Tăng cường đấu tranh, xử lý vi phạm về kinh doanh thuốc lá điện tử

Thứ năm, 06/06/2024 19:34

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, việc hút thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha, v.v... (gọi tắt là thuốc lá điện tử) có hại đến sức khỏe. Trên thực tế đã có nhiều trường hợp hút thuốc lá điện tử bị loạn thần, ảo giác hoặc suy hô hấp, thậm chí suýt tử vong. Thuốc lá điện tử đang cho thấy còn nguy hiểm hơn thuốc lá thông thường do có thể tự phối trộn các nguyên liệu ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí cả ma túy.

Số thuốc lá điện tử nhập lậu bị Cục QLTT TP tịch thu để tiêu hủy.
Cán bộ Cục QLTT TP Đà Nẵng kiểm tra một cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử trên địa bàn TP.

Trong những năm gần đây, việc hút thuốc lá điện tử trên cả nước nói chung, tại TP Đà Nẵng nói riêng có chiều hướng gia tăng, nhất là trong đối tượng thanh thiếu niên. Ông Phạm Ngọc Sơn - Cục trưởng Cục QLTT TP Đà Nẵng, cho biết, nhằm góp phần tuyên truyền phổ biến thông tin về tác hại của việc hút thuốc lá điện tử, đặc biệt là công tác đấu tranh ngăn chặn buôn bán thuốc lá điện tử nhập lậu, các cấp chính quyền, cơ quan quản lý Nhà nước về y tế đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, quy định về chống tác hại từ việc hút thuốc lá điện tử.

Đơn cử, ngày 13-5-2024, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 47/CĐ-TTg về tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Trước đó, Bộ Y tế đã có văn bản số 5680/BYT-KCB về việc tăng cường thực hiện Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá, đẩy mạnh công tác cai nghiện thuốc lá tại các cơ sở y tế và phổ biến thông tin về tác hại của các sản phẩm thuốc lá mới (thuốc lá điện tử). Tại TP Đà Nẵng, UBND TP cũng đã có văn bản chỉ đạo về việc tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, nhất là đấu tranh chống buôn bán thuốc lá điện tử nhập lậu.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế và UBND TP Đà Nẵng, Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) TP Đà Nẵng đã xác định phòng, chống kinh doanh, buôn bán các sản phẩm thuốc lá điện tử là một trong những nhiệm vụ cấp thiết. Để kiểm soát, phòng, chống và ngăn chặn các hành vi vi phạm liên quan đến mặt hàng thuốc lá thế hệ mới này, trong thời gian qua, nhất là từ đầu năm đến nay, Cục QLTT TP Đà Nẵng đã tăng cường thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, đẩy mạnh công tác quản lý địa bàn, xây dựng mạng lưới thông tin cơ sở, theo dõi diễn biến tình hình kinh doanh thuốc lá điện tử trên địa bàn TP Đà Nẵng và trên các nền tảng thương mại điện tử; đồng thời xây dựng các kế hoạch, phương án, tổ chức kiểm tra đột xuất và xử lý các hành vi vi phạm trong kinh doanh thuốc lá điện tử.

Số thuốc lá điện tử nhập lậu bị Cục QLTT TP tịch thu để tiêu hủy.

Vào ngày 3-5-2024, qua kiểm tra đột xuất đối với cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử tại địa chỉ số 185 Trần Xuân Lê (phường Hòa Khê, Q.Thanh Khê) do ông Vũ Đức Phúc làm chủ cơ sở kinh doanh, Đội QLTT Số 2 thuộc Cục QLTT TP Đà Nẵng đã phát hiện tại cơ sở này kinh doanh 87 bộ sản phẩm thuốc lá điện tử (gồm có máy hút thuốc lá điện tử dùng một lần, tinh dầu sử dụng cho thuốc lá điện tử và thân máy hút thuốc lá điện tử) nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của lô hàng. Bên cạnh đó, ông Nguyễn Đức Phúc còn không xuất trình được giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với địa điểm kinh doanh tại địa chỉ số 185 Trần Xuân Lê. Trên cơ sở đó, Đội QLTT Số 2 đã lập biên bản vi phạm hành chính và trình Cục trưởng Cục QLTT TP ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Vũ Đức Phúc với số tiền phạt 22,5 triệu đồng, đồng thời tịch thu toàn bộ số thuốc lá điện tử vi phạm nói trên để xử lý theo quy định của pháp luật.

