QUẬN NGŨ HÀNH SƠN

Chủ nhật, 04/10/2015 07:10

B. QUẬN NGŨ HÀNH SƠN

Hạ tầng kỹ thuật gồm: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp của các sơ đồ trên toàn quận đầy đủ.

I. KHU DÂN CƯ MỚI PHƯỜNG BẮC MỸ AN (Sơ đồ số 08): 01 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường An Thượng 17, điểm cuối là đường Ngũ Hành Sơn: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 330m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: ĐỖ BÁ

II. KHU DÂN CƯ MỚI PHƯỜNG BẮC MỸ AN (Sơ đồ số 09): 01 đường.

1. Đoạn đường có hình chữ L, có điểm đầu là đường Hồ Xuân Hương, điểm cuối là đường Ngũ Hành Sơn: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 330m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: MỸ ĐA ĐÔNG 9

III. KHU DÂN CƯ NAM TIÊN SƠN MỞ RỘNG: (Sơ đồ số 10): 01 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Lê Văn Hiến, điểm cuối là đường Chương Dương: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 640m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: TRẦN TRỌNG KHIÊM

TRẦN TRỌNG KHIÊM (1821-1886)

Ông quê ở làng Xuân Lũng, huyện Sơn Vi, tỉnh Phú Thọ.

Sau khi xuống Hưng Yên làm ăn, ông xin vào các đoàn tàu buôn bán nước ngoài, làm thủy thủ qua Hương Cảng, Anh, Hòa Lan… và đến Hoa Kỳ vào khoảng năm 1850. Tại đây, ông cùng với một số người khác (Hà Lan, Canada, Anh, Mỹ…) đi tìm vàng ở miền viễn tây Hoa Kỳ. Do chán cảnh hỗn độn, trụy lạc, cướp bóc của bọn người tìm vàng, ông trở lại California làm nhân viên cho tờ soạn báo Daily Evening một thời gian, đến năm1854, ông quay trở về Hương Cảng.

Năm 1855 - 1856, ông về Việt Nam, ngụ ở miền Nam, khai phá lập nên làng Hòa An, thuộc phủ Tân Thành, tỉnh Định Tường (trước đây thuộc tỉnh Sa Đéc, nay thuộc tỉnh Đồng Tháp).

Năm 1864, khi thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ, ông cùng Thiên Hộ Dương chiêu mộ nghĩa quân chống Pháp và đặt căn cứ ở Đồng Tháp Mười (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp). Ông chỉ huy một toán nghĩa quân chính, đánh thắng quân Pháp nhiều trận ở Mỹ Trà, Cao Lãnh, Cai Lậy… Tương truyền các công sự chiến đấu ở Tháp Mười là do ông vẽ kiểu mô phỏng theo các đồn canh của một Đại úy (sau được Chính phủ Hoa Kỳ phong Đại tướng) người Canada xây dựng ở California gọi là đồn Suter.

Về sau, tướng Pháp là De Lagrandiere đem quân đàn áp ác liệt ở Tháp Mười, ông hy sinh tại trận năm 1866, hưởng dương 45 tuổi. Thi hài ông được nghĩa quân chôn cất tại Đồng Tháp.

Trước khi mất, ông khuyên nghĩa quân kháng chiến tới cùng và dặn vợ lánh qua Rạch Giá nuôi con, không hợp tác với giặc.

Cuộc đời ông được 2 nhà văn (một Pháp, một Việt) viết thành 2 bộ sách có tên:

       - Đổ xô đi tìm vàng (René Lefevre- Pháp).

       - Con đường thiên lý (Nguyễn Hiến Lê - Việt).

* Tài liệu tham khảo chính:

- Nguyễn Hiến Lê, Con đường thiên lý, NXB Văn hóa Thông tin, 2001.

- Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Đình Tư, Đường phố thành phố Hồ Chí Minh, NXB Văn hóa Thông tin, 2001.

IV. KHU CÁN BỘ CÔNG CHỨC & KHU DÂN CƯ TTHC QUẬN (Sơ đồ số 11): 02 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường 15m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Sơn Thủy 11: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 960m, rộng 11,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.

