Thái Lan đau đầu vì bạo lực ở miền Nam
Sau vụ đánh bom kép hôm 9-5 tại một cửa hàng lớn ở trung tâm thành phố Pattani, Quân đội Hoàng gia Thái Lan (RTA) tuyên bố, bạo lực ở miền Nam đã giảm 33% trong 6 tháng qua. Tuy nhiên, cuộc nổi dậy, hiện đã bước sang năm thứ 14, không có dấu hiệu kết thúc. Một thiết bị phát nổ hôm 19-6 khiến 6 binh sĩ thiệt mạng và 4 người khác bị thương, hoặc một quả bom phát nổ hôm 23-6 gây thương tích cho 12 binh sĩ và 2 dân thường, hoặc vụ tấn công vào một nhà hàng có 7 người Phật giáo hôm 15-7 đã gióng lên hồi chuông báo động cho Bangkok.
Trên thực tế, cuộc nổi dậy, vốn cướp đi mạng sống của gần 7.000 người, vẫn chưa phải là ưu tiên cần giải quyết của chính quyền quân sự.
Một vụ đánh bom xe ở tỉnh Narathiwat, miền Nam Thái Lan. Ảnh: Diplomat |
Xu hướng bạo lực
Bạo lực ở miền Nam Thái Lan đã giảm từ đỉnh điểm năm 2007 (836 người thiệt mạng). Năm 2016, con số này là 307, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 455 người trong 14 năm qua.
Bạo lực giảm, những cuộc tấn công bằng thiết bị phát nổ (IED) thành công đã tăng lên từ năm 2009. Từ năm 2009, trung bình xảy ra 15,4 vụ IED/tháng. Năm 2016, con số này đã tăng lên 17,1. Các vụ đánh bom cũng chuyển từ khu vực thành thị sang các vùng nông thôn. 40% số người thiệt mạng là lực lượng an ninh, 60 % là dân thường, với ít nhất 87 trẻ em đã bị giết và 554 người bị thương kể từ năm 2004.
Kể từ năm 2014, chính phủ tăng cường các trạm kiểm soát ở miền nam, gây trở ngại cho quân nổi dậy. Từ đó, phần lớn các vụ tấn công thường là dưới hình thức trả đũa các hành động của chính phủ. Năm nay, bạo lực đã giảm mạnh. Đến cuối tháng 6-2017, chỉ có 50 người thiệt mạng và 138 người bị thương. Trung bình chỉ có 8,3 người chết và 23 người bị thương/tháng. Năm 2016, con số tương ứng là 12,8 và 35,2. Nửa đầu năm 2017 chỉ có 42 cuộc tấn công IED thành công.
Điều gì khiến bạo lực giảm? Tiến trình hòa bình, và thay đổi lãnh đạo của Mặt trận Cách mạng Dân tộc (BRN), nhóm nổi dậy chính ở miền Nam Thái Lan. Sau cái chết của thủ lĩnh Masae vào tháng 5-2016 và Sapaeing Basoe vào năm 2017, BRN trải qua quá trình chuyển đổi đầu tiên kể từ khi thành lập nhóm. Ngày 17-1- 2017, BRN chọn thủ lĩnh: Abdullah Wan Mat Noor (Doonloh Wae-Mano), một cựu chỉ huy quân đội. Tên này có thể đang cân nhắc chiến lược mới để thúc đẩy các kế hoạch trung và dài hạn.
Tiến trình hòa bình
Chính phủ cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra khởi xướng tiến trình hòa bình với BRN vào tháng 2-2013, với việc tổ chức nhiều vòng đàm phán. Tuy nhiên, tướng Prayut Chan-o-cha (hiện là thủ tướng Thái Lan) đã chặn tất cả những nhượng bộ và cảnh báo, chính phủ sẵn sàng giải quyết những vấn đề cốt lõi của BRN.
Sau cuộc đảo chính năm 2014, chính quyền quân sự hứa sẽ chấm dứt bạo lực trong vòng một năm. Quân đội tuyên bố sẽ tổ chức các cuộc đàm phán mà không thực hiện bất kỳ nhượng bộ nào. Tháng 10-2015, BRN từ bỏ tiến trình hòa bình, với lý do không nhận được bất kỳ nhượng bộ nào, bao gồm các yêu cầu cơ bản như nghỉ ngơi, phóng thích tù nhân, hoặc cải cách ngôn ngữ. Đối với họ, "đàm phán hòa bình" có nghĩa là BRN phải hạ vũ khí và ngừng chiến đấu.
Trong một tuyên bố công khai vào tháng 4-2017, BRN bác bỏ "kế hoạch hòa bình" của quân đội, yêu cầu bất kỳ tiến trình hòa bình nào phải bao gồm sự tham gia của các bên thứ ba từ cộng đồng quốc tế "làm nhân chứng và quan sát viên". Hiện nay, BRN đang tìm cách vận động thực hiện kế hoạch để biến tỉnh Pattani ở miền Nam Thái Lan thành vùng lãnh thổ độc lập trong vòng 15 năm nữa.
Bạo lực leo thang
BRN có thể tiếp tục làm những gì nhóm này đang làm với mục tiêu mở các vụ tấn công bạo lực đủ để đạt được các mục tiêu ngắn hạn.
Nhóm sẽ sử dụng thường xuyên thực hiện các cuộc tấn công lớn để thu hút sự chú ý của truyền thông và nhắc nhở chính phủ Thái Lan về những tổn thất mà nhóm gây ra. BRN có thể leo thang bạo lực để buộc chính phủ ngồi vào bàn đàm phán hòa bình. Chính phủ Thái Lan đang tăng nguồn lực chống nhóm nổi dậy này. Ngân sách quân sự năm 2018 của Thái Lan là 6,5 tỷ USD, tăng 5,6% so với năm 2017. Mặc dù quân đội chi tiêu chỉ một phần nhỏ số tiền đó ở miền nam, nguồn lực của họ vẫn khá lớn.
Bất kể con đường mà BRN quyết định, miền Nam Thái Lan sẽ tiếp tục chứng kiến các vụ bạo lực trong tương lai gần. BRN có thể đang đánh giá lại vị trí của mình, nhưng chắc chắn nhóm không theo đuổi lựa chọn đầu hàng.
AN BÌNH (Theo Diplomat)