Nữ sinh viên bị lừa “cú đúp”

Thứ năm, 02/01/2025 10:01

Thời gian qua, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao để phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng nhiều và có diễn biến phức tạp, với nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi, có xu hướng đan xen, kết hợp giữa nhiều hình thức lừa đảo khác nhau; gây thiệt hại lớn về tài sản và bức xúc cho người dân. Lực lượng Công an đã và đang tập trung triệt phá các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, tuy nhiên, do sự chủ quan và thiếu cảnh giác mà nhiều người vẫn bị lừa.

Cơ quan Công an tuyệt đối không làm việc thông qua điện thoại và mạng xã hội.
Cơ quan Công an tuyệt đối không làm việc thông qua điện thoại và mạng xã hội.

Mới đây, chiều 25-12-2024, chị Đ.T.M.D. (2004, sinh viên một trường đại học tại Đà Nẵng) nhận được cuộc gọi từ số điện thoại 0886280… với nội dung, chị D., có liên quan đến một vụ án và để chứng minh mình không liên quan đến vụ án này thì phải chuyển tiền cho họ. Cả tin, chị D. đã chuyển tổng cộng 29,2 triệu đồng đến số tài khoản 3701298… Ngân hàng VPBANK, chủ tài khoản tên CT TNHH Dau Tu Shark Crydto.

Đã vậy, khi biết mình bị lừa, chị D. không trình báo cơ quan Công an ngay mà lên mạng xã hội Facebook tìm luật sư để “nhờ”. Rất nhanh sau đó, chị D. được “luật sư Kim Huệ” tư vấn các bước làm hồ sơ để lấy lại tiền. Từ đó, chị D. lại chuyển tổng cộng 11,7 triệu đồng đến số tài khoản 417517… Ngân hàng ACB, chủ tài khoản tên Nguyen Thi Xuan Bang. Đến khi phát hiện mình bị lừa lần nữa thì chị D. mới đến Công an quận Thanh Khê (Đà Nẵng) để trình báo.

Qua vụ việc trên cho thấy, người bị hại đã thiếu cảnh giác với tội phạm và ít cập nhật thông tin tuyên truyền của cơ quan chức năng về các thủ đoạn lừa đảo của tội phạm trên không gian mạng. Khi bị lừa đảo, người bị hại không kịp thời trình báo với cơ quan Công an, gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý.

Cơ quan Công an cảnh báo thủ đoạn giả danh, mạo danh cán bộ các cơ quan tư pháp mà các đối tượng thường sử dụng có đặc điểm chung là:Chúng sử dụng công nghệ cao, ẩn danh dưới số điện thoại giống hệt số điện thoại công khai của cơ quan Công an, Viện Kiểm sát để gọi điện cho bị hại, thông báo họ đang bị kiện vì nợ tiền hoặc có liên quan đến một vụ án, chuyên án mà Cơ quan Công an đang điều tra, xác minh, đã có lệnh bắt của Viện Kiểm sát nhân dân...

Tiếp đó, đối tượng lừa đảo yêu cầu bị hại kê khai tài sản, số tiền mặt hiện có và số tiền gửi trong các tài khoản ngân hàng. Sau đó, các đối tượng dùng lời lẽ đe dọa sẽ bắt tạm giam nạn nhân để điều tra và yêu cầu họ chuyển tiền hoặc đọc mã OTP để chúng thực hiện việc chuyển tiền vào các tài khoản của chúng với vỏ bọc để xác minh, điều tra. Mặc dù, nhiều bị hại không có khuất tất, không có sai phạm, nhưng trước những lời đe dọa, thúc giục của các đối tượng dẫn đến lo lắng và không đủ tỉnh táo để nhận biết sự việc bị lừa đảo.

Cơ quan Công an nêu rõ, Cơ quan Công an các cấp khi làm việc, xác minh, điều tra với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sẽ có cán bộ đến làm việc trực tiếp hoặc có văn bản thông báo, triệu tập gửi đến chính quyền địa phương, địa chỉ công ty, thân nhân gia đình và người mà cơ quan Công an muốn làm việc. Tuyệt đối không làm việc thông qua điện thoại và mạng xã hội.

Khi nhận các cuộc điện thoại có dấu hiệu nêu trên, người dân cần bình tĩnh, không lo sợ, nhanh chóng liên hệ với người thân, bạn bè để được tư vấn. Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời thông báo cho Cơ quan Công an nơi gần nhất để được tư vấn, giúp đỡ.

PHƯƠNG KIẾM

Lập hàng loạt dây biêu khống để chiếm đoạt tiền

Lấy tiền góp biêu của người chơi mang đi kinh doanh vàng nhưng bị thua lỗ, Huỳnh Thị Giỏi (1963, trú phường Điện Phương, TX Điện Bàn, Quảng Nam) tạo ra nhiều dây biêu hụi khống để chiếm đoạt tiền bù vào dẫn đến bể biêu. Ngày 26-12, TAND tỉnh Quảng Nam mở phiên sơ thẩm xét xử bị cáo Giỏi tội: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Bắt 2 đối tượng chiếm đoạt tài sản của Việt kiều

Từ giữa năm 2024, Nguyễn Văn Linh (2000, trú xã Duy Hòa) và Thái Nguyễn Triều (2004, trú xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng đối với những người Việt Nam đang học tập, làm việc ở nước ngoài, nên đã tạo lập các tài khoản mạng xã hội facebook, tiktok tự xưng là nhân viên ngân hàng hỗ trợ trực tuyến việc xác thực tài khoản

Vợ chồng “trùm lừa” tung chiêu “lùa gà” chiếm đoạt hơn 100 tỷ đồng

Ngày 27-12, Phòng Cảnh sát kinh tế (CSKT)- Công an Hà Tĩnh cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 2 đối tượng: Đỗ Hạnh (1987, trú xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh) và Trần Thị Quỳnh Nhi (1991, vợ Hạnh) để điều tra về hành vi: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản“.