Đây chỉ là một trong nhiều vụ buôn bán thuốc lá điện tử nhập lậu trên địa bàn TP Đà Nẵng từ đầu năm đến nay bị Cục QLTT TP phát hiện và xử lý. Qua đó, Cục QLTT TP đã tiến hành xử phạt và thu tiền phạt nộp vào ngân sách Nhà nước hơn 50 triệu đồng; đồng thời tịch thu 170 bộ sản phẩm thuốc lá điện tử có tổng trị giá hơn 49 triệu đồng. Hầu hết các cửa hàng kinh doanh thuốc lá điện tử bị xử phạt về các hành vi vi phạm không đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định, thực hiện hành vi buôn bán thuốc lá điện tử nhập lậu và vi phạm về lĩnh vực thương mại điện tử khi sử dụng website thương mại điện tử để kinh doanh thuốc lá điện tử.

Bên cạnh công tác đấu tranh, xử lý các vi phạm về kinh doanh thuốc lá điện tử, Cục QLTT TP còn tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành, hội đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống tác hại của việc hút thuốc lá nói chung, thuốc lá điện tử nói riêng. "Từ những tác hại nêu trên, Cục QLTT TP khuyến cáo người dân, người tiêu dùng, đặc biệt là thanh thiếu niên không sử dụng, không lôi kéo, rủ rê người khác tham gia hút thuốc lá điện tử, chất gây nghiện; không vận chuyển, không mua bán, không tàng trữ thuốc lá điện tử nhập lậu… Không hút thuốc lá vì sức khỏe của bản thân và gia đình", Cục trưởng Phạm Ngọc Sơn khuyến cáo thêm.

PHÚ NAM

Gia tăng tình trạng thanh thiếu niên hút thuốc lá điện tử

Những năm gần đây, việc sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng (vape) trong thanh thiếu niên đang diễn ra khá phổ biến và có chiều hướng gia tăng. Đã có nhiều học sinh bị loạn thần, ảo giác hoặc suy hô hấp, thậm chí suýt tử vong sau khi hút thuốc lá điện tử. Thuốc lá điện tử đang cho thấy còn nguy hiểm hơn thuốc lá thông thường do có thể tự phối trộn

Phát hiện thuốc lá điện tử nhập lậu

Kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh tại địa chỉ số 185-Trần Xuân Lê (Q. Thanh Khê, Đà Nẵng) do ông Vũ Đức Phúc làm chủ, Đội QLTT số 2 (Cục QLTT TP Đà Nẵng) phát hiện tại đây kinh doanh 87 bộ sản phẩm gồm máy hút thuốc lá điện tử dùng một lần, tinh dầu sử dụng cho thuốc lá điện tử và thân máy hút thuốc lá điện tử không có hóa đơn

Tuyên truyền phòng chống tác hại thuốc lá điện tử và ma túy cho 800 giáo viên, học sinh

Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy (CSMT) Công an TP Đà Nẵng vừa phối hợp Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) tổ chức tuyên truyền cho hơn 800 cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường về tác hại của thuốc lá điện tử và ma túy trong học đường.

Cảnh báo hiểm họa từ chất ma túy mới “núp bóng” thực phẩm, đồ uống

Thời gian gần đây, trên địa bàn TP Đà Nẵng xuất hiện nhiều loại ma túy mới “núp bóng” dưới các dạng thực phẩm, đồ uống. Loại ma túy này do tội phạm “pha trộn”, “tẩm ướp”, đóng gói dưới dạng thực phẩm, đồ uống như cà-phê, bánh, nước ngọt với các mẫu mã bắt mắt.