Phá thế “mắc kẹt”

Thứ năm, 26/12/2024 16:51

- Chắc Tư chợ Hàn lại nói chuyện gom đất ở để xây công trình kinh doanh nhưng “mắc kẹt” không đưa tài sản gắn với đất được chứ gì?

Một số dự án được cấp phép xây dựng công trình thương mại dịch vụ trên đất ở.
Một số dự án được cấp phép xây dựng công trình thương mại dịch vụ trên đất ở.

- Đúng rồi, chuyện này xảy ra với nhiều trường hợp ở Đà Nẵng, nhất là các khu vực ven biển, thuận lợi kinh doanh du lịch, dịch vụ. Nhiều nhà đầu tư trước đây mua các lô đất ở ven biển có diện tích nhỏ gom thành lô đất có diện tích lớn sau đó xin giấy phép xây dựng và được cấp phép xây dựng khách sạn, nhà hàng, căn hộ. Nhưng đến khi công nhận tài sản trên đất lại vướng.

- Cụ thể vướng thế nào để “mắc kẹt” nhỉ?

- Về nguyên tắc đất sử dụng phải đúng mục đích. Trên giấy chứng nhận ghi đất ở thì chỉ để ở, không được kinh doanh. Có như vậy thì mới đưa tài sản trên đất đó vào “sổ hồng” được. Nhưng khổ nỗi, sau khi gom đất ở, chủ đầu tư xin phép xây dựng công trình thương mại dịch vụ, được cho phép xây dựng, cho phép bán căn hộ. Giờ công trình làm xong, mua bán, cấp “sổ hồng” không được!

- Vậy lỗi này do chủ đầu tư hay do đơn vị cấp phép xây dựng?

- Theo quy trình, sau khi mua các lô đất ở gom lại thành lô đất lớn và xin giấy phép xây dựng công trình thương mại dịch vụ thì chủ đầu tư phải điều chỉnh mục đích sử dụng đất, chuyển sang đất thương mại dịch vụ. Bởi lẽ, xây công trình thương mại dịch vụ thay đổi quy hoạch, tăng hệ số sử dụng đất, phải tính lại tiền sử dụng đất. Tóm lại trước khi cấp phép xây dựng công trình thương mại dịch vụ thì phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thủ tục điều chỉnh quy hoạch để có cơ sở xác định thời điểm định giá đất.

- Hầu hết những công trình này được cấp phép từ trước năm 2021, bây giờ phải làm sao để gỡ vướng?

- Đà Nẵng đã có chủ trương gỡ vướng thực trạng này. Các trường hợp đã được cấp giấy phép xây dựng công trình thương mại dịch vụ trên đất ở thì sẽ thực hiện các thủ tục để chỉnh lý Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo thực tế sử dụng. Với trường hợp chưa cấp giấy phép xây dựng thì việc cấp phép xây dựng phải đảm bảo phù hợp với mục đích sử dụng đất, không thực hiện việc cấp phép xây dựng công trình thương mại dịch vụ như khách sạn, nhà hàng, văn phòng, showroom… trên đất ở. Trường hợp chủ đất ở muốn đầu tư công trình khách sạn, nhà hàng… phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất ở sang đất thương mại dịch vụ trước khi lập thủ tục xin cấp phép xây dựng.

- Bề Tui hy vọng giải pháp này sẽ sớm gỡ thế “mắc kẹt” cho nhiều dự án ven biển hiện nay!

BỀ TUI

Sớm xử lý các dự án vướng mắc, dang dở, chậm bàn giao

TP Đà Nẵng hiện còn hơn 1.300 dự án vướng mắc về pháp lý chưa được tháo gỡ để triển khai xây dựng và 89 dự án chưa bàn giao, triển khai dang dở. Các dự án này không chỉ lãng phí nguồn lực đất đai mà còn gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, đòi hỏi thành phố sớm có giải pháp xử lý.

Đà Nẵng tăng cường quản lý đất đai, khơi thông nguồn lực phát triển

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng vừa ban hành Chỉ thị số 06/CT-UBND về việc tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn. Trọng tâm là yêu cầu các quận, huyện tập trung triển khai thực hiện đề án “Phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố“

Đà Nẵng mở bán 142 nhà ở xã hội sau thời gian cho thuê tối thiểu 5 năm

Ngày 3-12, Sở Xây dựng TP Đà Nẵng cho biết, đã ban hành thông báo về việc mở bán các căn hộ nhà ở xã hội cho thuê tối thiểu 5 năm tại dự án Khu chung cư nhà ở xã hội KCN Hòa Khánh do Cty CP Địa ốc xanh Sài Gòn Thuận Phước làm chủ đầu tư.