- Đề nghị đặt tên đường: TRẦN VĂN ĐÁN

TRẦN VĂN ĐÁN (1925-1997)

Ông có tên thật là Trần Hiện, bí danh là Hành, quê ở làng Sơn Thủy, tổng An Lưu, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam, nay là xã Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Năm 1947, ông làm Đại đội trưởng Đại đội tự vệ chiến đấu, kiêm Bí thư Ban Chấp hành Thanh niên cứu quốc xã Hòa Quý. Năm 1950, ông về làm Phó Bí thư Ban Chấp hành Thanh niên huyện Hòa Vang, Ủy viên Ban Thường vụ Nông hội Hòa Vang, Phó Bí thư Đảng đoàn mặt trận Hòa Vang.

Năm 1960, ông làm Phó Bí thư Huyện ủy Hòa Vang. Năm 1963, ông là Bí thư Huyện ủy kiêm Bí thư Ban cán sự vùng cát phía Bắc tỉnh Quảng Đà. Năm 1964, ông là Tỉnh ủy viên, Bí thư Nông hội tỉnh Quảng Đà và được cử vào Ban Chấp hành Nông hội Khu 5. Năm 1965, ông làm Bí thư Huyện ủy Hòa Vang, rồi Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Đà, Bí thư Nông hội tỉnh.

Năm 1968, ông là Chính ủy Mặt trận phía Tây Nam Đà Nẵng; sau đó, ông làm Phó Bí thư, rồi Bí thư Quận I Đà Nẵng kiêm Chính trị viên Quân đội Quận I. Năm 1971, ông làm Phó Bí thư Đặc khu ủy Quảng Đà kiêm Trưởng ban Cán sự Đà Nẵng. Năm 1975, ông làm Phó Ban Nông vận Khu 5, tham gia trực tiếp vào cuộc Tổng tiến công mùa Xuân 1975. Năm 1978, ông làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Sau đó, ông giữ chức Trưởng ty Công an Quảng Nam - Đà Nẵng.

Ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Độc lập hạng Nhì; 03 Huân chương Giải phóng hạng Nhất; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất; Huân chương Thành đồng hạng Ba; Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.

* Tài liệu tham khảo chính:

- Quảng Nam - Những tấm gương cộng sản, tập 1, NXB Đà Nẵng, 2010.

- UBND quận Ngũ Hành Sơn cung cấp.

2. Đoạn đường có hình chữ L, có điểm đầu là đường Chu Cẩm Phong, điểm cuối là đường Trần Văn Đán (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 120m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: AN BẮC 5

V. KHU DÂN CƯ SỐ 4 MỞ RỘNG VÀ KHU ĐÔ THỊ MỚI NAM CẦU TIÊN SƠN (Sơ đồ số 12): 10 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nghiêm Xuân Yêm, điểm cuối là đường Nước Mặn 3 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 400m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: NGHIÊM XUÂN YÊM

2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Anh Thơ, điểm cuối là đường 15m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 210m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: ANH THƠ

3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Dương Tử Giang, điểm cuối là đường 15m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 155m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: DƯƠNG TỬ GIANG

4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đa Phước 8, điểm cuối là đường Dương Tử Giang: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 100m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: ĐA PHƯỚC 8

5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nước Mặn 1 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường 7,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 435m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN THẾ KỶ

NGUYỄN THẾ KỶ (1912-1954)

            Ông quê ở Phú Xuân Hạ, tổng An Hòa, phủ Tam Kỳ nay là thôn Sâm Linh, xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.

Từ năm 1932, ông bắt đầu nghiên cứu những sách báo, tài liệu bí mật, với những hoạt động tích cực của mình, năm 1933, ông được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Đông Dương. Cũng trong năm 1933, Chi bộ ghép Phú Xuân Hạ (Tam Quang) được thành lập, ông được cử làm Bí thư, lấy bí danh là H.

