép để giảm bớt trọng lượng bản thân phần thượng bộ (do kết cấu móng bị giảm yếu), lớp mặt cầu rải bê-tông nhựa dày 5 cm. Ngoài ra, từ năm 1980 đến 1984, để khắc phục hiện tượng ăn mòn điện hóa làm giảm yếu phần móng trụ cầu (bằng ống thép), các kỹ sư đã sử dụng các Protector để xử lý cho các móng cầu được vững chắc như ngày nay.
Có thể nói, việc lãnh đạo thành phố quan tâm, giữ gìn cầu NVT bên cạnh cầu mới hiện đại Trần Thị Lý không chỉ tô điểm thêm cảnh quan kiến trúc đa dạng, thơ mộng bên dòng sông Hàn mà còn góp phần đa dạng hóa các sản phẩm phục vụ mục đích phát triển du lịch cho thành phố. Và, quan trọng hơn chính là ý thức bảo vệ những kỷ vật lịch sử quý giá của thành phố cho không chỉ thế hệ hôm nay mà cho cả thế hệ mai sau.
Hoàng Lịch