“Phụ nữ giải khuây” - vấn đề đang được hâm nóng
(Cadn.com.vn) - Một cuộc triển lãm ảnh về những “phụ nữ giải khuây” dự kiến sẽ khai trương tại phòng tranh Nikon ở Tokyo vào đầu tháng 6 vừa qua nhưng cuối cùng đã bị hủy bỏ không một lời giải thích. Theo nhiếp ảnh gia Ahn Sehong, người có ấn phẩm tham gia triển lãm, đây không đơn thuần là một triển lãm nghệ thuật mà còn động chạm đến nhiều vấn đề nhạy cảm nên bị giới chức chính quyền Nhật Bản - quyết định cho hoãn... vô thời hạn.
“Phụ nữ giải khuây”
“Phụ nữ giải khuây” là thuật ngữ ra đời trong thời gian diễn ra Thế chiến I và II, cách gọi về những người bị quân đội Nhật Bản ép làm nô lệ tình dục như ở Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc...
Theo ước tính, có khoảng 200.000 phụ nữ là nạn nhân của quân đội phát –xít Nhật. Tuy nhiên con số chính xác đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Theo các nhà sử học và giới nghiên cứu, đa phần nạn nhân là những phụ nữ còn trẻ ở các nước hoặc ở các khu vực bị Nhật Bản chiếm đóng. Phần lớn là bị bắt cóc, ép buộc, thậm chí khi Thế chiến II kết thúc, Nhật đã đầu hàng đồng minh, quân đội Mỹ ồ ạt tiến quân vào nước này nhưng hệ thống “giải khuây” vẫn hoạt động sôi động.
Những "phụ nữ giải khuây" xưa ...
Hàn Quốc tiên phong đòi quyền cho “phụ nữ giải khuây”
Hàn Quốc là quốc gia có số lượng phụ nữ bị bắt làm nô lệ tình dục cho binh lính Nhật nhiều nhất. Đến nay, những người này đã bước vào tuổi 80-90, họ là nạn nhân chiến tranh, phải mang những tiếng xấu và phải sống trong cảnh nghèo khó cho đến cuối đời.
Chân dung những người này được nhiếp ảnh gia Ahn Sehong ghi lại rõ nét, nhưng đáng tiếc cuộc trưng bày lại bị hoãn. Theo Ahn Sehong, những bức ảnh này không phải là “tuyên bố chính trị” mà chỉ đơn thuần nói lên sự thật, phận đời của những “phụ nữ giải khuây”, giúp cộng đồng hiểu thêm về họ, và có những đền bù xứng đáng. Trong số này có nhiều người phải tha phương, lặng lẽ những năm cuối đời trong túng bấn tại những vùng nông thôn hẻo lánh của Trung Quốc. Theo Ahn Sehong, mục đích của triển lãm là đấu tranh quyền lợi, nhân phẩm cho những cụ bà tuổi cao, quỹ thời gian có hạn, nhất là trong bối cảnh chính phủ và một số người Nhật Bản cực đoan lại mong họ qua đời sớm để mọi chuyện nhanh chóng “chìm xuồng”.
Phản ứng về sự kiện trên, mới đây chính phủ Nhật Bản cử hai đoàn đại biểu đến gặp thị trưởng thành phố Palisades Park, bang New Jersey, Mỹ yêu cầu phá bỏ đài tưởng niệm “phụ nữ giải khuây” - bị Nhật buộc làm nô lệ tình dục cách đây hơn 7 thập kỷ - và thay vào đó là những cây anh đào. Tuy nhiên
... và nay đòi quyền lợi.
Hơn 1.000 lần biểu tình
Đến nay, chính phủ
Kể từ năm 1992, những “phụ nữ giải khuây” với sự ủng hộ của hàng ngàn người dân ở Hàn Quốc liên tục biểu tình hàng tuần, yêu cầu chính phủ Nhật Bản công khai xin lỗi và bồi thường cho các nạn nhân. Những người biểu tình còn đòi Nhật Bản phải công khai xin lỗi họ trước khi tất cả qua đời. Cuộc biểu tình ngày 24-12-2011 đánh dấu kỷ niệm 1.000 lần của những người này. Nhưng, mọi yêu cầu của họ cho đến nay vẫn chưa được đáp ứng. Hồi đầu tháng 3 vừa qua, trong một động thái mang tính quốc gia, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã yêu cầu Nhật Bản xin lỗi vấn đề “phụ nữ giải khuây” thông qua lá thư gửi chính phủ Tokyo và coi đây là vấn đề cần ưu tiên giải quyết trong mối quan hệ song phương Nhật-Hàn.
Đây là lần đầu tiên Tổng thống Lee Myung-bak yêu cầu
Duy Hùng
(Theo Net/CNN)