Năm 1937-1938, ông làm Bí thư Tổng ủy An Hòa, Phủ ủy viên Phủ ủy Tam Kỳ. Tháng 07/1939, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy Quảng Nam, Phủ ủy Tam Kỳ tổ chức cuộc mitting kỷ niệm ngày Đại cách mạng Tư sản Pháp (14/7/1789) tại núi Cấm, Quảng Phú, thông qua đó biểu dương lực lượng phát động phong trào tiếp tục đấu tranh chống chế độ cai trị phản động của thực dân Pháp và phong kiến tay sai, đòi tự do, cơm áo, hòa bình, chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ nhà nước Liên bang Xô viết. Với cương vị Bí thư Tổng ủy, ông đã huy động khoảng bốn, năm trăm ngư dân trong tổng tham gia cuộc mít tinh này.

Tháng 01/1940, Phủ uỷ Tam Kỳ tổ chức Hội nghị tại Hòn Dứa, An Hoà để quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 11 năm 1939) về chuyển hướng chỉ đạo cách mạng và củng cố lại Phủ uỷ gồm các ông Võ Toàn, Nguyễn Sắc Kim, Đào Thăng, Khưu Thúc Cự và ông, do đồng chí Võ Toàn làm Bí thư. Giữa năm 1940, ông bị bắt và giam tại nhà lao Hội An một năm. Mãn hạn tù, quân địch đưa ông đi an trí tại Trà Khê, Phú Yên. Ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp (09/3/1945), ông ra tù được phân làm Trưởng Ban bạo động giành chính quyền Tam Kỳ. Sau đó, ông được cử làm Bí thư Phủ ủy lâm thời Tam Kỳ. Tháng 8/1945, Phủ ủy tổ chức hội nghị mở rộng tại nhà cụ Cả Đáng (Thọ Khương, nay thuộc Tam Hiệp), Ủy ban bạo động của Phủ được thành lập gồm 17 đồng chí do ông làm Trưởng ban. Tháng 10/1945, ông được bổ sung vào Tỉnh ủy Quảng Nam.

Ngày 06/01/1946, Tổng tuyển cử đầu tiên trong cả nước, ông cùng 14 vị đại biểu của tỉnh Quảng Nam và là một trong 2 đại biểu của Tam Kỳ được Ủy ban Mặt trận Việt Minh tỉnh Quảng Nam tín nhiệm giới thiệu ra ứng cử và trúng cử với số phiếu rất cao, trở thành một trong những đại biểu Quốc hội đầu tiên của tỉnh Quảng Nam.

            Năm 1947, ông làm Trưởng đoàn xây dựng “chi bộ độc lập” của Tỉnh ủy Quảng Nam, sau đó được Liên khu ủy 5 điều về bổ sung vào Ban Thường vụ Nông hội Liên khu 5, Ủy viên Đảng Đoàn Nông vận Khu 5. Năm 1953, ông được Trung ương giao tham gia chỉ đạo việc giảm tô, cải cách ruộng đất thí điểm tại xã Phúc Hoà, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Năm 1954, ông đi công tác khi sức khoẻ không được tốt, sau đó ông mất. Năm 2009, ông được công nhận là liệt sĩ.

            Ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Độc lập hạng Nhì; Huân chương Kháng chiến hạng Nhì và nhiều phần thưởng cao quý khác.

* Tài liệu tham khảo chính: Quảng Nam - Những tấm gương cộng sản, tập 2, NXB Đà Nẵng, 2010.

6. Đoạn đường có điểm đầu là đường 10,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Nghiêm Xuân Yêm: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 225m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: NƯỚC MẶN 1

Nước Mặn là tên xứ đất được hình thành từ thời vua Bảo Đại, cùng với ấp Sơn Thủy, Bà Đa là 3 ấp chính thuộc làng Khuê Bắc, nay thuộc phường Khuê Mỹ (quận Ngũ Hành Sơn).

7. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nước Mặn 1, điểm cuối là đường Nước Mặn 3 (02 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 300m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: NƯỚC MẶN 2

8. Đoạn đường có điểm đầu là đường 10,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Nghiêm Xuân Yêm: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 230m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: NƯỚC MẶN 3

9. Đoạn đường có điểm đầu là đường 10,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Nguyễn Thế Kỷ (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 130m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: NƯỚC MẶN 4

10. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đa Phước 6, điểm cuối là đường Đa Phước 8: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 90m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: ĐA PHƯỚC 10

>> tiếp theo...