Phòng ngừa loãng xương như thế nào?
Loãng xương là bệnh xương chuyển hóa phổ biến và có thể ảnh hưởng thể chất, tâm lý xã hội và kinh tế. Loãng xương làm cho xương trở nên yếu và giòn và dễ gãy, đến mức ngã, hoạt động nhẹ như cúi xuống hoặc ho có cũng gây gãy xương. Gãy xương liên quan đến loãng xương thường xảy ra ở xương hông, xương đùi, xương cổ tay và cột sống.
Yếu tố nguy cơ của loãng xương là gì?
Loãng xương ảnh hưởng đến nam giới và phụ nữ thuộc mọi chủng tộc. Nhưng phụ nữ da trắng và châu Á, đặc biệt là phụ nữ lớn tuổi đã mãn kinh có nguy cơ cao nhất. Tuổi tác: tuổi càng cao, càng có nguy cơ loãng xương. Tiền sử gãy xương, gia đình có người từng bị loãng xương hoặc gãy xương hông. Mãn kinh trước 45 tuổi. Nội tiết tố giới tính: nồng độ estrogen thấp do kinh nguyệt không đều hoặc thời kỳ mãn kinh có thể gây ra bệnh loãng xương ở phụ nữ. Trong khi đó, nồng độ testosterone thấp có thể gây ra loãng xương ở nam giới. Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là canxi và vitamin D. Dùng một số loại thuốc như corticosteroid hoặc heparin trong thời gian dài. Ít tập thể dục hoặc nghỉ ngơi tại giường lâu dài có thể gây yếu xương. Hút thuốc: thuốc lá rất có hại cho xương. Uống rượu: uống quá nhiều rượu có thể làm xương yếu đi và dễ gãy.
Phòng ngừa loãng xương như thế nào?
Bệnh loãng xương tiến triển thầm lặng. Các triệu chứng như đau, nhức mỏi thường không rõ ràng, vì vậy việc theo dõi tình trạng sức khỏe là vô cùng quan trọng. Ngoài ra, lối sống lành mạnh là điều rất cần thiết để giữ cho xương khỏe mạnh trong suốt cuộc đời. Ăn khẩu phần giàu canxi hoặc bổ sung canxi mỗi ngày. Nguồn canxi trong thực phẩm bao gồm sữa, các sản phẩm từ sữa hoặc các loại thực phẩm giàu canxi như nước trái cây, các loại ngũ cốc, cá hồi, các loại rau lá xanh đậm... Không hút thuốc. Tránh uống quá nhiều rượu. Tập thể dục có thể giúp xương chắc khỏe thể dục sẽ có lợi cho xương từ khi mới bắt đầu, nhưng sẽ đạt được nhiều lợi ích nhất tập thể dục thường xuyên khi còn trẻ tuổi và tiếp tục tập thể dục trong suốt cuộc đời. Không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc được bác sĩ kê toa.
Khi nào cần đến bác sĩ?
Có thể cần đến sự tư vấn của bác sĩ nếu đang trải qua thời kỳ mãn kinh sớm, dùng corticosteroid trong vài tháng hoặc gia đình có người từng bị gãy xương hông.
THS. BS. NGUYỄN THÀNH TRUNG –CHUYÊN NGÀNH NGOẠI TIÊU HÓA GAN – MẬT